IMG-LOGO

Xác định đồng phân từ phản ứng tráng bạc

  • 13257 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Số đồng phân mạch hở của C3H4O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

k = (2 × 3 + 2 - 4) ÷ 2 = 2. Tráng bạc phải có nhóm chức -CHO.

các đồng phân thỏa mãn là: CH3-C(=O)-CHO, HCOOCH=CH2, CH2(CHO)2


Câu 3:

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2 thu được các sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Để tất cả các sản phẩm đều tráng gương thì este phải có dạng HCOOCH=C(R1)R2

Vậy nên chỉ có duy nhất 1 este thỏa mãn là HCOOCH=CH–CH3 Chọn C.

Chú ý: Nếu không có cụm "cấu tạo" thì chú ý có cả đồng phân hình học.


Câu 6:

Thuỷ phân este X(C5H10O2) trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phân tích: este X là este no nên để thủy phân cho sản phẩm tráng gương chỉ có thể có dạng HCOOR.

Khi đó, thủy phân trong môi trường axit cho axit fomic HCOOH tráng gương.

X là C5 nên R là gốc hidrocacbon C4. Luôn nhớ rằng, từ C4 là có đồng phân mạch cácbon.

Từ đó, ta viết được 4 đồng phân như sau:

HCOO-C-C-C-C(1);HCOO-C(C)-C-C(2);HCOO-C-C(C)-C(3) và  HCOO-C-(CH3)3(4)


Câu 7:

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C6H10O2, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để tất cả các sản phẩm đều tráng gương thì este phải có dạng HCOOCH=C(R1)R2

Este thỏa mãn là: HCOO–CH=CH–CH2CH2CH3 || HCOO–CH=CH–CH(CH3)CH3

Và HCOO–CH=C(CH3)CH2CH3 Có 3 đồng phân thỏa mãn


Câu 8:

Bốn este có công thức phân tử: C3H4O2, C3H6O2, C4H6O2, C4H8O2. Công thức phân tử ứng với 2 este khi bị thuỷ phân cho ra hai chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Gọi công thức este R1COOR2

Để thu được 2 sản phẩm cùng có khả năng tráng gương thì axit phải là HCOOH và R2 phải có nối đôi C=C ngay cạnh nhóm COO

Các CTCT có thể có của các este trên:

C3H4O2:HCOOCH=CH2NaOHHCOONa+CH3CHO

C3H6O2:Do chỉ có  nên không thỏa mãn

C4H6O2:HCOOCH=CH-CH3NaOHHCOONa+C2H5CHO

C4H8O2 chỉ có  nên không thỏa mãn


Câu 9:

Cho 5,16 gam một este đơn chức mạch hở X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong  NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Biết MX < 150. Số đồng phân cấu tạo của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nếu X dạng HCOOCH=CH-R thì cứ 1X phản ứng thủy phân tạo 1HCOOH + 1RCH2CHO khi tác dụng AgNO3 dư tạo 4Ag

||→ từ 0,12 mol Ag → có 0,03 mol HCOOCh=CHR ||→ MX = 172 > 150 → loại TH này.

||→ X dạng HCOOR (với kiểu HCOOR thủy phân cho ROH không tráng bạc) hoặc X dạng RCOOCH=CHR'.

||→ 2 dạng này của X đều tác dụng tạo Ag với tỉ lệ 1 : 2 ||→ nX = 0,06 mol → MX = 86 C4H6O2.

các đồng phân thỏa mãn gồm: HCOOCH2CH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2 và CH3COOCH=CH2.


Câu 10:

Cho 2,58 gam một este đơn mạch hở X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 6,48 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giả sử chỉ có 1 trong 2 sản phẩm của este có khả năng tráng gương.

nEste = nAg ÷ 2 = 0,03 (mol) MEste = 86 CTPT của este là C4H6O2.

Để có 1 trong 2 sản phẩm este phải có dạng: HCOOR' hoặc RCOOCH=C(R1)R2 (Với R ≠ H)

● Ứng với cấu tạo có dạng HCOOR' ta có:

HCOO–CH2–CH=CH2 || HCOO–C(CH3)=CH2.

● Ứng với cấu tạo có dạng RCOOCH=C(R1)R2 (Với R ≠ H) ta có:

CH3COO–CH=CH2

Có tất cả 3 đồng phân thỏa mãn Chọn B.

Chú ý: Chưa xét tới tình huống cả 2 sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng gương (HCOOC10H7).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương