IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Vật lý Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

  • 121 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng cao.


Câu 2:

Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng nhỏ.


Câu 3:

Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là B


Câu 4:

Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về thể tích (do khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên chất thay đổi); khối lượng riêng (do thể tích thay đổi); trật tự của các nguyên tử (ở các thể khác nhau).


Câu 5:

Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau:

Nội dung

Đúng

Sai

a) Một chất ở thể rắn có các phân tử được sắp xếp trật tự hơn khi ở thể lỏng.

 

 

b) Các phân tử chất rắn kết tinh không có chuyển động hỗn loạn.

 

 

c) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.

 

 

d) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể rắn.

 

 

e) Một vật rắn có thể tự nóng chảy mà không cần được cung cấp năng lượng.

 

 

g) Một chất lỏng có thể tự bay hơi ở nhiệt độ trong phòng mà không cần cung cấp năng lượng.

 

 

Xem đáp án

Nội dung

Đúng

Sai

a) Một chất ở thể rắn có các phân tử được sắp xếp trật tự hơn khi ở thể lỏng.

x

 

b) Các phân tử chất rắn kết tinh không có chuyển động hỗn loạn.

x

 

c) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.

 

x

d) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể rắn.

 

x

e) Một vật rắn có thể tự nóng chảy mà không cần được cung cấp năng lượng.

 

x

g) Một chất lỏng có thể tự bay hơi ở nhiệt độ trong phòng mà không cần cung cấp năng lượng.

x

 


Câu 6:

Lực liên kết giữa các phân tử
Xem đáp án

Đáp án đúng là D


Câu 7:

Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Kích thước phân tử không thay đổi khi chuyển thể.


Câu 8:

Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe (như yếm xe, tấm ốp) bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt vỡ để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mĩ của chỗ hàn.

1. Tại sao các chỗ đã nứt vỡ lại gắn được với nhau bằng cách như trên.

2. Phương pháp hàn nhiệt như trên có hàn thể dùng để hàn cho các vật liệu khác như kim loại hay không? Tại sao?

Xem đáp án

1. Việc đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa ở chỗ nứt gãy nóng chảy và hoà dính lại với nhau khi nguội đi. Các chỗ nứt gãy vì thế mà gắn lại được với nhau.

2. Phương pháp hàn nhiệt như vậy cũng có thể dùng được với các dụng cụ hàn có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại (hàn điện, hàn khí).

Một số trường hợp người ta có thể đưa thêm một kim loại khác có độ nóng chảy thấp vào chỗ cần hàn và tạo ra một mối hàn là hợp kim.


Câu 9:

Người ta tích trữ oxygen (O2) trong các bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn. Các bình oxygen này có thể được sử dụng trong y tế hoặc trong công nghiệp. 6 m3 oxygen ở điều kiện bình thường được nén dưới áp suất lớn để đưa vào trong một bình kín có dung tích chỉ 40 lít.

1. Giải thích tại sao oxygen trong bình lại ở thể lỏng?

2. Khi mở van để oxygen thoát ra để sử dụng thì chúng ta không phát hiện oxygen ở thể lỏng nữa mà chỉ thấy khí oxygen thoát ra. Sự hoá hơi đã xảy ra ở đâu?

Xem đáp án

1. Khí oxygen được nén với áp suất cao sẽ có khoảng cách giữa các nguyên tử giảm xuống, do đó oxygen không còn ở thể khí mà chuyển về thể lỏng.

2. Khi các phân tử oxygen lỏng thoát ra ngoài qua van sẽ gặp môi trường có áp suất bình thường, nhiệt độ sôi của oxygen rất thấp (– 183 °C) nên nó lập tức hoá hơi tại chỗ van mở và trong ống dẫn khí từ van mở ra ngoài.


Câu 12:

Thép là hợp kim gồm có kim loại chính là Fe, C chiếm từ 0,02% đến 2,14%, ngoài ra còn bổ sung một số kim loại khác nữa tuỳ thuộc từng loại thép. Gang cũng là một hợp kim gồm chủ yếu Fe và C trong đó kim loại chính là Fe, C chiếm hơn 2,14%. Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi kim loại. Để chế tạo gang, người đó bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm (là thân cây lúa đã phơi khô).

1. Kim loại làm nồi nấu có đặc điểm gì mà không bị hoà tan với thép nóng chảy?

2. Hãy giải thích cách pha trộn các nguyên tố để chế tạo gang của người thợ.

Xem đáp án

1. Kim loại làm nồi nấu gang, thép phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn đáng kể nhiệt độ nóng chảy của gang (1 150 °C – 1200 °C) và của thép (≈ 1 535 °C).

2. Khi bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm, một số nguyên tố (H2, O2, N,...) sẽ hoá hơi ở nhiệt độ cao, còn lại chủ yếu là carbon và một số nguyên tố kim loại sẽ nóng chảy ở nhiệt độ của thép nóng chảy. Lúc này hàm lượng carbon trong nồi đã tăng lên và chúng trở thành gang.


Bắt đầu thi ngay