IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 20)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 20)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 20)

  • 150 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra những từ ngữ thể hiện tâm trạng của tác giả trước sự hi sinh của những người lính trong đoạn trích.

Xem đáp án
Những từ ngữ thể hiện tâm trạng của tác giả trước sự hi sinh của những người lính trong đoạn trích: nhói đau, nghẹn lời, thương nhớ/cồn cào thương nhớ.

Câu 3:

Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

Đêm Noel ấy, Chúa ở đâu?

Để Lưu Xá nhuốm màu khói lửa

Những chị, những anh không còn nữa

Đại đội 915 còn lại bao người?

Xem đáp án

- Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Đêm Noel ấy, Chúa ở đâu? và Đại đội 915 còn lại bao người?

- Tác dụng:

+ Hai câu hỏi tu từ được đặt ở đầu và cuối đoạn thơ đã khắc hoạ một cách sâu sắc, cảm động nỗi niềm trăn trở, phẫn uất, xót xa của tác giả trước sự hi sinh của những người chiến sĩ trong đại đội 915.

+ Làm cho đoạn thơ có giọng điệu suy tư, tăng tính gợi mở, hấp dẫn và khả năng lay động cảm xúc của người đọc.

Câu 4:

Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho 60 người lính của Đại đội 915 đã hi sinh qua những dòng thơ:

Trước bia ghi danh, em bỗng nghẹn lời.

Gửi vào trang thơ cồn cào thương nhớ

Dưới lớp đất kia là 60 ngôi sao nhỏ

Lấp lánh đêm đêm canh giấc ngủ cho đời ...

Xem đáp án

Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho 60 người lính của Đại đội 915 đã hi sinh qua đoạn thơ:

HS đưa ra được những nhận xét đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể tham khảo gợi ý sau:

- Tình cảm của tác giả dành cho 60 người lính đã hi sinh qua đoạn thơ: Đó là nỗi nghẹn ngào đau đớn, là nỗi xót xa không thể nói thành lời khi đứng trước bia ghi danh 60 người lính đã hi sinh; là nỗi thương nhớ mãnh liệt, khắc khoải khôn nguôi; là niềm tin vào sự bất tử của những người lính, giống như những ngôi sao nhỏ đêm đêm chiếu sáng sự hi sinh của họ là để đem đến tự do, hạnh phúc, đảm bảo sự an bình cho thế hệ sau.

- Nhận xét: Đây là những tình cảm chân thành, sâu sắc xuất phát từ sự yêu thương, kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc mà tác giả dành cho những người lính đã hi sinh, đồng thời cũng ngầm nhắn gửi mỗi chúng ta cần phải biết tri ân, trân trọng những sự cống hiến, hi sinh cao đẹp đó.

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều bản thân cần làm để xứng đáng với sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ.

Xem đáp án

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để xứng đáng với sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ.

* Yêu cầu hình thức: 

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

- Mỗi chúng ta hiện nay được sống trong nền hòa bình, được là những công dân tự do trên một đất nước độc lập, tự chủ một phần lớn là nhờ thành quả từ sự chiến đấu và hi sinh của bao thế hệ anh hùng, liệt sĩ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những suy nghĩ, hành động đúng đắn, tích cực để xứng đáng với những công lao to lớn đó.

- Những điều bản thân cần làm để xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ:

+ Nhận thức đúng đắn và biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những sự hi sinh to lớn của cha ông,.

+ Có những hành động thiết thực để trở thành những công dân tốt, sống có ý nghĩa, góp phần giữ gìn, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc: hưởng ứng những hoạt động đền ơn đáp nghĩa; rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước; phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc…

- Phê phán những người sống vô tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Bài học, liên hệ bản thân.

Câu 6:

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong Tuyên ngôn độc lập, Chú tịch Hồ Chí Minh viết:

Hỡi đồng bào cả nước.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ải, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.39)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích.

Xem đáp án

Phân tích đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập; từ đó, nhận xét về tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích.

* Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

2. Phân tích đoạn trích

- Câu mở đầu Hỡi đồng bào cả nước: thu hút sự tập trung, chú ý, đồng thời thể hiện thái độ gần gũi, trìu mến mà Bác dành cho quốc dân đồng bào.

- Mở đầu bản tuyên ngôn, để nêu cơ sở pháp lí cho lời tuyên bố độc lập, Bác đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Đây là sự lựa chọn chính xác, khôn khéo và sáng tạo, hàm chứa những mục đích, ý nghĩa sâu sắc:

+ Thể hiện sự tôn trọng những thành quả Cách mạng của nhân loại nói chung và các quốc gia Pháp, Mỹ nói riêng. Điều này khiến cho lập luận của Bác có cơ sở bắt nguồn từ những chân lí đã được nhân loại công nhận.

+ Là cách dùng lập luận, lời tuyên bố của chính kẻ thù để cảnh cáo, răn đe và ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng.

+ Ngầm khẳng định vị thế ngang bằng của ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba quốc gia (vừa chứa đựng ý nghĩa chính trị vừa thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc).

- Sau mỗi phần trích dẫn các bản tuyên ngôn, Bác luôn có sự bình luận, mở rộng sáng tạo, xác đáng và giàu ý nghĩa:

+ Sau khi trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Bác đã suy rộng ra để từ quyền của mỗi cá nhân nâng lên thành quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là một sự suy luận có đóng góp quan trọng cho tư tưởng giải phóng dân tộc, có ý nghĩa thôi thúc, động viên với tất cả các nước thuộc địa trên thế giới để vươn lên đấu tranh giải phóng mình, lôi kéo được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế.

+ Sau khi trích bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Bác đã chốt lại bằng lời khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Câu chốt ấy vừa khẳng định tính đúng đắn của chân lí về quyền tự do, bình đẳng, ngầm cảnh báo với kẻ thù xâm lược rằng chúng không thể phủ nhận những lí lẽ, chân lí mà toàn thế giới đã công nhận, vừa là tiền đề cho sự lập luận ở phần sau, khi bác phơi bày tội ác của thực dân Pháp.

- Sau khi đưa ra các lí lẽ, Bác đã chỉ ra hành động thực tế của Pháp đã làm trên đất nước ta: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Hai câu văn mở ra nội dung hoàn toàn tương phản với những chân lí không thể chối cãi được đã được khẳng định ở trên, từ đó, vạch trần bộ mặt bịp bợm, xảo trá của thực dân Pháp và khẳng định tính chất phi nghĩa trong hành động của chúng, khẳng định hành động thực tế của chúng đã đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp mà cha ông chúng tạo nên.

- Nghệ thuật:

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo, kiên quyết; ngôn ngữ giản dị, chính xác, rõ ràng, giọng điệu hùng hồn, đầy cảm xúc,...

3. Nhận xét

Tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích: niềm tin và sự khẳng định quyền độc lập, tự chủ chính đáng của đất nước; ý thức tự hào và tự tôn dân tộc; tố cáo, lên án bộ mắt xảo trá và những tội ác của kẻ thù…

4. Đánh giá

Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn rất súc tích, ngắn gọn nhưng qua đây chúng ta đã thấy được một nhân cách lớn và một trí tuệ lớn. Đoạn trích đã thể hiện tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc cũng như nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bắt đầu thi ngay