Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 9)
-
130 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cấu tạo của phân tử nào sau đây không có liên kết hiđrô?
Phương pháp:
Trong phân tử ADN:
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Trong phân tử ARN:
mARN có dạng mạch thẳng, tARN, rARN có các đoạn liên kết bổ sung.
Cách giải:
Cấu tạo của phân tử mARN không có liên kết hidro.
Chọn C.
Câu 2:
Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới
Phương pháp:
Khi điều kiện sống thuận lợi, các cá thể hỗ trợ nhau → tăng mức sinh sản và ngược lại.
Cách giải:
Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới tăng mức độ tử vong.
Chọn C.
Câu 3:
Ở hai loài thực vật, loài A có 2n = 22, loài B có 2n = 24. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là
Phương pháp:
Thể song nhị bội mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài.
Cách giải:
Loài A: 2n = 22
Loài B: 2n = 24
→ thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên: 2nA + 2nB = 46 giảm phân cho giao tử nA + nB = 23 NST.
Chọn C.
Câu 4:
Trong cấu tạo dạ dày của trâu, dạ múi khế là dạ dày chính thức vì là nơi
Phương pháp:
Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.
+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.
+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Cách giải:
Trong cấu tạo dạ dày của trâu, dạ múi khế là dạ dày chính thức vì là nơi tiết HCl và pepsin tiêu hoá protein.
Chọn C.
Câu 5:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể?
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Di – nhập gen xảy ra thường xuyên làm các quần thể trao đổi các alen với nhau sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
Chọn A.
Câu 6:
Sự phân tầng trong quần xã sinh vật giúp giảm cạnh tranh giữa các loài do
Phương pháp:
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần
- Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
Khi các loài cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng phân li ổ sinh thái để giảm cạnh tranh.
Cách giải:
Sự phân tầng trong quần xã sinh vật giúp giảm cạnh tranh giữa các loài do sự phân hóa ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Chọn A.
Câu 7:
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về tiến hoá nhỏ?
I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua các thế hệ.
II. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
III. Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ,...).
IV. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở những loài có kích thước nhỏ, vòng đời ngắn.
Phương pháp:
Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:
Diễn ra trên quy mô quần thể.
Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá.
Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Kết quả: hình thành loài mới.
Cách giải:
I đúng.
II sai, tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu trực tiếp, diễn ra không ngừng.
III sai, tiến hóa nhỏ hình thành loài mới.
IV sai, tiến hóa nhỏ diễn ra ở tất cả các loài.
Chọn A.
Câu 8:
Trong điều kiện không phát sinh đột biến, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai AaBbDd × AaBbdd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở F1 loại kiểu gen aaBbDd chiếm tỉ lệ
Phương pháp:
Tính tỉ lệ riêng của từng cặp gen.
Cách giải:
P: AaBbDd × AaBbdd → aaBbDd =
Chọn C.
Câu 9:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, cây có mạch và động vật di cư lên cạn ở đại
Phương pháp:
Dựa vào lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
Cách giải:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, cây có mạch và động vật di cư lên cạn ở đại Cổ sinh.
Chọn D.
Câu 10:
Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cộng sinh giữa các loài?
Phương pháp:
Mối quan hệ cộng sinh: cả 2 loài đều được lợi và có mối quan hệ chặt chẽ.
Cách giải:
A: Kí sinh
B: Hội sinh
C: Hợp tác.
D: Cộng sinh
Chọn D.
Câu 11:
Hai nhà khoa học nào sau đây đã phát hiện ra cơ chế điều hoà qua Opêron ở vi khuẩn đường ruột E. coli?
Phương pháp:
Dựa vào đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học.
Cách giải:
F. Jacôp và J. Mônô đã phát hiện ra cơ chế điều hoà qua opêron ở vi khuẩn đường ruột E. coli.
Menđen và Moocgan nghiên cứu quy luật di truyền của các tính trạng.
Hardy và Vanbec nghiên cứu sự thay đổi vốn gen trong quần thể qua các thế hệ.
Lamac và Đacuyn nghiên cứu sự tiến hóa của các loài sinh vật.
Chọn A.Câu 12:
Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cá thể đực mang kiểu gen AA; 60% số cá thể cái mang kiểu gen Aa, 40% cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt cân bằng di truyền, tần số alen A bằng bao nhiêu?
Phương pháp:
Xét tỉ lệ giới tính 1:1, khi quần thể cân bằng di truyền, tần số alen của quần thể bằng trung bình cộng tần số alen đó ở giới đực và giới cái.
Cách giải:
Tần số alen A ở giới đực bằng 1.
Câu 13:
Bốn đồ thị dưới đây mô tả sự thay đổi nồng độ insulin trong máu theo các thời điểm dùng bữa trong ngày. Đồ thị phản ánh đúng quá trình biển đổi nồng độ insulin ở người bình thường là
Phương pháp:
Insulin là hoocmon tuyến tuỵ điều hoà lượng đường trong máu, khi hàm lượng đường trong máu cao (sau bữa ăn) insulin được tiết ra đưa đường glucose đến các tế bào sử dụng và đưa vào gan dự trữ dạng glycogen.
Cách giải:
Sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng cao → Insulin được tiết ra nhiều để chuyển hóa glucose → glycogen.
Đồ thị đúng là đồ thị 2.
Chọn A.
Câu 14:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh?
I. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi.
II. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái.
III. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh.
IV. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Phương pháp:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.
Diễn thế nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã ổn định.
Nguyên nhân: Do tác động của nhân tố bên ngoài (khí hậu, thiên tai) hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã (nhân tố bên trong).
Cách giải:
I sai, trong diễn thế nguyên sinh có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn.
II sai, diễn thế nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã ổn định.
III sai, diễn thế nguyên sinh chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và hoạt động của các loài trong quần xã.
IV đúng.
Chọn D.
Câu 15:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một đơn vị tái bản có số mạch mới được tổng hợp liên tục là
Phương pháp:
Cách giải:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một đơn vị tái bản có số mạch mới được tổng hợp liên tục là 2 mạch.
Chọn A.
Câu 16:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến gen?
I. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
II. Các dạng đột biến gen đều có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin.
III. Ở người, virut viêm gan B có thể gây đột biến gen.
IV. Xét ở mức phân tử, phần lớn đột biến điểm thường vô hại.
Phương pháp:
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit
Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới.
Nguyên nhân gây đột biến gen:
+ Bên ngoài: Tác nhân vật lí, hóa học,...
+ Bên trong: Do kết cặp sai trong nhân đôi ADN
Gen đột biến có thể di truyền cho đời sau nếu phát sinh ở tế bào sinh giao tử.
Mức độ biểu hiện của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hơp gen và môi trường.
Hậu quả của đột biến gen: Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính.
Cách giải:
Cả 4 phát biểu trên đều đúng về đột biến gen.
Chọn C.
Câu 17:
Khi lá cây cà chua có màu vàng nhạt, người ta nên bón loại phân nào sau đây?
Phương pháp:
Màu xanh của lá cây là do chất diệp lục, Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục.
Cách giải:
Khi lá cây cà chua có màu vàng nhạt, người ta nên bón loại phân chứa nhiều Mg.
Chọn C.
Câu 18:
Ở một loài thực vật, khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả trong bảng sau:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
1 |
0,16 |
0,48 |
0,36 |
2 |
0,19 |
0,42 |
0,39 |
3 |
0,22 |
0,36 |
0,42 |
4 |
0,25 |
0,3 |
0,45 |
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Bước 2: So sánh tần số alen các thế hệ → xác định nhân tố tiến hóa.
+ Nếu thay đổi theo 1 hướng → Chọn lọc tự nhiên
+ Nếu thay đổi đột ngột → Các yếu tố ngẫu nhiên
+ Nếu không thay đổi, tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng → giao phối không ngẫu nhiên.
Cách giải:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
Tần số alen |
1 |
0,16 |
0,48 |
0,36 |
A=0,4; a=0,6 |
2 |
0,19 |
0,42 |
0,39 |
A=0,4; a=0,6 |
3 |
0,22 |
0,36 |
0,42 |
A=0,4; a=0,6 |
4 |
0,25 |
0,3 |
0,45 |
A=0,4; a=0,6 |
Tần số alen không đổi qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng dần.
→ Quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên
Chọn B.
Câu 19:
Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là
Phương pháp:
Một cơ thể có n cặp gen dị hợp giảm phân tạo 2n loại giao tử
+ Tự thụ phấn cho đời con: 3n kiểu gen; 2n kiểu hình
Cách giải:
P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản → F1 dị hợp n cặp gen → F2: 2n kiểu hình. (mỗi tính trạng có 2 kiểu hình).
Chọn D.
Câu 20:
Trên một phân tử mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’...XXX AAU AUG GGG GGG UUU UUX UUA AAA UGA...3’
Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số axit amin của môi trường được tARN mang đến khớp với ribôxôm là
Phương pháp:
Tìm mã mở đầu và mã kết thúc trên mARN → xác định số codon mã hóa axit amin (bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin).
AUG (mã mở đầu) quy định Met ở sinh vật nhân thực (fMet ở sinh vật nhân sơ)
Bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
Cách giải:
m ARN 5'...XXX AAU AUG GGG GGG UUU UUX UUA AAA UGA...3'
Mã mở đầu Mã kết thúc
→ Số bộ ba đối mã tARN mang đến khớp riboxom = Số aa mã hóa tARN mang đến = 7
Chọn C.
Câu 21:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen?
Phương pháp:
Kiểu gen đồng hợp về các cặp gen sẽ mang các alen giống nhau của các gen đó.
Cách giải:
AABB là kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
Chọn C.
Câu 22:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
Phương pháp:
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 1 cặp gen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Cách giải:
Phép lai Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa.
Chọn C.
Câu 23:
Một cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen . Biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Phương pháp:
Ruồi giấm đực không có HVG.
Cách giải:
Ở ruồi giấm đực không có HVG nên f = 0%.
Chọn C.
Câu 24:
Ở người mắt nâu (A) là trội đối với mắt xanh (a). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có cả mắt nâu và mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ tương ứng là
Phương pháp:
Từ kiểu gen của người con mắt xanh → kiểu gen của P.
Cách giải:
Bố mẹ mắt nâu → con mắt xanh (aa) → P: Aa × Aa.
Chọn C.
Câu 25:
Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là
Phương pháp:
Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một kiểu hình
Tương tác gen bổ sung: Các alen trong kiểu gen tương tác bổ sung để tạo nên kiểu hình.
Tương tác gen cộng gộp: Mỗi alen trội góp phần như nhau làm tăng biểu hiện của kiểu hình.
Gen đa hiệu: là hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Cách giải:
Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là tương tác cộng gộp.
VD: Tính trạng độ nặng của quả, chiều cao cây,…
Chọn B.
Câu 26:
Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp
Phương pháp:
Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau có thể lai tế bào hoặc lai xa kèm đa bội hóa.
Cách giải:
Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp lai tế bào.
Chọn B.
Câu 27:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sâu ăn lá ngô thuộc bậc dinh dưỡng
Phương pháp:
Sinh vật sản xuất thuộc bậc 1 → tiếp theo là bậc 2, 3, 4…
Cách giải:
Chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Bậc dinh dưỡng: Bậc 1 → Bậc 2 → Bậc 3 → Bậc 4 → Bậc 5.
Sâu ăn lá ngô thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
Chọn B.
Câu 28:
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về công nghệ gen?
I. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường dùng virut hoặc plasmit làm thể truyền.
II. Enzim cắt được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là restrictaza.
III. Kĩ thuật đóng vai trò là trung tâm của công nghệ gen là kĩ thuật đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
IV. Trong kĩ thuật chuyển gen, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học phải chọn thể truyền có gen đánh dấu.
Phương pháp:
Khái niệm: Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Quy trình:
Tạo ADN tái tổ hợp
Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận: Dùng xung điện cao áp hoặc muối CaCl2 để làm giãn màng sinh chất.
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, chứa gen đánh dấu.
- ADN tái tổ hợp gồm thể truyền và gen cần chuyển. Thể truyền là một phân tử ADN (thể truyền là plasmit hoặc ADN virut).
- Plasmit là một phân tử ADN dạng vòng, có trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của NST.
- Tạo ADN tái tổ hợp theo 3 bước là:
(1) tách chiết thể truyền và gen cần chuyển
(2) dùng enzim cắt giới hạn (enzyme restrictaza) mở vòng thể truyền và cắt gen cần chuyển
(3) nối gen cần chuyển vào thể truyền bằng enzyme ligaza.
Cách giải:
Các phát biểu đúng về công nghệ gen là: I, II, IV.
Ý III sai, kĩ thuật đóng vai trò là trung tâm của công nghệ gen là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
Chọn C.
Câu 29:
Hình vẽ dưới đây biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn.
Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong mô tả sự thoát hơi nước qua tế bào khí khổng là
Phương pháp:
Thoát hơi nước xảy ra khi khí khổng mở, khi có ánh sáng.
- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
+ Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
+ Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
+ Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng… cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.
Cách giải:
Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối → đường cong D thể hiện sự thoát hơi nước qua tế bào khí khổng.
Chọn D.
Câu 30:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn tới hậu quả quần thể rơi vào trạng thái diệt vong?
I. Xảy ra giao phối gần, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm trước những thay đổi bất lợi của môi trường.
III. Giảm khả năng sinh sản do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cải.
IV. Tăng sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Phương pháp:
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự tồn tại của loài. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Cách giải:
Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu:
+ Các cá thể ít hỗ trợ nhau
+ Các cá thể ít gặp nhau → tỉ lệ sinh sản giảm, giao phối gần tăng.
→ Quần thể có thể bị diệt vong.
Chọn C.
Câu 31:
Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X.
II. Tần số của alen fB là 0,6.
III. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là 25%.
IV. Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là 0%.
Phương pháp:
Xét tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới để biết gen đó trên NST thường hay giới tính.
Tính tần số alen fB ở 2 giới → tìm thành phần kiểu gen ở 2 giới.
Xét các phát biểu.
Cách giải:
Quần thể đang cân bằng di truyền, tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau → gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
Giới đực có 40% con lông nâu → tần số alen fB =0,4 → Thành phần kiểu gen ở giới đực: 0,6XY:0,4XfBY.
Giới cái có 16% con lông nâu → tần số alen fB =√0,16=0,4.
→ Thành phần kiểu gen ở giới cái: 0,36XX: 0,48XXfB:0,16XfBXfB.
Xét các phát biểu:
I đúng.
II sai, tần số alen fB =0,4.
III sai, tỉ lệ con cái dị hợp là 0,48, nếu xét trong cả quần thể thì con cái dị hợp chiếm 0,24 =24%.
IV đúng, vì con đực không có kiểu gen dị hợp.
Chọn C.
Câu 32:
Khi tìm hiểu về tác động của độ ẩm và độ pH của đất lên hai loài thực vật A và B, ta thu được số liệu được biểu diễn theo đồ thị sau đây:
Nghiên cứu đồ thị hãy cho biết: Vùng đất có độ ẩm và độ pH tương ứng nào sau đây có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của hai loài thực vật trên?
Phương pháp:
Vùng trùng nhau giữa 2 ổ sinh thái của 2 loài là khoảng giá trị mà 2 loài đó đều có thể sinh sống.
Cách giải:
Vùng đất có độ ẩm: 15 – 30% và độ pH: 4 - 6 có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của hai loài thực vật trên.
Chọn C.
Câu 33:
Hình vẽ dưới đây mô tả các đường cong tăng trưởng của ba quần thể khác nhau của một loài động vật. Quan sát hình vẽ và kiến thức về tăng trưởng của quần thể sinh vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Cả ba quần thể đều có kiểu tăng trưởng theo đường cong tăng trưởng thực tế.
II. Quần thể C có sức chứa của môi trường lớn nhất.
III. Quần thể A có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất.
IV. Khi điều kiện sống thay đổi theo chiều hướng bất lợi, đường cong tăng trưởng của ba quần thể lệch về phía bên trái.
Phương pháp:
- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(đường cong tăng trưởng hình chữ J)
- Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm.
(đường cong tăng trưởng hình chữ S)
Cách giải:
I đúng, vì đồ thị có hình chữ S.
II sai, số cá thể tối đa của loài C nhỏ hơn loài A, B → sức chứa của môi trường nhỏ nhất.
III đúng, vì số lượng cá thể của loài A có thể tăng tới mức tối đa trong khoảng thời gian ngắn.
IV sai, khi điều kiện sống thay đổi theo chiều hướng bất lợi, đường cong tăng trưởng của ba quần thể lệch về phía bên phải vì khi đó tốc độ sinh trưởng giảm.
Chọn A.
Câu 34:
Quan sát quá trình giảm phân tạo tinh trùng của 1000 tế bào có kiểu gen người ta thấy có 400 tế bào có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc dẫn tới hoán vị gen. Giả sử các giao tử sinh ra đều được thụ tinh với khả năng như nhau thì khi có 2 giao tử được thụ tinh, xác suất để cả 2 giao tử đều là giao tử mang gen AB là
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số HVG
Tần số HVG = 1/2 tỉ lệ tế bào có HVG.
Bước 2: Tính tỉ lệ giao tử AB → xác xuất cần tìm.
Câu 35:
Xét 2 cặp gen (A, a) và (B, b), biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và liên kết chặt chẽ trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai thỏa mãn tỉ lệ kiểu hình (3 : 1)?
Phương pháp:
Tách tỉ lệ 3:1 thành các tỉ lệ nhỏ của các cặp tính trạng. Xét các trường hợp có thể xảy ra.
Cách giải:
- Trường hợp 1: 1 × (3:1)
→ AA ×(AA,Aa aa) (Bb × Bb) hoặc (aa × aa) (Bb × Bb).
Chọn B.
Câu 36:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người. Mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, 2 gen này cách nhau 20 cM. Theo lí thuyết, xác suất sinh con bị cả 2 bệnh của cặp 6 - 7 là bao nhiêu?
Phương pháp:
Quy ước gen, biện luận kiểu gen của người 6 – 7, tính xác suất sinh con bị cả 2 bệnh.
Cách giải:
Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên hai bệnh này do gen lặn trên NST X gây ra.
Quy ước gen:
A- bình thường; a- bị mù màu;
B- bình thường; b- bị máu khó đông
Câu 37:
Trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H có mối quan hệ dinh dưỡng được biểu diễn theo sơ đồ sau đây:
I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II. Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.
III. Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.
IV. Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
Số phát biểu đúng khi nói về lưới thức ăn trên là
I đúng. Các chuỗi thức ăn có thể có là: 1. A-B-D-H, 2. A-C-F-H, 3. A-E-H, 4. A-E-D-H, 5. A-C-F-E-D-H,
6. A-C-F-E-H.
II đúng. Loài E tham gia vào 4 chuỗi thức ăn, loài F tham gia 3 chuỗi thức ăn.
III sai. Nếu bỏ loài B thì loài D vẫn tồn tại vì loài D còn sử dụng loài E làm thức ăn.
IV sai. Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 là D trong chuỗi thức ăn: A-C-F-E-D-H và H trong chuỗi thức ăn A-C-F-E-H.
Chọn C.
Câu 38:
Phân tích hình vẽ và kiến thức về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Mạch ADN của các gen trên hình 5 là mạch bổ sung trong quá trình phiên mã.
II. Trình tự bộ ba bảo thủ nhất (được bảo tồn lớn nhất) là 5’ATG3’ ở vị trí 0;1;2.
III. Nếu xảy ra đột biến điểm thì tần số đột biến tại các nuclêôtit là tương đương nhau.
IV. Nếu gen bị đột biến điểm dạng thay thế một cặp nuclêôtit khác loại ở vị trí (-2) sẽ ức chế quá trình phiên mã.
Phương pháp:
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit.
Đột biến gen là vô hướng, ngẫu nhiên.21
Cách giải:
Có 3 phát biểu đúng là I; II; III.
I đúng. Nếu mạch trên hình là mạch gốc thì đầu 3’ phải có bộ ba 3’TAX5’ (mã hóa codon AUG – mở đầu) nhưng trên hình không có → Đây không phải là mạch làm khuôn.
II đúng. Trình tự bộ ba mã hóa bảo thủ nhất trong đoạn trình tự là ATG, tại vị trí 0-1-2 (Xuất hiện ở 5/6 gen). Đây là bộ ba mở đầu có chức năng mở đầu cho quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit và mã hóa cho axit amin Methionin. Bộ ba ATG là tín hiệu nhận biết cho các yếu tố khởi đầu quá trình dịch mã.
III đúng. Các đột biến xảy ra trên các nuclêôtit của ADN là ngẫu nhiên, nên tần số đột biến tại các nuclêôtit khác nhau là tương đương nhau.
IV sai. Nếu gen bị đột biến điểm dạng thay thế một cặp nuclêôtit khác loại ở vị trí -2 không ảnh hưởng đến quá trình phiên mã vì mã mở đầu ở vị trí 0;1;2.
Chọn D.
Câu 39:
Một gen có chiều dài 0,1275 micrômet và có G = 30% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến số liên kết hiđrô của gen là 974. Chiều dài gen đột biến không thay đổi, đột biến trên thuộc dạng nào sau đây?
Phương pháp:
Bước 1: Tính số nuclêôtit của đoạn ADN dựa vào công thức liên hệ giữa chiều dài và tổng số nuclêôtit
.
Bước 2: Tính số nuclêôtit các loại của đoạn ADN: %A+%G=50%; %A - %G =30%
Bước 3: Tính số liên kết hidro trước đột biến
H = 2A+3G.
Bước 4: So sánh số liên kết hidro trước và sau đột biến.
Sau đột biến số liên kết hiđrô của gen là 974, chiều dài của gen không đổi → đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
Chọn D.
Câu 40:
Ở 1 loài thực vật, đem lai bố mẹ đều thuần chủng thu được F1, toàn cây thân cao, quả đỏ. Biết tính trạng chiều cao thân do một cặp gen quy định. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 44,25% cây thân cao, quả đỏ; 30,75% cây thân cao, quả trắng; 12% cây thân thấp, quả đỏ; 13% cây thân thấp, quả trắng. Kiểu gen của các cây F1 và tần số hoán vị gen là
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền
Xét tỉ lệ phân li của các tính trạng → quy luật di truyền.
Quy ước gen.
Bước 2: Tính tần số HVG, tìm kiểu gen của P
Sử dụng công thức
+ P dị hợp 2 cặp gen :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
+ Tính ab/ab → ab = ?
+ Tính f khi biết ab
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.
Cách giải:
Xét tỉ lệ phân li các tính trạng:
+ Thân cao/ thân thấp = 3/1 → Aa × Aa
+ quả đỏ/ quả trắng =9/7 → Do 2 cặp gen tương tác bổ sung: Bb,Dd.
P thuần chủng → F1 dị hợp về các cặp gen.
Nếu các gen PLĐL thì đời con cho tỉ lệ kiểu hình (9:7)(3:1) ≠ đề bài → 1 trong 2 cặp gen quy định màu sắc liên kết với cặp gen quy định chiều cao.
Giả sử cặp Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST.
Tỉ lệ
Kiểu gen của F1: AB/ab Dd × AB/ab Dd (f = 40%).
Chọn D.