Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 7)
-
142 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thực hiện phép lai P: Aa × aa thu được F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Viết phép lai.
Cách giải:
Aa × aa → F1: 1Aa:1aa → 2 KG.
Chọn C.
Câu 2:
Nuôi cấy hạt phấn từ một cây có kiểu gen AabbDd sau đó lưỡng bội hóa có thể tạo được cây có kiểu gen nào sau đây?
Phương pháp:
Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa tạo ra các dòng thuần.
Cách giải:
Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa tạo ra các dòng thuần → Loại A, D.
Loại ý C vì cơ thể ban đầu có kiểu gen AabbDd, không tạo ra hạt phấn có alen B được.
Chọn B.
Câu 3:
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
Cách giải:
Tần số alen A =0,7 → kiểu gen AA = 0,72 =0,49.
Chọn D.
Câu 4:
Có thể dùng phương pháp nào dưới đây để tạo giống mới ở thực vật?
Phương pháp:
Để tạo ra giống mới cần có sự biến đổi về hệ gen.
Cách giải:
Công nghệ gen có thể tạo ra giống mới bằng cách:
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó
+ Biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen
+ Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen
Các phương pháp còn lại không tạo ra giống mới.
Chọn A.
Câu 5:
Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính
Phương pháp:
Cách giải:
Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
Chọn D.
Câu 6:
Trong một hệ sinh thái dưới nước, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
Phương pháp:
Cấu trúc HST:
+ Sinh vật sản xuất: Thực vật, VSV tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, SV ăn mùn bã.
Cách giải:
Trong một hệ sinh thái dưới nước, thực vật thủy sinh. là sinh vật sản xuất.
Chọn D.
Câu 7:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử AB?
Phương pháp:
Để tạo giao tử AB thì cơ thể P phải có cả alen A và B.
Cách giải:
Cơ thể AaBB có thể giảm phân tạo giao tử AB.
Chọn C.
Câu 8:
Khi nói về bằng chứng tiến hóa, ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử?
Phương pháp:
Cách giải:
A: bằng chứng sinh học phân tử.
B: bằng chứng giải phẫu so sánh.
C: bằng chứng tế bào
D: bằng chứng hóa thạch.
Chọn A.
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen trong quần thể, chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen.
Chọn B.
Câu 10:
Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là cơ sở của các biện pháp đó?
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ.
II. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm.
IV. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản.
Phương pháp:
Phương trình tổng quát của hô hấp:C6H12O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6H2O+ATP + nhiệt.
Cách giải:
Dựa vào phương trình tổng quát của hô hấp ta thấy hô hấp làm:
+ Tiêu hao chất hữu cơ
+ Tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản
+ Tăng CO2 giảm O2.
Chọn A.
Câu 11:
Sinh vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
Phương pháp:
Phân loại hệ tuần hoàn (HTH)
HTH hở: Thân mềm, chân khớp
HTH kín:
+ HTH đơn: Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, cá
+ HTH kép: Lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Cách giải:
Ốc sên là loài có hệ tuần hoàn hở, các loài còn lại có hệ tuần hoàn kín.
Chọn D.
Câu 12:
Trong tế bào, phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
Phương pháp:
Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit dùng mARN làm khuôn.
Axit amin được vận chuyển tới ribosome nhờ tARN.
Cách giải:
mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
Chọn A.
Câu 13:
Kiểu phân bố cá thể của quần thể xảy ra khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể là
Phương pháp:
Phân bố theo nhóm: Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù…).
Phân bố đồng đều: Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.
Phân bố ngẫu nhiên: Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
Cách giải:
Phân bố đồng đều: Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Chọn C.
Câu 14:
Trong quá trình tiến hóa, sự hình thành các tế bào sơ khai (protobiont) trên Trái Đất diễn ra ở giai đoạn
Phương pháp:
Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học: Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hoá sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay.
Cách giải:
Trong quá trình tiến hóa, sự hình thành các tế bào sơ khai (protobiont) trên Trái Đất diễn ra ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
Chọn D.
Câu 15:
Hai con hươu đực tranh giành con hươu cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Phương pháp:
Các mối quan hệ trong quần thể:
+ Hỗ trợ: Chống lại kẻ thù, săn mồi, liền rễ ở thực vật,...
+ Cạnh tranh: Nguồn thức ăn, bạn tình, chỗ ở, ánh sáng,...
Cách giải:
Hai con hươu đực tranh giành con hươu cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Chọn C.
Câu 16:
Ổ sinh thái của một loài thể hiện
Phương pháp:
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian
- Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài.
Cách giải:
Ổ sinh thái của một loài thể hiện: Cách sinh sống của loài đó.
Chọn B.
Câu 17:
Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa đột ngột biến đổi thành 0,9AA : 0,1Aa, biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.13
Cách giải:
Thành phần kiểu gen bị thay đổi đột ngột và mạnh mẽ → đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A: nếu chọn lọc tự nhiên loại bỏ kiểu hình lặn (aa) thì quần thể còn 0,2AA: 0,4Aa ↔ 1/3AA:2/3Aa (khác với đề cho)
C: Đột biến làm thay đổi tần số alen rất chậm.
D: Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Chọn B.
Câu 18:
Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây?
Phương pháp:
Điều hòa pH nội môi: Duy trì ổn định từ 7,35 - 7,45 là nhờ các hệ đệm, phổi và thận.
Điều hòa áp suất thẩm thấu:
+ Thận: Nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
+ Gan: nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu.
Cách giải:
Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò duy trì cân bằng độ pH của máu.
Chọn D.
Câu 19:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
II. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
III. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
IV. Các tia sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbôhiđrat, tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin và prôtêin.
Phương pháp:
Cường độ ánh sáng (I là cường độ)
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó: Iquang hợp = Ihô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó Iquang hợp đạt cực đại.
Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày và theo độ sâu của nước.
Cách giải:
I sai, các tia sáng có bước sóng khác nhau nên tác động tới quang hợp khác nhau.
VD: Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
II sai.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
III sai, Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ giảm.
IV đúng.
Vậy có 3 phát biểu sai.
Chọn A.
Câu 20:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội. IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
Phương pháp:
Có 2 dạng đột biến NST:
+ Đột biến cấu trúc NST: Đảo đoạn, lặp đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn.
+ Đột biến số lượng NST: Đột biến đa bội, đột biến lệch bội.
Lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
2n – 1: Thể một
2n + 1: Thể ba
3n : Thể tam bội
4n: Thể tứ bội
Đột biến đa bội
Tự đa bội: Tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài: 3n, 4n, 5n,...
Dị đa bội: Tăng số bộ đơn bội của 2 loài khác nhau.
VD: 2nA+ 2nB
Cách giải:
Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến: III, IV.
Chọn C.
Câu 21:
Một con tắc kè có khả năng biến đổi màu sắc da như sau: Trên lá cây: da có màu xanh của lá; Trên đá: da có màu hoa của rêu đá; Trên thân cây: da có màu hoa nâu. Tập hợp các kiểu hình của con tắc kè nói trên được gọi là
Phương pháp:
Mức phản ứng: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen trong các môi trường khác nhau.
Mềm dẻo kiểu hình: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau (thường biến)
Thể đột biến là các cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
Biến dị tổ hợp là kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố, mẹ.
Cách giải:
Tập hợp các kiểu hình của con tắc kè nói trên được gọi là: Mức phản ứng.
Chọn B.
Câu 22:
Một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài, các gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, số kiểu gen quy định kiểu hình cây thân thấp, quả tròn là
Phương pháp:
Dựa vào quy ước gen để tìm các kiểu gen quy định cây thân thấp, quả tròn.
Cách giải:
Thân thấp, quả tròn có 2 kiểu gen: aaBB và aaBb.
Chọn C.
Câu 23:
Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ab được tạo ra là
Phương pháp:
Một cơ thể có kiểu gen giảm phân:
+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết: AB, ab.
+ Có HVG với tần số f tạo 4 loại giao tử:
GT liên kết: GT hoán vị:
Cách giải:
Cơ thể có kiểu gen giảm phân có f = 20% → giao tử
Chọn B.
Câu 24:
Cây tầm gửi sống bám vào các cây cổ thụ để hút chất dinh dưỡng. Mối quan hệ giữa cây tầm gửi và cây cổ thụ thuộc về quan hệ
Phương pháp:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
Cây tầm gửi sống bám vào các cây cổ thụ để hút chất dinh dưỡng. Mối quan hệ giữa cây tầm gửi và cây cổ thụ thuộc về quan hệ: Kí sinh.
Chọn A.
Câu 25:
Lai tế bào xôma của loài 1 có kiểu gen Aabb với tế bào xôma của loài 2 có kiểu gen mmnn, có thể thu được tế bào lai có kiểu gen
Phương pháp:
Lai sinh dưỡng tạo ra tế bào lai mang bộ NST của 2 tế bào đem lai.
Cách giải:
Tế bào 1 (Aabb) × tế bào 2 (mmnn) → tế bào lai: Aabbmmnn.
Chọn C.
Câu 26:
Phương pháp:
Viết sơ đồ lai.
Cách giải:
Chọn A.
Câu 27:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Quá trình nhân đôi ADN:
- Nguyên tắc:
+ Bổ sung: A=T; G≡X
+ Bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ
Chiều tổng hợp mạch mới: 5’ → 3’.
- Quá trình nhân đôi cần nhiều loại enzim, trong đó enzim ADN polimeraza không có khả năng tháo xoắn ADN mẹ.
Cách giải:
Phát biểu sai về quá trình nhân đôi ADN là B, enzyme ADN polymerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
Chọn B.
Câu 28:
Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
Phương pháp:
2n – 1: Thể một
2n + 1: Thể ba
3n : Thể tam bội
4n: Thể tứ bội
Cách giải:
Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là thể ba (2n +1).
Chọn D.
Câu 29:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, biết rằng các gen quy định các tính trạng phân li độc lập. Theo lí thuyết có bao nhiêu phép lai cho đời con chỉ có một loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ?
Phương pháp:
Xét các trường hợp cho đời con 1 loại kiểu hình:
+ Kiểu gen đồng hợp trội × các kiểu gen khác
+ Các trường hợp khác
Cách giải:
A- thân cao, a- thân thấp.
B- hoa đỏ, b- hoa trắng.
Để đời con chỉ có thân cao, hoa đỏ (mang alen A và B) ta có 1 số phép lai:
AABB × 9 kiểu gen trong quần thể → 9 phép lai.
AaBB × AABb → 1PL
→ Tổng có 10 phép lai.
Chọn C.
Câu 30:
Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn của một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?
I. Loài A có thể là một loài động vật không xương sống.
II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
III. Loài H tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.
IV. Nếu loại bỏ loài E ra khỏi quần xã thì loài H sẽ mất đi.
I đúng, sinh vật mở đầu chuỗi thức ăn có thể là sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (VD: Giun đất).
II sai, có 8 chuỗi thức ăn.
3 chuỗi thức ăn bắt đầu từ loài A
5 chuỗi thức ăn bắt đầu từ loài B.
III đúng, loài H tham gia vào 6 chuỗi thức ăn (lấy 8 – 2 chuỗi thức ăn có loài G), loài F tham gia vào 4 chuỗi thức ăn (2 mũi tên đi vào × 2 mũi tên đi ra).
IV sai, nếu loại bỏ loài E, loài H vẫn có loài F, D làm thức ăn nên không mất đi.
Chọn A.
Câu 31:
Một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb quy định. Màu sắc hoa do một cặp gen Dd quy định. Cho giao phấn giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau, thu được đời con F2 phân li theo tỉ lệ 387 cây thân cao, hoa đỏ : 131 cây thân thấp, hoa đỏ : 170 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
Phương pháp:
Dựa vào các dữ kiện:
+ Các cây F1 có kiểu gen giống nhau.
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Để xác định quy luật di truyền.
Cách giải:
Vì đề bài cho giao phấn giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau → Đáp án A và C kiểu gen F1 không giống nhau → Loại đáp án A và C.
Ta có tỉ lệ cao:thấp = 9:7 =16 tổ hợp → Tương tác gen.
→ F1: AaBb × AaBb
Quy ước : A-B- : Cao ; A-bb, aaB-, aabb: thấp
Đỏ:trắng = 3:1 → F1: Dd × Dd.
Vậy F1 (Aa,Bb,Dd) dị hợp về 3 cặp gen→ nếu theo quy luật PLĐL thì sẽ tạo ra =64 tổ hợp, mà F2 ở đây chỉ tạo ra 4 tổ hợp (tỉ lệ 2:1:1)→ Hiện tượng di truyền liên kết
Ở F2 không có kiểu hình cao, trắng (A-B-;dd)→ d liên kết với a hoặc b → Phép lai phù hợp là
Chọn D.
Câu 32:
Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định. Cho hai cây đều có hoa trắng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 43,75% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các cây hoa trắng thuần chủng ở F2 có kiểu gen là
Phương pháp:
Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con → Quy luật di truyền.
Kiểu tương tác |
Tỉ lệ KH |
KH phép lai phân tích |
Quy ước gen |
Bổ trợ |
9:7 |
1:3 |
9A-B-: 7(A-bb; aaB-; aabb) |
9:6:1 |
1:2:1 |
9A-B-: 6(A-bb; aaB-); 1 aabb |
|
9:3:3:1 |
1:1:1:1 |
9A-B-: 3 A-bb; 3 aaB-; 1 aabb |
|
Cộng gộp |
15:1 |
3:1 |
15: (A-B-;A-bb; aaB-); 1 aabb |
Cách giải:
Ở F2 tỉ lệ kiểu hình là 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung.
A-B- đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng.
Các cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen AAbb, aabb, aaBB.
Chọn C.
Câu 33:
Một quần thể có màu đỏ, đột biến mới phát sinh nên một số cá thể có màu xám. Những cá thể đột biến này thích giao phối với nhau hơn mà ít giao phối với những cá thể bình thường. Qua thời gian sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thể mới. Quá trình này cứ tiếp diễn và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn dến cách li sinh sản với quần thể gốc và hình thành loài mới. Đây là ví dụ về hình thức hình thành loài mới bằng
Phương pháp:
Cách giải:
Đây là ví dụ về hình thức hình thành loài mới bằng: Cách li tập tính (tập tính sinh sản).
Chọn D.
Câu 34:
Quan hệ giữa các loài sinh vật trong một vườn bưởi được mô tả như sau: “ Kiến đỏ đuổi được kiến hôi – loài chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non, nhờ vậy rệp cây lấy được nhiều nhựa cây bưởi và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Đồng thời kiến đỏ cũng tiêu diệt được sâu và rệp cây”. Mối quan hệ giữa rệp cây và cây bưởi; giữa kiến đỏ và kiến hôi; giữa kiến đỏ và rệp cây đều thuộc quan hệ
Phương pháp:
Các mối quan hệ trong quần xã:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
Mối quan hệ giữa rệp cây và cây bưởi: Kí sinh
Mối quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi: Ức chế cảm nhiễm.
Mối quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây: Sinh vật ăn sinh vật.
Cả 3 mối quan hệ này đều thuộc quan hệ đối kháng.
Chọn D.
Câu 35:
Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra luris). Quần thể nhím biển có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella Vulgata) và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Hình dưới đây mô tả tăng trường quần thể của rong biển được đo đạc tại vị trí thí nghiệm nơi nhím biển và sên biển được khống chế bằng phương pháp nhân tạo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Sên biển làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên sự phát triển của rong biển.
II. Tác động của nhím biển lên rong biển nhiều hơn tác động của sên biển lên rong biển.
III. Nhím biển giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy.
IV. Tăng số lượng rái cá có thể hạn chế tác động của rong biển.
Phương pháp:
Phân tích biểu đồ, so sánh sự tăng trưởng của rong biển trong các trường hợp.
Cách giải:
I đúng, ta có thể thấy qua 2 đường tăng trưởng của rong biển trong điều kiện chỉ có sên biển và có sên biển và nhím biển.
II đúng, ta so sánh 3 đường
+ Không có nhím biển, sên biển thì rong tăng trưởng mạnh
+ Khi chỉ có sên biển thì rong biển phát triển chậm hơn.
+ Khi chỉ có nhím biển thì tăng trưởng của rong biển giảm mạnh.
III sai, nhím biển không có khả năng phục hồi đáy biến bị phá hủy.
IV sai, tăng lượng rái cá làm nhím biển giảm → rong biển phát triển mạnh.
Chọn C.
Câu 36:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau.
II. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
III. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
IV. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Phương pháp:
Con đường |
Cách li |
Đặc điểm |
Đối tượng |
Khác khu vực địa lí |
Cách li địa lí |
Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau - Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian. |
Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú). |
Cùng khu vực địa lí |
Cách li tập tính |
Do có tập tính giao phối thay đổi nên từ 1 loài ban đầu đã hình thành nên 2 loài mới. |
Các loài động vật có tập tính giao phối phức tạp. |
Cách li sinh thái |
Hai quần thể của cùng một loài sống ở 2 ổ sinh thái khác nhau, dần dần sẽ hình thành nên 2 loài mới. |
ĐV ít di chuyển |
|
Lai xa và đa bội hóa |
Lai xa kèm theo đa bội hoá → con lại có bộ NST song nhị bội nên bị cách li sinh sản với loài bố và loài mẹ. Là con đường nhanh nhất. |
Thực vật |
Cách giải:
I đúng, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
II sai, hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa không cần các li địa lí.
III đúng.
IV đúng.
Chọn B.
Câu 37:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người. Biết rằng mỗi bệnh do một gen có 2 alen quy định, trong đó có một bệnh do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định.
Theo lí thuyết, xác xuất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên là
Phương pháp:
Cách giải:
Đối với bệnh 1: Bố mẹ (9 – 10) bình thường sinh con gái bị bệnh → bệnh 1 do gen lặn trên NST thường
quy định
→ bệnh 2 là do gen trên NST X.
Xét bệnh 2: Bố (2) bị bệnh sinh con gái có bình thường có con gái bị bệnh → bệnh do gen lặn.
Quy ước:
A – không bị bệnh 1; a- bị bệnh 1
B – không bị bệnh 2; b – bị bệnh 2
Xét cặp vợ chồng 13 – 14:
Về bệnh 1:
Người 14 có bố mẹ là 9 – 10: aa × Aa → Người (14): Aa
Người 13: có người chị (12) bị bệnh → P dị hợp → người 13: 1AA:2Aa.
Về bệnh 2:
Người 13: XBY
Người 14: Người mẹ (9) XBXb (nhận Xb từ người 4) × 10: XBY → Người 14: 1XBXB:1XBXb.
Vậy cặp 13 – 14: (1AA:2Aa) XBY × Aa(1XBXB:1XBXb) ↔ (2A:1a)(1XB:1Y) × (1A:1a)(3XB:1Xb)
Theo lý thuyết, xác xuất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên là:
Chọn D.
Câu 38:
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nuclêôtit và mạch 1 của alen này có A = 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ của alen b khác tỉ lệ của alen B.
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì alen b có 169 nuclêôtit loại G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy ra đột biến cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi.
IV. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b có thể được di truyền cho thế hệ sau.
Alen B có 1200 nuclêôtit.
Mạch 1 của gen này có:
Xét các phát biểu:
I sai, (Vì A=T; G=X)
II đúng, nếu alen b phát sinh do thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì alen b có số nuclêôtit loại G: 168 + 1 = 169 nuclêôtit.
II sai, nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì codon đó trên mARN bị thay đổi.
IV đúng.
Chọn B.
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có các kiểu gen AABb, AaBb, aabb trong đó kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 40%. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kiểu hình lặn về 2 tính trạng trong quần thể là 283/640. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu hình đồng hợp trội 2 tính trạng giảm trong quần thể.
III. Thế hệ xuất phát có 30% cá thể có kiểu gen dị hợp tử một cặp gen.
IV. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ dị hợp tử 2 cặp gen là 9/640.
Phương pháp:
Bước 1: Tìm thành phần kiểu gen của P
P: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen
Tương tự với cặp gen Bb.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
P: xAABb : yAaBb : 0,4 aabb
Sau 2 thế hệ tự thụ phấn: aabb sinh ra từ AaBb và aabb tự thụ
→ P: 0,3 AABb : 0,3 AaBb : 0,4 aabb
I đúng, vì kiểu gen AaBb tự thụ đã cho đủ 9 kiểu gen.22
II sai, vì quần thể tự thụ nên tỉ lệ đồng hợp tăng, dị hơp giảm.
III đúng, thế hệ xuất phát có 0,3 cá thể có kiểu gen dị hợp tử một cặp gen.
IV sai, Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ dị hợp tử 2 cặp gen là:
Chọn A.
Câu 40:
Cho một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập quy định. Kiểu gen có cả 3 loại alen trội A, B, D cho hoa đỏ; kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B nhưng không có alen trội D thì cho hoa vàng, các kiểu gen còn lại thì cho hoa trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?
Phương pháp:
Viết quy ước các kiểu gen.
Xét từng phát biểu, viết sơ đồ lai nếu có.
Cách giải:
Quy ước:
A-B-D- : đỏ
A-B-dd : vàng
A-bbD-; aaB-D-;A-bbdd; aaB-dd; aabbD-; aabbdd: trắng
A sai, (P): AABBdd × AAbbDD
→ F1 : AABbDd → F2 : AA(9B-D- : 3B-dd : 3bbD- : 1bbdd)
KH: 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.
B đúng, P: AaBbDd × AabbDd
D đúng, P: AABBDD × aabbDD →F1: AaBbDD → F2: (9A-B-:3A-bb:3aaBb:1aabb)DD → 9 cây hoa đỏ : 7
cây hoa trắng.
Chọn A.