Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản(1965-1968)(Có đáp án)
Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản(1965-1968)(Có đáp án)
-
837 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án A
Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965).
Câu 2:
Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là
Đáp án C
Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là sự kiện Vịnh Bắc Bộ - được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu khu trục của Hải quân Mĩ. Trên thực tế hai sự kiện này đều không có thật và chỉ là cái cớ để gây chiến với miền Bắc Việt Nam
Câu 3:
Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
Đáp án D
Con đường vận tải chiến lược Bắc- Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam
Câu 4:
Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam?
Đáp án B
Sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân, Mĩ đã buộc phải xuống thang chiến tranh. Ngày 1-11-1968, Mĩ chính thức tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
Câu 5:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?
Đáp án D
Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), Mĩ âm mưu:
- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước.
Thời kì này Mĩ chưa có ý định sẽ đàm phán ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968) không có mục địch tạo ra ưu thế về quân sự.
Câu 6:
Ý nào sau đây không phải là âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?
Đáp án A
Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất với âm mưu:
- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước.
=> Loại trừ đáp án: A
Câu 7:
Nhiệm vụ mới đặt ra cho miền Bắc trong thời kì 1965 – 1968 là gì?
Đáp án A
Từ đầu năm 1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Do đó nhiệm vụ mới của miền Bắc trong thời kì 1965 – 1968 là chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa
Câu 8:
Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?
Đáp án D
Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa để tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam
Câu 9:
Chân lý đấu tranh của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là
Đáp án B
Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 10:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Đáp án D
Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.
Câu 11:
Di tích lịch sử nào của tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)?
Đáp án B
Di tích lịch sử ở tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là ngã ba Đồng Lộc. Đồng Lộc là một yết hầu giao thông quan trọng trên con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam nên Mĩ tập trung hỏa lực bắn phá, rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây, trong đó tiêu biểu là 10 cô gái thành niên xung phong thuộc tiểu đội 4 tổng đội 55
Câu 12:
Một trong ý nghĩa thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ là:
Đáp án A
- Đáp án B loại vì Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh diễn ra từ năm 1969 - 1973 còn chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất diễn ra từ 1965 - 1968.
- Đáp án C loại vì miền Bắc vẫn luôn là hậu phương lớn của miền Nam.
- Đáp án D loại vì sau Hiệp định Pari, Mĩ mới rút quân về nước.
- Đáp án A đúng vì cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ của quân dân miền Bắc đã góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
Câu 13:
Thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) góp phần buộc Mĩ
Đáp án B
- Đáp án A loại vì sau Hiệp định Pari năm 1973 thì Mĩ mới rút quân về nước.
- Đáp án B đúng vì thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) góp phần buộc Mĩ chấp nhận đến đàm phán tại Pari.
- Đáp án C loại vì sau trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 thì Mĩ mới chấp nhận kí Hiệp định Pari.
- Đáp án D loại vì sau giai đoạn 1965 - 1968, quân và dân ta vẫn phải tiếp tục chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh tiếp theo của Mĩ.