IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 14)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 14)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 14)

  • 155 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

ChatGPT là gì?
Xem đáp án
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chương trình kết hợp với AI để tương tác với con người, do Công ty OpenAI phát triển.

Câu 2:

Đoạn trích cho thấy hai khía cạnh nào của ChatGPT?

Xem đáp án
Đoạn trích cho thấy hai khía cạnh tích cực và tiêu cực (hoặc tác dụng và hạn chế) của ChatGPT.

Câu 4:

Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến sau của tác giả hay không? Vì sao?

Với khả năng tạo ra các đoạn văn, bài thơ, bài tiểu luận khá mạch lạc chỉ trong thời gian ngắn, xuất hiện những lo ngại về nguy cơ phụ thuộc của người học vào ChatGPT, dẫn đến hạn chế về tư duy phản biện cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề.

Xem đáp án

HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối của mình với ý kiến đã nêu.

Lập luận cần chặt chẽ, có sức thuyết phục.

– Nếu đồng tình, có thể lập luận theo hướng: Điều lo ngại của mọi người là đúng. Bởi khi người học không tự mình giải quyết vấn đề mà luôn tìm kiếm câu trả lời hoặc giải pháp từ ChatGTP, sử dụng luôn/ lạm dụng những kết quả mà ChatGTP cung cấp thì người học sẽ luôn bị phụ thuộc vào công cụ này, lười suy nghĩ, hạn chế về tư duy phản biện (phân biệt đúng / sai) cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề (tự mình giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong học tập).

– Nếu phản đối, có thể lập luận theo hướng: Không quá lo ngại về điều đó vì trên thực tế không phải câu trả lời nào của ChatGTP cũng đúng và hoàn hảo. Bài làm của HS sẽ được GV đánh giá.

Nếu GV chỉ ra được những sai sót hoặc không hợp lí trong các câu trả lời hoặc sản phẩm của HS (lấy từ ChatGTP) thì HS sẽ không thể cứ tiếp tục lạm dụng công cụ này.

Câu 5:

Từ đoạn trích, kết hợp với những trải nghiệm của bản thân, anh/ chị hãy nêu ra một giải pháp để sử dụng ChatGPT có hiệu quả. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng.

Xem đáp án

HS trả lời theo quan điểm riêng. Câu trả lời cần chặt chẽ, có sức thuyết phục. Độ dài câu trả lời theo số dòng quy định.

Tham khảo một trong những giải pháp sau:

– Tìm kiếm câu trả lời từ ChatGTP để tiết kiệm thời gian và có những dữ liệu bạn đầu. Nhưng sau đó cần kiểm chứng thông tin ấy từ các nguồn dẫn thông tin khác (như Google chẳng hạn) để quyết định xem có nên sử dụng thông tin lấy từ ChatGTP hay không.

– Hầu hết các câu trả lời của ChatGPT đều không dẫn nguồn, vì thế không sử dụng ChatGPT cho các quyết định quan trọng.

– Các thầy cô giáo cần hướng dẫn HS chỉ coi ChatGPT là công cụ, không nên lạm dụng nó. GV cần giáo dục ý thức, lòng tự trọng cho người học; đồng thời, thay đổi định dạng bài kiểm tra để loại bỏ các công cụ AI,...

Câu 6:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:



Lắng tai nghe đàn bầu

Ngân dài trong đêm thâu

Tiếng đàn như suối ngọt

Cứ đưa hồn lên cao.

 

Tiếng đàn bầu của ta

Lời đằm thắm thiết tha

Cung thanh là tiếng mẹ

Cung trầm như giọng cha

Đàn ngày xưa não ruột

Có người hát xẩm mù

Ôm đàn đi trong mưa...

Mưa hòa cùng nước mắt

 

Đưa hồn ta lên cao

Đàn bầu làm suối ngọt

Tình yêu quê dâng trào

Thay cho dòng nước mắt.

1956

(Lữ Giang, dẫn theo thivien.net)



[1] Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc thành bài hát Tiếng đàn bầu.

Xem đáp án

Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Dẫn dắt, nêu tên tác giả và bài thơ, cảm nhận khái quát về bài thơ.

b) Thân bài:

b.1. Giới thiệu chung về tác giả (nếu có thông tin) và tác phẩm (sáng tác năm 1956, sử dụng thể thơ năm chữ, các dòng chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, chủ yếu gieo vần chân, giàu tính nhạc, nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp, giọng điệu khi trầm ấm và tha thiết, gồm bốn khổ thơ, có sự lặp lại hai câu cuối của khổ 1 ở hai câu đầu của kh cuối, sử dụng nhiều phép tu từ,...).

b.2. Phân tích bài thơ

HS có thể phân tích bài thơ theo nhiều cách, song cần làm rõ hoàn cảnh nghe đàn, nảy sinh cảm hứng sáng tác của tác giả; đặc điểm của tiếng đàn bầu và những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua mỗi khổ thơ. Cần phân tích được các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc ở mỗi khổ thơ trong việc khắc họa hình tượng và thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả.

Gợi ý:

Về hoàn cảnh nảy sinh cảm hứng sáng tác: nghe thấy tiếng đàn trong đêm thâu.

Về đặc điểm của tiếng đàn: Tiếng đàn mát lành, trong trẻo và ngọt ngào như nước suối; gần gũi, trìu mến và thân thương như tiếng mẹ, tiếng cha; tiếng đàn là sự thể hiện tâm trạng của người đánh đàn – ngày xưa thì “não ruột”, đớn đau (dòng nước mắt); ngày nay thể hiện, gợi lên tình yêu quê hương tha thiết, làm tâm hồn của con người thăng hoa.

Về tình cảm, tư tưởng của tác giả: Yêu thích tiếng đàn bầu; có những cảm nhận tinh tế và liên tưởng phong phú về tiếng đàn; hiểu được giá trị của đàn bầu và coi đàn bầu như một loại nhạc cụ mang trong mình những giá trị và bản sắc văn hóa của dân tộc, thể hiện được tâm hồn của con người Việt Nam.

b.3. Đánh giá

– Bài thơ ngắn gọn, hàm súc; ngôn ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao độ.

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu đối với tiếng đàn bầu nói riêng, tình yêu quê hương đất nước nói chung của nhà thơ.

c) Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm về bài thơ hoặc về tiếng đàn bầu.


Bắt đầu thi ngay