Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Đề thi cuối học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

  • 1147 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.


Câu 2:

Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

A, B, C – đúng vì phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Phép phân tích lực tuân theo quy tắc hình bình hành.

Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

D – sai vì đây là phép tổng hợp lực.


Câu 3:

Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như Hình 14.8. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở Hình 14.8a và Hình 14.8b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.

 Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Hình 14.8a: Độ lớn lực tác dụng: F1 = F2 = Md=120,4=30N

Hình 14.8b: Độ lớn lực tác dụng: F1=F2=Md=120,23=52N

Vậy, tác dụng ngẫu lực vào vị trí như ở Hình 14.8a để có lợi hơn về lực.


Câu 4:

Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.


Câu 5:

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F  của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức: (ảnh 1)

Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:

- Nếu 2 lực hợp với nhau góc α bất kì thì F=F12+F22+2F1F2cosα

- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều (α = 180o) thì Fmin=F1F2

- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều (α = 0o) thì Fmax=F1+F2

Vì 0o ≤ α ≤ 180o F1F2FF1+F2


Câu 6:

Quãng đường là một đại lượng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Quãng đường là một đại lượng vô hướng chỉ đặc trưng bởi độ lớn. Giá trị của quãng đường có thể bằng 0 hoặc luôn dương.


Câu 7:

Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Đổi đơn vị: 1 h 45 p = 1,75 h

Tốc độ trung bình của máy bay là: vtb=st=14001,75=800 (km/h)


Câu 8:

Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

 Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là C

 Media VietJack

Hai đầu của tấm ván tác dụng lên hai bờ mương là FA,FB. Ta có:

FAFB=GBGA=12;  FA+FB=150N

FA=50N  ;FB=100N


Câu 9:

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

 Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.

Đồ thị trên có độ dốc bằng không, vật đứng yên.


Câu 10:

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

 Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Trong khoảng thời gian từ O đến t1 đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.


Câu 11:

Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió hết 2,5 h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Gọi  v1 là vận tốc của máy bay khi không có gió.

v2 là vận tốc gió.

v là vận tốc tổng hợp của máy bay.

Vận tốc tổng hợp có độ lớn là: v=st=9002,5=360 km/h.

Vì máy bay và gió chuyển động cùng hướng, ta có sơ đồ vectơ sau:

Media VietJack

Vậy v = v1 + v2

Độ lớn vận tốc của gió là:  v2 = v – v1 = 360 – 300 = 60 km/h.


Câu 12:

Hai lực F1 và F2 song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Do 2 lực song song, cùng chiều nên: F1 + F2 = F  F2 = F – F1 = 24 – 18 = 6 N

Ta có: F1.d1= F2.d2F1.(dd2)=F2.d2

18(30d2)=6.d2d2=22,5 cm


Câu 13:

Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

 Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Chúng ta có thể biểu diễn tốc độ thay đổi vận tốc của một vật chuyển động bằng cách vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. Độ dốc của đồ thị này có giá trị bằng gia tốc của chuyển động.

Đồ thị trên có độ dốc âm, có nghĩa là gia tốc âm và đây là chuyển động chậm dần.


Câu 14:

Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Ở đoạn cuối, đoàn tàu chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.

Gia tốc của đoàn tàu là: a=v3v2Δt=0510=510=0,5 m/s2


Câu 16:

Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Đổi đơn vị: t=2 min =260 h

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 36 km/h.

Vận tốc cuối của đoàn tàu là v = 0 km/h.

Gia tốc của đoàn tàu trong khoảng thời gian hãm phanh là:

a=ΔvΔt=036260=1080 km/h2

Quãng đường đoàn tàu đi được là:

v2v02=2ass=v2v022.a=023622.(1080)=0,6 km


Câu 17:

Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 0 m/s.

Quãng đường vật trượt được trên đường dốc là:

s=v0t+12at2=0.2+12.5.22=10 m


Câu 18:

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.

A - Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

B - Một chiếc lá đang rơi thì chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

C - Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây treo thang máy nên không được coi là rơi tự do.

D - Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất thì lực cản của không khí là rất nhỏ so với trọng lực nên có thể coi như vật rơi tự do.


Câu 19:

Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Đổi đơn vị: 500 g = 0,5 kg

Gia tốc mà quả bóng thu được là: a=Fm=2500,5=500 m/s2


Câu 20:

Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Trong hệ đo lường SI, đơn vị cơ bản của chiều dài là m (mét).


Câu 22:

Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật được gọi là hai lực cân bằng.


Câu 23:

Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Lực ma sát trượt có giá trị: F = µ.N

µ là hệ số ma sát trượt, có giá trị không đổi với mỗi loại vật liệu.

N là lực ép.

Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g

Từ đó ta thấy rằng, lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt.


Câu 24:

Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật.


Câu 25:

Trong các cách biểu diễn hệ thức của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Định luật II Newton: Với một vật có khối lượng không đổi, gia tốc của nó tỉ lệ thuận với độ lớn và cùng hướng với hợp lực tác dụng lên vật.

Hay: a=FmF=ma


Câu 26:

Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Hai lực tạo nên cặp lực – phản lực theo định luật III Newton có các đặc điểm sau:

- Tác dụng lên 2 vật có tương tác (điểm đặt lực khác nhau)

- Cùng phương, ngược chiều

- Cùng độ lớn

- Xuất hiện và mất đi đồng thời.


Câu 27:

Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Khối lượng riêng là một thuộc tính của các chất, có thể đo được qua phép đo khối lượng và thể tích. Vì vậy, cần sử dụng cân và bình chia độ.

Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích của lượng nước đổ vào, sau đó thả quả cầu sắt vào (bi chìm hoàn toàn trong nước). Đo thể tích lượng nước dâng lên đó chính là thể tích của quả cầu sắt.

Dùng cân để đo khối lượng quả cầu sắt.

Sử dụng công thức ρ=mVđể tính.


Câu 28:

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Công thức tính áp suất p=FS. Trong đó:

F là độ lớn áp lực (N)

S là diện tích mặt bị ép (m2)

p là áp suất chất lỏng (Pa)


Câu 30:

Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.

Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là:

h=v0t+12gt2t=2hg=0,5 s


Câu 31:

Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.

Xem đáp án

Đổi đơn vị: 60 km/h = 503 m/s

Gia tốc của xe là: v2v02=2asa=v2v022s=0250322.5=2509 m/s2

Giá trị lực hãm phanh là: a=FmF=m.a=90.2509=2500 N

Vậy lực hãm phanh có độ lớn là 2500 N, dấu “ – ” thể hiện lực ngược chiều chuyển động, gây ra gia tốc ngược hướng với vận tốc.


Bắt đầu thi ngay