IMG-LOGO

Đề thi Học kì 2 Toán 9 chọn lọc, có đáp án (Đề 4)

  • 5034 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Hệ phương trình x-2y=53x+y=8 có nghiệm là:

Xem đáp án

Đáp án là C


Câu 4:

Bán kính hình tròn nội tiếp hình vuông cạnh 2 cm là:

Xem đáp án

Đáp án là B

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

Kẻ OH ⊥ AB. Do ABCD là hình vuông nên ∠OAH = 450

Xét tam giác OAH vuông tại H có: OH = OA. sin (OAH) = 2.sin 450 =2

Vậy bán kính đường tròn nội tiếp hình vuông bán kính 2cm là 2 cm


Câu 5:

Phần tự luận

Nội dung câu hỏi 1

giải phương trình và hệ phương trình sau:

a) x2 - 7x + 5 = 0

Xem đáp án

a) x2 - 7x + 5 = 0

Δ = 72 - 4.1.5 = 49 - 20 = 29 > 0

⇒ Phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

Vậy hệ phương trình đã cho có tập nghiệm


Câu 7:

Cho hai hàm số : y = x2 (P) và y = - x + 2 (d)

a) Vẽ 2 đồ thì hàm số trên cùng 1 hệ trục tọa độ

Xem đáp án

a) Xét hàm số: y = x2 (P)

Tập xác định R

Bảng giá trị

x- 2- 1012
y = x241012

Đồ thị hàm số y = x2 là đường parabol nằm phía trên trục hoành, nhận trục Oy làm trục đối xứng và điểm O(0;0) là đỉnh và là điểm thấp nhất.

Xét hàm số: y = - x + 2 (d)

Tập xác định R

Bảng giá trị

x02
y = - x + 220

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9


Câu 8:

Cho hai hàm số : y = x2 (P) và y = - x + 2 (d)

b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d)

Xem đáp án

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

x2 = -x + 2 ⇔ x2 + x - 2 = 0

⇒ Phương trình có nghiệm 1 và -2 ( phương trình dạng a + b + c = 0)

Với x = 1 ⇒ y = x2= 1

Với x = - 2 ⇒ y = x2 = 4

Vậy tọa độ giao điểm của (P) và (d) là (1; 1) và (-2; 4)


Câu 9:

Cho hai hàm số : y = x2 (P) và y = - x + 2 (d)

c) Viết phương trình đường thẳng d' song song với d và cắt (P) tại điểm có hoành độ -1.

Xem đáp án

c) Do d' // d nên phương trình của d' có dạng: y = -x + b (b ≠ 2)

Gọi A là giao điểm của d' và (P). A có hoành độ -1 ⇒ tung độ của A là 1

Do A (-1; 1) nên tọa độ của A thỏa mãn phương trình đường thẳng d'

⇒ 1 = -(-1) + b ⇒ b = 0

⇒ Phương trình đường thẳng d' là y = -x.


Câu 10:

Cho phương trình x2+ (m – 2)x – m + 1 =0

a) Tìm m để phương trình có 1 nghiệm x = 2. Tìm nghiệm còn lại

Xem đáp án

a) phương trình có 1 nghiệm x = 2 nên :

22 + (m-2).2 - m + 1 = 0

⇔ m = -1

Với m = -1, phương trình trở thành:x2 – 3x + 2 = 0

Theo hệ thức Vi-et ta có: x1 + x2 = 3

Giả sử x1 = 2 ⇒ x2 = 1

Vậy với m = - 1 thì phương trình có 1 nghiệm là 2 và nghiệm còn lại là 1.


Câu 11:

Cho phương trình x2+ (m – 2)x – m + 1 =0

b) Chứng minh rằng phương trình luôn có nghiệm với mọi m

Xem đáp án

b) Δ = m-22 -4.(-m + 1) = m2 - 4m + 4 + 4m - 4 = m2 ≥ 0 ∀ m

⇒ Phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m


Câu 12:

Cho phương trình x2 + (m – 2)x – m + 1 =0

c) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A =x12+x22-6x1x2

Xem đáp án

c) Theo hệ thức Vi- et ta có:

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

A = x12+x22-6x1x2 =x1+x22-8x1x2  

=2-m2 - 8(-m + 1) = m2- 4m + 4 + 8m - 8

m2 + 4m - 4 = m+22- 8

Ta có: (m + 2)2 ≥ 0 ∀ m

⇒ m+22- 8 ≥ -8 ∀ m ⇔ A ≥ -8 ∀ m

Dấu bằng xảy ra khi m+22 = 0 ⇔ m= -2

Vậy GTNN của A là -8, đạt được khi m = -2


Câu 13:

Cho (O;OA), dây BC vuông góc với OA tại K. Kẻ tiếp tuyến của (O) tại B và A, hai tiếp tuyến này cắt nhau tại H

a) Chứng minh tứ giác OBHA nội tiếp được đường tròn

Xem đáp án

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

a) Xét tứ giác OBHA có:

∠(OBH) =900 ( BH là tiếp tuyến của (O)

∠(OAH) =900(AH là tiếp tuyến của (O)

⇒ ∠(OBH) + ∠(OAH) = 1800

⇒ Tứ giác OBHA là tứ giác nội tiếp


Câu 14:

Cho (O;OA), dây BC vuông góc với OA tại K. Kẻ tiếp tuyến của (O) tại B và A, hai tiếp tuyến này cắt nhau tại H

b) Lấy trên O điểm M (M khác phía với A so với dây BC, dây BM lớn hơn dây MC). Tia MA và BH cắt nhau tại N. chứng minh ∠(NMC) = ∠(BAH)

Xem đáp án

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

b) Ta có: Một phần đường kính OA vuông góc dây BC

⇒ AB = AC ⇒ sđ cung AB = sđ cung AC

⇒ ∠(BAH) = ∠(ABC) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung chắn 2 cung bằng nhau)

Tứ giác ABMC nội tiếp (O)

⇒ ∠(NMC) = ∠(ABC) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung AC)

Do đó: ∠(NMC) = ∠(BAH)


Câu 15:

Cho (O;OA), dây BC vuông góc với OA tại K. Kẻ tiếp tuyến của (O) tại B và A, hai tiếp tuyến này cắt nhau tại H

c) Tia MC và BA cắt nhau tại D. Chứng minh tứ giác MBND nội tiếp được đường tròn.

Xem đáp án

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

c) 2 tiếp tuyến HA và HB cắt nhau tại H

⇒ ΔHAB cân tại H ⇒ ∠(BAH) = ∠(HBA)

Theo ý b) ∠(NMC) = ∠(BAH)

⇒ ∠(NMC) = ∠(HBA)

Xét tứ giác MBND có: ∠(NMC) = ∠(HBA)

⇒ 2 đỉnh M và B cùng nhìn cạnh ND dưới 1 góc bằng nhau

⇒ MBND là tứ giác nội tiếp.c) 2 tiếp tuyến HA và HB cắt nhau tại H

⇒ ΔHAB cân tại H ⇒ ∠(BAH) = ∠(HBA)

Theo ý b) ∠(NMC) = ∠(BAH)

⇒ ∠(NMC) = ∠(HBA)

Xét tứ giác MBND có: ∠(NMC) = ∠(HBA)

⇒ 2 đỉnh M và B cùng nhìn cạnh ND dưới 1 góc bằng nhau

⇒ MBND là tứ giác nội tiếp.


Câu 16:

Cho (O;OA), dây BC vuông góc với OA tại K. Kẻ tiếp tuyến của (O) tại B và A, hai tiếp tuyến này cắt nhau tại H

d) Chứng minh OA ⊥ ND

Xem đáp án

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

d) Xét tứ giác MBND nội tiếp có:

∠(BDN) = ∠(BMN) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung BN)

Xét tứ giác ABMC nội tiếp (O) có:

∠(ABC) = ∠(BMN) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung bằng nhau )

⇒ ∠(BDN) = ∠(ABC)

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong

⇒ ND // BC

Mà BC ⊥ OA ⇒ ND ⊥ OA


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương