Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 20)
-
7600 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg. Lấy 10,88 gam X tác dụng với clo dư thu được 28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
Trong 10,88 g X có x mol Cu; y mol Fe; z mol Mg
4,44 mol X có xt mol Cu; yt mol Fe; zt mol Mg
( cùng 1 loại hỗn hợp X nên tỉ lệ thành phần như nhau)
+ 10,88 g X : phản ứng với Clo tạo muối có số oxi hóa cao nhất
m muối – mKl = mCl- = 17,395g
Theo DLBT e có: 2x + 3y + 2z = nCl- = 0,49 mol (1)
mKl= 64x+ 56y + 24z = 10,88g (2)
+ 0,44mol X : tác dụng với axit HCl dư thì Fe chỉ tạo muối sắt 2
=> Theo DLBT e có: 2yt + 2zt =2nH2= 0,48 mol (3)
nX= xt+yt+zt = 0,44mol (4)
Giải hệ có: y=0,05mol => %mFe(X)=25,73%
=>B
Câu 2:
Trong số các dẫn xuất benzen có công thức phân tử C8H10O2 có bao nhiêu đồng phân X vừa phản ứng với NaOH, vừa thảo mãn điều kiện theo chuỗi sau:
X Y Polime?
Có ( + vòng) =(2.nC + 2 - nH)/2 = 4 => thành phần đính vào vòng sẽ không có liên kết bội, X có thể cộng với NaOH và tách nước nên X chứa nhóm OH đính vào vòng và đính vào gốc hidrocacbon gắn với vòng
=> X là HO-C6H5-CH2CH2OH ; HO-C6H5-CH(OH)CH3
(mỗi công thức trên nhóm OH đính vào vòng có 3 vị trí ortho,meta,para neen tổng cộng sẽ có 6 đồng
phân)
=>C
Câu 3:
Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?
Mục đích của việc làm này là Ta cần tạo ra 1 cặp điện cực mà Anot là kim loại hi sinh(bị oxi hóa) thay cho Fe nên kim loại đó phải có thế điện cực chuẩn âm hơn
=>A
Câu 4:
Kim loại nào thuộc cùng nhóm với sắt trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Chọn C
Câu 5:
Dãy gồm các chất đều tham gia phản ứng thủy phân là
Các ancol và monosaccarit đều không bị thủy phân
=>D
Câu 6:
Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là
Muối mono natri của axit glutamic dùng trong mì chính
=>C
Câu 7:
Hòa tan hết 4 gam oxit FexOy cần dùng 52,14 ml dung dịch HCl 10% ( d= 1,05 g/ml). Để khử hóa hoàn toàn 4 gam oxit này cần ít nhất V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
FexOy + 2y HCl → xFeCl2y/x + yH2O
FexOy + yCO → xFe +y CO2
Ta thấy nO(oxit) = nCO = ½ nHCl = 0,075 mol
VCO= 1,68 l
=>B
Câu 8:
Biết thành phần % khối lượng của P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối ngậm nước đó có số phân tử H2O là
%mP = 31/ ( 142 + 18n) = 8,659%
=> n=12
=>A
Câu 9:
Để mạ Ni lên một vật bằng thép người ta điện phân dung dịch NiSO4 với
Phương pháp dựa vào hiện tượng dương cực tan =>C
Câu 10:
Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được 2a gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
Giả thiết cả 2 lần dùng NaOH thì kết tủa đều tan 1 phần
=> Do n↓ (1)= 2 n↓ (2)
=> 4nAl3+ - nOH- (1) = 2(4nAl3+ - nOH- (2) )
=> nAl3+ = ¼ (2.nOH- (2) - nOH- (1) ) = 0,11 mol
=> m = m Al2(SO4)3 = 18,81g
=>C
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ VN2: VO2 = 4 : 1 thì giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất
Theo DLBT => nO(O2) = 2nCO2 + nH2O= 1,5 mol => nO2=0,75 mol
=> nN2(kk)= 4 nO2=3mol => nN2(amin)= 0,1 mol
Theo DLBTKL : m= 12 nCO2 + 2 nH2O + 14 nN2(amin) = 9,0 g gần nhất với gíá trị 10g
=>C
Câu 12:
Cho sơ đồ phản ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng): CH4 CH3COOH Z không làm mất màu nước brom. Kết luận không đúng về Z là:
X là CH3OH => Z là CH3COOCH3
=> Z không có khả năng tráng bạc.
=>B
Câu 13:
Phát biểu đúng là
-Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
Sai. Tạo ra andehit axetic
-Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.
Đúng
-Thủy phân benzyl clorua thu được phe nol.
Sai, thu được natri phenolat
-Có 4 đồng phân amin có vòng ben zen ứng với công thức C7H9N
Sai, có 5 đồng phân
=>B
Câu 14:
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOOH; 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOCH3 tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam Ag. Giá trị của m là
1 mol HCOOH tráng bạc tạo 2 mol Ag
1mol HCHO tráng bạc tạo 4 mol Ag
1 mol HCOOCH3 tráng bạc tạo 2 mol Ag
=> nAg= 2n HCOOH +4nHCHO + 2n HCOOCH3 = 0,12 mol
=> mAg = 12,96g
=>D
Câu 15:
Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên
Dựa vào tính chất : +Xellulozo không tan trong nước
+ Glucozo có pahnr ứng tráng bạc
+ tinh bột có tạo màu xanh với dd iod
=>A
Câu 16:
Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư , đun nóng, thu được m gam muôi . Giá trị của m là
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
0,1 mol 0,3 mol
m C17H35COONa = 91,8g
=>C
Câu 17:
Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam môt peptit X thu được 22,25 gam alanin va 56,25 gam glyxin . X là
Ta có nAla= 0,25 mol ; nGly= 0,75 mol
Ta thấy nAla : nGly = 1:3 . Dựa vào đáp án thấy chỉ có tối đa là pentapeptit
=> tỉ lệ tối giản nhất chính là tỉ lệ trong peptit => đây là tetrapeptit.
=>A
Câu 18:
Hòa tan 7,2 gam hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch Pb(NO3)2 thu được 15,15 gam kết tủa. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là:
Ta có kết tủa chính là PbSO4 => n PbSO4 = 0,05mol = ½ n NO3-= nSO42-
=> n NO3- = 0,1 mol
=> m muối thu được = mKL + m NO3-
= m muối sunfat + m NO3- - mSO42-
= 8,6g
=>B
Câu 19:
Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol ancol propan-1-ol trong hỗn hợp là:
Đặt nC2H4= xmol => nC3H6= 3x mol
+ hợp nước tạo ancol => n ancol = 4x= 2n H2= 0,04 mol
=> x= 0,01 mol; sau khi OXH ancol tạo : 0,01 mol CH3CHO
t mol C2H5CHO (0,015 – t) mol aceton
=> khi tráng bạc thì nAg = 2nCH3CHO + 2n C2H5CHO = 0,02 + 2t = 0,026 mol
=> t= 0,003 mol => %n n-C3H7OH= 7,5%
=>D
Câu 20:
Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, có phân tử khối là:
Chọn B
Câu 21:
Đun este X (C6H12O2) với dung dịch NaOH ta được 1 ancol Y không bị oxi hoá bởi CuO. X có tên là:
Ancol không bị oxi hóa bởi CuO là ancol bậc 3
Chỉ có este tert-butyl axetat tạo được ancol bậc 3
=>A
Câu 22:
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây ?
Lý thuyết về nước cứng SGK
=>A
Câu 23:
Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Giá trị của V là
n P2O5= 0,015 mol. Nếu phản ứng chỉ tạo ra 1 muối;
+ Na3PO4 => m muối= 4,92g
+ Na2HPO4 => m muối= 4,26g
+ NaH2PO4 => m muối= 3,6g
4,26<m muối< 4,92
=> taoh hỗn hợp muối Na3PO4 x mol ; Na2HPO4 y mol
=> nP = x +y = 2 n P2O5= 0,03 mol
m muối = 164x + 142y = 4,48g
=> x= 0,01 mol ; y= 0,02 mol
=> nNaOH= 3n Na3PO4 + 2n Na2HPO4 = 0,07 mol
=> VNaOH = 0,07 l
=>C
Câu 24:
Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NOb + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với các hệ số là các số nguyên tối giản thì tổng hệ số của H2O và HNO3 là
Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NaOb + H2O
Quá trình :
+ cho e: x (5a-2b) / 3Fe+8/3 3Fe+3 + 1e
+ nhận e : x1 / aN+5 + (5a-2b) aN+2b/a (5a-2b) Fe3O4 + (46a-18b)HNO3 (15a-6b) Fe(NO3)3 + NaOb + (23a-9b)H2O
=>D
Câu 25:
Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng?
-Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Sai. chuyển dịch theo chiều giảm số mol => chiều nghịch
-Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Đúng
-Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.
Sai
-Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Sai, chuyển dịch theo chiều thuận.
=>B
Câu 26:
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Lý thuyết Polime SGK
=>B
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm anđehit axetic, etyl axetat và an col propylic thu được 20,24 gam CO2 và 8,64 gam nước. Phần trăm khối lượng của ancol propylic trong X là
nCO2= 0,46 mol và nH2O = 0,48 mol
=> n ancol propylic= nH2O - nCO2 = 0,02 mol
Giả sử X có C2H4O và C4H8O2; 0,02 mol C3H7OH Coi 1 mol C4H8O2 là 2 mol C2H4O
=> hỗn hợp: x mol C2H4O ; 0,02 mol C3H7OH
Bảo toàn C => nC = 2x + 3. 0,02 = 0,46 => x=0,2 mol
=> mX= 10g => %m C3H7OH =12%
=>D
Câu 28:
Thủy phân hết một lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam tetrapeptit Ala Gly Ala Gly ; 10,85 gam tripeptit X Ala Gly Ala, 16,24 gam tripeptit Ala Gly Gly; 26,28 gam đipeptit Ala Gly; 8,9 gam Alaxin, còn lại là Gly Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly Gly và Glyxin trong hỗn hợp là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly Gly và glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
Do thủy phân pentapeptit được Ala-Gly- Ala-Gly và Ala-Gly-Gly
=> X là Ala-Gly- Ala-Gly-Gly.
Có : n Ala-Gly- Ala-Gly = 0,12mol n Ala-Gly-Gly =0,08mol
n Ala-Gly- Ala=0,05mol n Ala-Gly =0,18mol n Ala = 0,1 mol
n Gly = x mol n Gly-Gly= 10x mol => n Ala= 0,7mol ;
n Gly = (0,63 + 11x)mol
Mà trong X có n Ala : n Gly =2 : 3 => 0,7.3=(0,63 + 21x).2
=> x= 0,02mol => m Gly + m Gly-Gly = 27,9g =>A
Câu 29:
Cho 0,05 mol X ( chứa một loại nhóm chức) phản ứng vừa hết 0,15 mol NaOH thu được 0,05 mol an col và 12,3 gam muối của axit hữu cơ đơn chức. X có công thức cấu tạo là
Theo đề do nX = nancol = 1/3 nNaOH và X chứa 1 loại nhóm chức
=> X là trieste của tri ancol và mono axit
=> n muối = nNaOH = 0,15 mol
=> M muối =82 g => muối là CH3COONa
Vậy chỉ có (CH3COO)3C3H5 là phù hợp
=>B
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào một lượng dư nước vôi trong thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của V là
Do X gồm các chất có 1 pi và số C = số O nên
X + O2 => nCO2 = nH2O= nO(X)=nCaCO3=0,5 mol
Theo định luật baot toàn nguyên tố Oxi
=> nO2= ½ ( 2nCO2 + nH2O – nO(X) ) = 0,5 mol
VO2= 11,2 l
Chọn C
Câu 31:
Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 200 ml dung dịch chứa Na2SO4 0,2M và FeSO4 xM thu được 24,04 gam kết tủa. Giá trị của x là
Có nBa2+ = 0,08 mol ; nOH- = 0,16 mol
Dd chứa 0,04 mol Na+ ; (0,04 +0,2x) mol SO42- ; 0,2x mol Fe2+
Có thể xảy ra các phương trình sau:
+/ Ba2+ + SO42- → BaSO4
+/ Fe2+ + 2 OH- → Fe(OH)2
+ T/H 1: 0,2x< 0,04 mol => Ba2+ ; OH- dư
=> m kết tủa = 233.(0,4 +0,2x) + 90.0,2x= 24,04
=> x= 0,23 (L)
+ T/H 2 : 0,04 0,2x < 0,08 mol => SO42- dư ; OH- hết
=> m kết tủa = 233.0,8 + 90.0,2x = 24,04
=> x= 0,3 M (TM)
=>A
Câu 32:
Cho (a) mol bột nhôm vào dung dịch chứa (b) mol Fe3+, phản ứng hoàn toàn, nếu a< b < 3 a thì dung dịch X thu được chứa các ion là
Có các quả trình: + (1) Al + 3Fe3+ → Al 3+ + 3Fe2+
+ (2) Al + Fe2+ → Al 3+ + Fe
Do a< b < 3 a nên (1) xảy ra hoàn toàn, (2) xảy ra chưa hoàn toàn , Fe2+ dư
=>D
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn (m) gam một cacbohiđrat (X) cần 13,44 lít O2 (đktc) sau đó đem hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,75M và Ba(OH)2 1M thu được kết tủa có khối lượng là
CTTQ của X là Cn(H2O)m. Khi đốt cháy: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
=> nCO2 = nO2 = 0,6 mol
nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 0,75 mol
Do nCO2 < nOH- <2nCO2 => CO2 hòa tan 1 phần kết tủa
=> n kết tủa = nOH- - nCO2 = 0,15 mol m BaCO3 = 29,55g
=>D
Câu 34:
Dung dịch Y gồm Al3+; Fe2+; 0,05 mol Na+; 0,1 mol SO42−; 0,15 mol Cl−. Cho V lit dung dịch NaOH 1M, vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất thì giá trị V là
Theo DLBT điện tích 3 nAl3++2nFe2+ + nNa+ = 2nSO42- + nCl-
để thu được kết tủa lớn nhất thì NaOH phản ứng vừa đủ Tạo hidroxit và không hòa tan kết tủa => nOH- =
3 nAl3++2nFe2+ = 0,3 mol
VNaOH =0,3 l
=>D
Câu 35:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
Người ta vận dụng phản ứng trung hòa tạo muối để khử mùi tanh
=>D
Câu 36:
Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì
+Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì
bán kính nguyên tử giảm dần năng lượng ion hóa tăng dần.
tính khử tăng dần.độ âm điện giảm dần.
=>A
Câu 37:
Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
Dd có 0,5a mol CuSO4 và 0,5 mol NaCl.
Trong quá trình điện phân giả sử xảy ra :
+ Catot: Cu2+ → + 2e Cu
2H2O + 2e → 2OH- + H2
+ Anot: 2Cl- → Cl2 + 2e
ne trao đổi = 0,3 mol
=> nCl2= 0,15 mol ; nCu= 0,5a mol ; nH2= (0,3-a) mol
m giảm = m Cl2 + mCu + mH2
=> 17,15 = 71.0,15 + 64.0,5a + 2(0,3-a) => a=0,2 M
=>A
Câu 38:
Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là:
Chọn C
Câu 39:
Một peptit có công thức cấu tạo thu gọn là: CH3CH(NH2)CONHCH2CONH(CH3)CHCONH(C6H5)CHCONHCH2COOH Khi đun nóng peptit trên trong môi trường kiềm sao cho các liên kết peptit đều bị phá vỡ thì số sản phẩm hữu cơ thu được là
Thực chất pettit viết gọn lại là Ala-Gly-Ala-NH(C6H5)CHCO-Gly
=>A
Câu 40:
Thêm từ từ 70 ml dung dịch H2SO4 1,25M vào 100ml dung dịch Na2CO3 1M thu được dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
Thêm từ từ 70 ml dung dịch H2SO4 1,25M vào 100ml dung dịch Na2CO3 1M
+ 2Na2CO3 + H2SO4 → 2NaHCO3 + Na2SO4
+ NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
=> (Y) có nHCO3- = 0,025 mol và nSO42-= 0,0875 mol
. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y
=> m kết tủa = mBaSO4 + mBaCO3= 25,3125g
=>D
Câu 41:
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng Al khử Fe2O3 thành kim loại). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
Gọi nAl=x mol và nFe2O3 = y mol
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
Đầu(mol) y x
Do chất rắn sau +NaOH tạo khí nên dư Al
=> nH2=1,5nAl => 0,06= x-a mX= 160y + 27x = 21,67
m rắn không tan = mFe2O3 + mFe = 160(y – ½ a) + 56a=12,4
Giải hệ : x=0,21mol ; y=0,1mol ; a =0,15mol.
Tính hiệu suất theo Fe2O3 => %H= (0,075/0,1) .100%= 75%
=>D
Câu 42:
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là
Đáp án B
Câu 43:
Cho hỗn hợp X gồm metanol, etanol, glixerol. Đốt cháy hoàn toàn (m) gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam nước. Mặt khác 80 gam X hòa tan tối đa được 29,4 gam Cu(OH)2. Thành phần % khối lượng etanol trong hỗn hợp X là
+ với m g X có x mol CH3OH ; y mol C2H5OH ; z mol C3H5(OH)3:
nCO2 = 0,7mol và nH2O= 1mol
=> nhh= nH2O - nCO2 = x + y +z = 0,3 mol.(1)
nCO2 = x + 2y + 3z = 0,7 mol (2)
+ với 80 g X có xt mol CH3OH ; yt mol C2H5OH ; zt mol C3H5(OH)3
=> mX = 32xt + 46yt + 92zt = 80g (3)
Có n C3H5(OH)3 = 2n Cu(OH)2 = 0,6 mol= zt (4)
Từ 1,2,3,4 ta có x=0,05mol ; y=0,1mol ; z=0,15 mol ; t= 4
Tròn 80g X có n C2H5OH = 0,4mol
=> %m C2H5OH =23 %
=>C
Câu 44:
Hoà tan 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), sinh ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
Cho Fe vào HNO3 thì có quá trình:
+ Cho e : Fe Fe+3 + 3e
+ Nhận e: N+5 + 1e N+4
DLBt e có 3nFe= nNO2 = V/22,4 => V=0,09.22,4=2,016 l
=>C
Câu 45:
Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm về khối lượng của FexOy trong X là
Có nSO2 = 0,225 mol
Coi hỗn hợp gồm x mol Fe; y mol O ; z mol Cu.
Cho X vào H2SO4 thì có quá trình:
+ Cho e : Fe → Fe+3 + 3e
Cu → Cu2+ + 2e
+ Nhận e: S+6 + 2e → S+4
O + 2e → O-2
Theo DLBT e có: 3x + 2z = 2.0,0225 + 2y mX= 56x + 16y +64z=2,44
m muối = mFe2(SO4)3 + mCuSO4 = 200x + 160z= 6,6
Giải hệ ta được z= 0,01mol => mCu(X)= 0,64g => m(FexOy)=1,8g
=>%mFexOy= 73,77%
=>B
Câu 46:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Mối liên hệ giữa V, x và y là
Cho X + NaOH tạo dd Y tan => bazo dư
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Mol x x x
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Mol y 0,5y → 0,5y 1,5y
=> VH2 = 22,4(x + 1,5y)= 11,2(2x + 3y)
=>C
Câu 47:
Kem đánh răng chứa một lượng muối của flo, như CaF2 , SnF2 , có tác dụng bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là Ca5(PO4)3OH thành Ca5(PO4)3F. Điều này có ý ngĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì
Lớp Ca5(PO4)3F không bị môi trường axit trong khoang miệng sau khi ăn bào mòn
=>B