IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 17)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 17)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 17)

  • 127 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra hiệu quả của phép tu từ so sánh trong hai dòng thơ

Những mùa quả lặn rồi lại mọc 

Như mặt trời, khi như mặt trăng. 

Xem đáp án

Hiệu quả của phép tu từ so sánh:  

- Hình ảnh những người con với bao ước mơ, hi vọng của mẹ. 

- Vừa cụ thể sinh động vừa có ý nghĩa khái quát sâu sắc. 

Câu 3:

Hai dòng thơ cuối thể hiện tâm trạng, cảm xúc nào của tác giả?

Xem đáp án

Tâm trạng, cảm xúc của tác giả qua hai dòng thơ:  

- Sự lo lắng, giật mình khi nhận ra ta chưa thực sự trưởng thành khi mẹ đã già.

- Sự thức tỉnh. 

Câu 4:

Bài thơ gợi cho em suy nghĩ nào về người mẹ? Giải thích rõ suy nghĩ đó.

Xem đáp án

Học sinh trình bày theo suy nghĩ của bản thân, có lí giải phù hợp.

- Mẹ luôn đặt tất cả tình yêu, niềm hi vọng vào những người con. 

- Chúng ta lớn lên, trưởng thành từ vòng tay và tình yêu của mẹ. 

- Phải luôn yêu thương, hiếu thảo với mẹ 

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trưởng thành

Xem đáp án

Viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của sự trưởng thành.

* Yêu cầu hình thức: 

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự trưởng thành. 

2. Bàn luận:

- Trưởng thành là lớn lên về thể xác và tâm hồn, là sự thành công trong cuộc sống.

- Có trưởng thành chúng ta mới trở thành người con có hiếu, có ích cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. 

- Cách để mỗi người trưởng thành: học tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức,...

- Phê phán những người không trưởng thành. 

3. Tổng kết vấn đề. 

Câu 6:

Câu 2 (5.0 điểm)

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. 

[...] Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. 

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12 tập 2, tr4-6, NXB Giáo Dục, 2017) 

Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Xem đáp án

Phân tích đoạn trích trong Vợ chồng A Phủ. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm.

* Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.

- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của tác giả cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

- Khái quát vấn đề: Phân tích được cuộc sống làm dâu gạt nợ của Mị ở nhà thống lí Pá Tra và giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích: 

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm khi Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ và quãng đời tối tăm, cực nhục của cô. 

* Sự xuất hiện của Mị: 

- Ai ở xa về thường thấy cô gái ngồi quay sợi gai → Cô gái quay sợi gai xuất hiện nhiều lần gần như thường xuyên. 

- Nhà thống lí Pá Tra là một nhà giàu, con gái nhà thống lí làm gì biết khổ, biết buồn nhưng cô gái xuất hiện lại rất buồn, rất khổ. Những phép liệt kê đã thể hiện cái khổ của cô gái. Từ những công việc cần sự khéo kéo đến những công việc cần sức khỏe. 

→ Cô gái bị bóc lột sức lao động. Dù là gì cô gái cũng chỉ có một khuôn mặt – cúi mặt buồn rười rượi. Khuôn mặt thể hiện bao nhiêu ưu phiền chất chứa qua năm tháng. → Tại sao cô gái con nhà giàu lại phải khổ? Cô gái đó là con dâu nhà thống lí. Vậy lấy nhà giàu ở Hồng Ngài có hạnh phúc hay không? 

=> Nhà văn gây ra sự đối lập gây tò mò về cuộc đời của nhân vật. Nhà văn sử dụng cách viết ngược chu trình thời gian gây sự chú ý, tò mò.

* Cuộc sống làm dâu gạt nợ tối tăm, cực nhục của Mị 

- Con dâu gạt nợ: Vừa là con dâu, vừa là con nợ. Là con dâu thường sẽ có quyền và nghĩa vụ. Con dâu là người có vị trí, tiếng nói, nghĩa vụ gắn với gia đình nhà chồng. Trong khi đó, con nợ phải phục tùng chủ nợ nhưng chỉ cần trả nợ xong đời sẽ được tự do. Thế nhưng Mị lại là con dâu gạt nợ nên cô vừa không có tiếng nói, không có vị trí, bị trà đạp mãi mãi không được tự do → Từ một cô gái tự do trở thành kiếp nô lệ đời đời.  

- Phản ứng của nhân vật Mị:  

+ Những ngày đầu: Đêm nào cũng khóc. Khóc vì mất tự do, nhớ nhà, bị bóc lột, bị đánh đập tàn tệ dã man. Cô phải sống với một người bản thân không hề yêu mà còn hận thù. Mị đã tìm đến lá ngón – một thứ lá kịch độc để giải thoát kiếp nô lệ nhưng muốn chết cũng không chết được. Khi Mị chào cha để chết nhưng sau lời nói của cha, Mị hiểu rằng mình chết sẽ liên lụy đến cha. Vì thế cô đã ném nắm lá ngón và quay trở lại bậc cửa nhà giàu.  

+ Sau khi làm dâu một thời gian: Sống lâu trong cái khổ, Mị đã quen cái khổ rồi. Cô lầm lũi như con rùa trong xó cửa. Sống lầm lũi như một cái bóng vô hồn. Mị bây giờ giống như một cỗ máy lao động ngày càng ít nói. 

=> Thông qua đây, nhà văn đã nói lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. 

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm: 

- Tố cáo bọn chúa đất phong kiến tàn ác đã hủy diệt khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. 

- Bênh vực quyền sống của con người. 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Bắt đầu thi ngay