Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Giáo dục công dân Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết

Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết

Pháp luật và đời sống (bài 1)

  • 10578 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Pháp luật là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước


Câu 2:

Pháp luật do tổ chức nào xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vậy đáp án là: Nhà nước


Câu 3:

Tính phổ biến của pháp luật là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.


Câu 4:

Nhằm tạo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vì Hiến pháp là luật cơ bản của Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất nên mọi văn bản khác phải có nội dung phù hợp, không được trái với Hiến pháp.


Câu 5:

Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12 (trang 5) Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước


Câu 6:

Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội


Câu 7:

Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật.


Câu 8:

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.


Câu 9:

Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa có bản chất giai cấp vừa có bản chất xã hội.


Câu 10:

Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Pháp luật có ba đặc trưng cơ bản là: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Vậy đáp án của câu hỏi này là tính quy phạm phổ biến


Câu 11:

Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.


Câu 12:

Không có pháp luật, xã hội sẽ

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.


Câu 13:

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: Nhà nước và công dân.


Câu 14:

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam pháp luật do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Câu 15:

Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


Câu 16:

Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện: pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.


Câu 17:

Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: Nhà nước và Công dân. Từ góc độ Nhà nước, Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội, cơ sở cho việc hoạt động của bộ máy Nhà nước.


Câu 18:

Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.


Câu 19:

Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vậy đáp án là: Nhà nước.


Câu 20:

Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” vừa là luật nhưng cũng thể hiện mối quan hệ với đạo đức.


Câu 21:

Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.


Câu 22:

Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.


Câu 23:

Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của con người trong mọi hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.


Câu 24:

Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp được cho phép làm (được làm), có nghĩa vụ làm những việc mà pháp luật quy định phải làm, và không làm những việc mà pháp luật không cho làm.


Câu 25:

Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trước hết, pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bên cạnh đó một trong những đặc trưng quan trọng của pháp luật là mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Ngoài ra, pháp luật còn có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.


Câu 26:

Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về nghĩa vụ, lương tâm. Cả pháp luật và đạo đức đều là hệ thống quy tắc xử sự.


Câu 27:

Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD 12 trang 5: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, được hiểu: pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi. Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.


Câu 28:

Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Như vậy, trong các văn bản được nêu, chỉ có Luật Bảo vệ môi trường là văn bản quy phạm pháp luật.


Câu 29:

Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, tính quy phạm phổ biến của pháp luật chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.


Câu 30:

Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.


Bắt đầu thi ngay