Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Vật lý Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

  • 70 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội năng của một vật
Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Nội năng của một vật là tổng động năng (phụ thuộc vào nhiệt độ) và thế năng phân tử (phụ thuộc vào thể tích) cấu tạo nên vật.


Câu 2:

Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C


Câu 3:

Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng của vật không phải do thực hiện công?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Nung đồng trong lò là quá trình truyền nhiệt.


Câu 4:

Đặt thanh gỗ A đứng yên, cọ xát thanh gỗ B lên thanh gỗ A thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Khi cọ xát hai thanh gỗ, hai thanh gỗ nhận công của lực ma sát, làm nội năng của hai thanh gỗ tăng, dẫn đến nhiệt độ của chúng tăng.


Câu 6:

Một khối khí xác định nhận nhiệt và thực hiện công thì nội năng của nó sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Chưa đủ căn cứ để kết luận vì Q > 0 và A < 0 nên DU = A + Q chưa xác định được dấu.


Câu 7:

Hệ thức DU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

A > 0: khối khí nhận công

Q < 0: khối khí truyền nhiệt.


Câu 8:

Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình khối khí được làm lạnh và giữ nguyên thể tích?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Vì khối khí giữ nguyên thể tích nên công A = 0 (lúc này DU = Q) và khối khí được làm lạnh (khối khí toả nhiệt ra bên ngoài) nên Q < 0.


Câu 9:

Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi nội năng của miếng đồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Đưa vật lên cao sẽ làm thay đổi cơ năng nhưng không làm thay đổi nội năng của vật.


Câu 10:

Truyền cho khối khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J, khối khí nở ra và sinh một công 70 J đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khối khí là

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

A < 0: khối khí thực hiện công

Q > 0: khối khí nhận nhiệt lượng.

DU = A + Q = -70 + 100 = 30 J.


Câu 11:

Nội năng của khối khí tăng 15 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 35 J. Khi đó, khối khí đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Nội năng khối khí tăng ΔU > 0; khí nhận nhiệt lượng: Q > 0

A = DU – Q = 15 – 35 = -20 J < 0 nên khối khí thực hiện công.


Câu 13:

Nêu các cách làm thay đổi nội năng của một vật. Cho ví dụ minh họa.

Xem đáp án

Có hai cách làm thay đổi nội năng của một vật là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ về thực hiện công: Cọ xát đồng xu lên mặt bàn.

Ví dụ về truyền nhiệt: Hơ nóng đồng xu trên ngọn lửa.


Câu 14:

So sánh sự giống và khác nhau của hai cách làm thay đổi nội năng của vật.

Xem đáp án

Giống nhau: Đều làm thay đổi nội năng của vật.

Khác nhau:

Thực hiện công

Truyền nhiệt

Là hình thức làm thay đổi nội năng của vật thông qua tác dụng lực lên vật, làm cho vật đó dịch chuyển.

Là hình thức làm thay đổi nội năng của vật khi cho vật tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ chênh lệch với vật đó.


Câu 17:

Tại sao khi rót nước sôi vào phích (bình thuỷ) và đậy chặt nút phích lại nhưng sau một khoảng thời gian dài (khoảng 12 giờ) thì nhiệt độ của nước trong phích vẫn bị giảm xuống một chút?

Xem đáp án

Phích được đậy chặt nên không thể thực hiện công ra bên ngoài (A = 0). Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, giữa hai lớp thuỷ tinh được hút không khí, tạo chân không để cách nhiệt. Trong thực tế, vẫn còn một lượng rất nhỏ không khí ở giữa hai lớp thuỷ tinh nên nó vẫn truyền nhiệt chậm ra bên ngoài (Q < 0) làm nội năng của nước sôi bị giảm, dẫn đến nhiệt độ giảm.


Câu 18:

Giải thích tại sao sử dụng nồi áp suất để nấu thì sẽ làm thực phẩm nhanh chín và nóng hơn so với dùng nồi thông thường.

Xem đáp án

Nồi áp suất có nắp vung nồi được đậy rất kín với nồi, giúp hạn chế việc thất thoát do truyền nhiệt lượng ra môi trường ngoài nên thời gian nấu sẽ ngắn hơn.

Vì được đậy rất kín, nên nồi áp suất khí nhận nhiệt lượng từ bếp thì nhiệt lượng này không thể sinh công, gần như chuyển toàn bộ nhiệt lượng nhận được này thành nội năng của hệ làm tăng nhiệt độ nhanh hơn. So với nồi thông thường, hơi nước bốc lên dãn ra sinh công lên nắp vung hoặc lớp không khí bên trên, nên nội năng tăng ít hơn, dẫn đến nhiệt độ tăng chậm hơn.

Mặt khác, áp suất hơi nước trong nồi áp suất cao hơn so với nồi thông thường làm nhiệt độ trong nồi cũng cao hơn và kết quả thực phẩm sẽ nóng hơn.


Câu 20:

Một người pha chế một mẫu trà sữa bằng cách trộn các mẫu chất lỏng với nhau: nước trà đen (mẫu A), nước đường nâu (mẫu B) và sữa tươi (mẫu C). Các mẫu chất lỏng này chỉ trao đổi nhiệt lẫn nhau mà không gây ra các phản ứng hoá học. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt độ trước khi trộn của mẫu A, mẫu B và mẫu C lần lượt là 12 °C, 19 °C và 28 °C. Biết rằng:

– Khi trộn mẫu A với mẫu B với nhau thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 16 °C.

– Khi trộn mẫu B với mẫu C với nhau thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 23 °C.

a) Tìm nhiệt độ cân bằng của hệ khi trộn mẫu A với mẫu C.

b) Tìm nhiệt độ cân bằng khi trộn cả ba mẫu.

c) Nếu người này pha thêm một mẫu nước trà đen nữa vào hỗn hợp ba mẫu ở câu b thì nhiệt độ cân bằng của hệ lúc này là bao nhiêu?

Xem đáp án

a) Ta có:

mAcA16-12=mBcB19-164mAcA=3mBcB                              (1)

mBcB23-29=mCcC28-235mCcC=4mBcB                              (2)

Từ (1) và (2), ta được: 16mAcA=15mCcC (3)

Gọi t1 là nhiệt độ cân bằng khi trộn mẫu A với mẫu C, ta có:

mAcAt1-12=mCcC28-t1 (4)

Thay (3) vào (4), ta tính được: t1=20,26°C.

b) Gọi t2 là nhiệt độ cân bằng khi trộn cả ba mẫu với nhau, ta có:

mAcAt2-12+mBcBt2-19=mCcC28-t2

Ta tính được: t2=19,76°C

c) Tương tự, gọi t3 là nhiệt độ cân bằng của hệ lúc này, ta có:

2mAcAt3-12+mBcBt3-19=mCcC28-t3

Ta tính được: t3=18°C


Câu 22:

Đặt 1,5 kg nước ở 20 °C vào tủ lạnh thì sau 70 phút, lượng nước này chuyển thành băng (nước đá) ở −15 °C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt dung riêng của băng lần lượt là 0,34 MJ/kg và 2,1 kJ/kg.K; nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.K. Tính công suất làm lạnh của tủ lạnh.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần cung cấp để đưa 1,5 kg nước ở 20 °C xuống 0 °C:

Q1 = mcnDt1 =1,5.4 200.(20 - 0) = 126 000 J

Nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển 1,5 kg nước ở 0 °C trở thành băng ở 0 °C:

Q2 = mλ = 1,5.0,34.106 = 510 000 J

Nhiệt lượng cần cung cấp để đưa 1,5 kg băng từ 0 °C xuống −15 °C:

Q3 = mcbDt2 = 1,5.2 100.(15 - 0) = 47 250J

Công suất làm lạnh của tủ lạnh:

P=Q1+Q2+Q3t=126000+510000+4725070.60162,8W

Câu 24:

Một viên đạn có khối lượng m = 45 g bay theo phương ngang với tốc độ v0 = 100 m/s xuyên qua một quả dưa có khối lượng M = 2,5 kg đang nằm yên trên sàn ngang nhẵn. Tốc độ của viên đạn và của quả dưa ngay sau khi viên đạn xuyên qua lần lượt là v = 80 m/s và V = 20 cm/s. Tính độ tăng nội năng của viên đạn và quả dưa.

Xem đáp án

Công mà hệ (viên đạn và quả dưa) thực hiện có độ lớn:

A=Wd=12mv2+12MV2-12v02

Do hệ thực hiện công nên: A=-12mv2+12MV2-12mvo2=12mvo2-12mv2-12MV2

Do không có sự truyền nhiệt nên độ tăng nội năng của hệ:

U=A=12mv02-12mv2-12MV2=12·0,045·1002-12·0,045·802-12·0,5·0,22=80,95 J


Bắt đầu thi ngay