Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 3)
-
158 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn sa pô trong văn bản trên cho biết nội dung gì?
Câu 2:
Hãy xác định 03 thông tin về gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2018 Đặng Xuân Trường trong văn bản trên.
Câu 3:
Những số liệu về Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hachi Việt Nam có ý nghĩa gì?
Câu 4:
Văn bản trên sử dụng ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật? Vì sao?
Văn bản trên sử dụng ngôn ngữ trang trọng vì:
– Phạm vi giao tiếp: phạm vi rộng, mang tính chất công cộng với nhiều nhân vật giao tiếp khác nhau (ở đây là các độc giả với những đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,...).
– Từ ngữ: bảo đảm chuẩn mực, mang tính toàn dân, tính chính thống và lịch sự (không có từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ hoặc từ địa phương hay tiếng lóng,...).
– Kiểu câu: được sử dụng cẩn thận, đầy đủ thành phần, chủ yếu là câu ghép (không có câu đặc biệt, câu cảm thán,...).Câu 5:
Từ tấm gương Đặng Xuân Trường, anh / chị suy nghĩ gì về thế hệ trẻ ngày nay?
Câu 6:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:
– Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Nguyễn Khoa Điềm, trích Mặt đường khát vọng,
in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Văn học,
Hà Nội, 1985, tr. 212 – 213)
– Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im.
Đất nước tôi
Từ thuở còn năm nôi
Sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Xin hát về Người, đất nước ơi!
Xin hát về Mẹ, Tổ quốc ơi!
Suốt đời lam lũ
Thương luỹ tre làng bãi dâu, bến nước
Yêu trọn tình đời, muối mặn gừng cay...
(Tạ Hữu Yên, Đất nước, in trong Tuyển tập Tạ Hữu Yên,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006)
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài:
– Giới thiệu hai đoạn thơ (thuộc bài thơ nào, ai là tác giả).
– Hai đoạn thơ có những điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật.
b) Thân bài:
b.1. Điểm giống của hai đoạn thơ là gì?
– Cả hai đoạn thơ đều là những nhận thức, tình cảm của các tác giả về đất nước.
Đất nước là những gì gần gũi, thân thương, nghĩa tình nhất, vừa lam lũ nhưng cũng vừa thiêng liêng.
– Những suy cảm về đất nước của hai nhà thơ đều được thể hiện qua hình thức thơ tự do để những cảm xúc dạt dào được tuôn chảy, để những cung bậc tình cảm về đất nước được thoải mái bộc lộ.
– Hai tác giả cũng có xu hướng sử dụng các chất liệu của đời sống văn hóa (phong tục, tập quán), văn học dân gian để thể hiện hình tượng đất nước.
b.2. Điểm khác của hai đoạn thơ là gì?
– Nếu đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nghiêng về việc lí giải cội nguồn của đất nước thì đoạn trích Đất Nước của Tạ Hữu Yên chủ yếu là cảm nghĩ về đất nước trong những năm tháng gian khổ.
– Trong khi hình tượng Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được khắc họa qua hình ảnh của các thế hệ những người trong gia đình (bà, mẹ, cha mẹ, con cái) thì Đất Nước của Tạ Hữu Yên chủ yếu gắn liền với hình ảnh mẹ.
c) Kết bài:
– Hai đoạn thơ đã có những điểm gặp nhau về hình tượng đất nước và cảm nghĩ của các nhà thơ về đất nước. Điều đó cho thấy đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào và bất tận với các nghệ sĩ.
– Hai đoạn thơ cũng cho thấy tính chất sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ về nội dung trữ tình và hình thức nghệ thuật.