Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 16)
-
120 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đối tượng mà người viết muốn hướng tới trong đoạn trích là ai?
Câu 2:
Câu 3:
Chỉ ra những câu văn thể hiện lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã đưa ra nhằm thuyết phục người đọc.
Những câu văn thể hiện lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đưa ra như:
– Lí lẽ: Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “tôi tin là tôi có thể”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta.
– Bằng chứng: Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới.; Tuy nhiên, vân có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công.Câu 4:
Phân tích tác dụng của những câu khẳng định được sử dụng ở phần mở đầu đoạn trích.
Câu 5:
Trong đoạn mở đầu có câu: Khi bạn tin rằng, “tôi có thể làm được” thì cách thức thực hiện sẽ xuất hiện. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm ấy của tác giả không? Vì sao?
Câu 6:
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích đặc điểm của thể loại hài kịch được thể hiện trong đoạn trích sau đây:
(Tóm tắt: “Lão hà tiện” (1668) là vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e (Molière nhà viết kịch vĩ đại người Pháp). Ác-pa-gông (Harpagon) là một tư sản giàu có nhờ cho vay nặng lãi nhưng tính tình vô cùng keo kiệt, bủn xỉn. Ông ta đã goá vợ, có hai con là Clê-ăng (Cleante) và E-li-do (Elise) nhưng không hề quan tâm đến con mà chỉ nghĩ đến tiền bạc. Ác-pa-gông mở tiệc thết đãi mọi người và mời Ma-ri-an (Marian), một cô gái trẻ (mà ông định cưới làm vợ) đến dự.)
Đoạn trích dưới đây kể về việc ông ta sai gia nhân chuẩn bị bữa tiệc ấy.
ÁC-PA-GÔNG: Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi người. Lại gần đây, bà Clốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Clốt cẩm cái chối). Được, bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là cẩn thận đừng cọ các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uy cho bà, lúc bữa ăn tối, quản giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đền bà rồi trừ vào tiền công.
BÁC GIẮC (nói riêng): Hình phạt thiết thực gớm!
ÁC-PA-GÔNG (vẫn nói với bà Clốt): Thôi, đi. Đến anh Branh-đa-voan (Brinda voine) và anh, La Me-cluy-sơ (La Merluche), tôi cắt cho các anh chức vụ lau rửa cốc và rót rượu, nhưng chỉ khi nào mọi người khát, chứ không phải theo thói của những thằng đầy tớ dớ dẩn, như muốn khiêu khích người ta, nhắc nhở người ta phải uống khi người ta không nghĩ đến chuyện uống. Hãy chờ khi người ta hò đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã.
BÁC GIẮC (nói riêng): Vâng, rượu nguyên không pha, bốc lên đầu.
LA ME-CLUY-SƠ: Thế chúng tôi có phải cởi áo ngoài không, thưa ông?
ÁC-PA-GÔNG: Có, nhưng khi nào thấy khách đến đã, và giữ gìn kĩ chớ làm hỏng y phục.
BRANH-ĐA-VOAN: Thưa ông, ông đã biết rõ, vạt trước áo vét dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng.
LA ME-CLUY-SƠ: Còn tôi, thưa ông, quần của tôi thì thủng đít và, nói lỗi phép, người ta nhìn thấy...
ÁC-PA-GÔNG (nói với La Me-cluy-sơ): Im! Liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được. (Ác-pa-gông đặt chiếc mũ trước áo của mình để chỉ cho Branh-đa-voan phải làm thế nào để che vết dầu). [...]
ÁC-PA-GÔNG: [...] Ô này, bác Giắc, lại gần đây. Tôi để bác lại người cuối cùng đấy.
BÁC GIẮC: Nhưng, thưa ông, ông muốn nói với anh đánh xe hay với anh đầu bếp, bởi vì tôi vừa là anh này vừa là anh kia.
ÁC-PA-GÔNG: Với cả hai.
BÁC GIẮC: Nhưng, trong hai người, ông nói với ai trước?
ÁC-PA-GÔNG: Với đầu bếp.
BÁC GIẮC: Vậy ông làm ơn chờ cho. (Bác bỏ mũ đánh xe và xuất hiện với bộ áo đầu bếp).
ÁC-PA-GÔNG: Nghi thức quỷ quái gì thế?
BÁC GIẮC: Ông cứ nói.
ÁC-PA-GÔNG: Bác Giắc, chả là tôi đã định thết cơm khách tối nay.
BÁC GIẶC (nói riêng): Một kì quan vĩ đại!
ÁC-PA-GÔNG: Bác cho biết, liệu có cho chúng ta ăn ngon được không?
BÁC GIẮC: Được, nếu ông cho nhiều tiền.
ÁC-PA-GÔNG: Quỷ thật! Lúc nào cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói: “Tiền, tiền, tiền!”. À! Chúng nó chỉ có tiếng “Tiền” nơi cửa miệng. Lúc nào cũng nói tiền! Tiền, đó là gươm gối đầu giường của chúng nó! [...]
ÁC-PA-GÔNG: Thôi, im. Bác cần những gì nào?
BÁC GIẮC: Đấy, có ông quản gia, ông ấy làm cơm ngon cho ông mà mất ít tiền.
ÁC-PA-GÔNG: Chao chao! Tôi muốn bác trả lời tôi.
BÁC GIẶC: Các ông có bao nhiêu người ăn?
ÁC-PA-GÔNG: Chúng tôi tám hoặc mười người; nhưng chỉ tính tám người. Khi đủ cho tám người ăn thì cũng rất đủ cho mười người. [...]
BÁC GIẮC: Vậy thì phải bốn bát nấu rõ đầy và năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm he, chim đa đa hầm bắp cải xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đầu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng nhồi thịt, ức bê non, dồi lợn và nấm xào.
ÁC-PA-GÔNG: Quái quỷ! Thế để thết cả một thành phố à?
BÁC GIẶC: Thịt quay đầy một xanh thật to, xếp cao thành hình kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà mái tơ béo, mười hai chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò,...
ÁC-PA-GÔNG (lấy tay bịt miệng bác Giắc): À! Thằng phản chủ! Mày ăn hết của của tao.
(Molière, Lão hà tiện – Hài kịch của Molière (Đỗ Đức Hiểu dịch),
NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978, tr. 115 – 123)
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Đặc điểm của thể loại hài kịch được thể hiện trong đoạn trích).
b) Thân bài:
b.1. Giới thiệu về thể loại hài kịch và những đặc điểm của hài kịch nói chung. (Hài kịch sử dụng tiếng cười nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời, để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống. Đặc điểm của hài kịch thể hiện ở các phương diện: tình huống, xung đột, hành động (nhân vật), ngôn ngữ,...).
b.2. Phân tích, chứng minh những đặc điểm cụ thể của hài kịch trong đoạn trích
– Tình huống khiến cho xung đột kịch xuất hiện:
+ Tình huống Ác-pa-gông chuẩn bị mở tiệc đãi khách đã bộc lộ bản chất hà tiện của ông ta,...
+ Xung đột của đoạn trích là mâu thuẫn, sự đối lập giữa nội dung với hình thức, giữa biểu hiện bên ngoài với bản chất bên trong của nhân vật Ác-pa-gông – một nhà tư sản giàu có nhưng vô cùng keo kiệt, bủn xỉn,...
– Nhân vật, ngôn ngữ kịch:
+ Nhân vật chính trong đoạn trích là Ác-pa-gông – một nhà tư sản giàu có mà keo kiệt. Ông ta nuôi nhiều người hầu trong nhà nhưng không quan tâm và trả công thỏa đáng cho họ: người thì áo cũ đã có vết dầu mà không được may áo mới, người thì mặc quần thủng đít, người thì phải làm cả hai công việc đầu bếp và đánh xe,...
+ Ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) cho thấy bản chất hà tiện đáng cười của Ác-pa-gông: dặn bà Clốt không cọ đồ gỗ mạnh quá vì sợ mòn, sai Branh-đa-voan và La Me-cluy-sơ pha rượu với nước lã để đãi khách, yêu cầu La Me-cluy-sơ có cái quần thủng đít hãy quay chỗ thủng vào tường,...
b.3. Bình luận: Đánh giá, bàn bạc mở rộng về đặc điểm của hài kịch trong đoạn trích
– Đề tài hà tiện của đoạn trích là một đề tài mang tính hài kịch.
– Nhân vật chính Ác-pa-gông mang tật xấu mà lại không biết là mình xấu, lại muốn tô vẽ thành đẹp, muốn khoác vào mình một bộ áo thật sang thì cái xấu càng trở nên lố bịch, càng trở thành đối tượng của tiếng cười.
– Mô-li-e dùng tiếng cười để chế giễu bộ mặt của giai cấp thống trị, bóc trần mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của giai cấp bóc lột (thông qua nhân vật chính Ác-pa-gông). Từ đó, người đọc có thể rút ra ý nghĩa nhân sinh sâu sắc,..
c) Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm của thể loại hài kịch ở đoạn trích trên.