Chuyên đề- Thực hành kĩ năng Địa lí
-
2286 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ thủy sản trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta:
Chọn đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ thủy sản trang 20, sản lượng khai thác được kí hiệu bằng cột màu hồng. Theo đó, Kiên Giang là tỉnh có sản lượng khai thác cao nhất với 315 157 tấn.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14 em hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
Chọn đáp án B
Dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Bạch Mã, và Hoành Sơn đều có hướng đâm ngang ra biển. Chỉ có dãy Trường Sơn Nam chạy theo hướng vòng cung.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh nào của nước ta?
Chọn đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính (trang 4, 5), tìm địa danh thành phố Việt Trì và xác định vị trí nằm trên tỉnh (thành phố) nào, từ đó xác định trực thuộc Phú Thọ.
Câu 4:
Dựa vào trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết đi theo vĩ tuyến 200 B từ biên giới Việt – Lào ra vịnh Bắc Bộ ta sẽ đi qua con sông nào sau đây?
Chọn đáp án C
Dựa vào trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vĩ tuyến 200B từ biên giới Việt – Lào ra vịnh Bắc Bộ, từ đó đọc tên con sông mà đường vĩ tuyến cắt qua là sông Mã.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?
Chọn đáp án C
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chú thích bò (cột màu xanh dương) được nuôi ở nhiều nơi như: Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh miền núi phía Bắc... Nhưng có thể thấy chú thích bò được nuôi nhiều nhất ở Nghệ An.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình A – B đi theo hướng
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat trang 14, ta thấy lát cắt địa hình A - B đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007?
Chọn đáp án A
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy các tỉnh có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007 là: Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Lâm Đồng.
Câu 8:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về doanh thu từ du lịch từ năm 1995 đến 2007?
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, biểu đồ: Khách du lịch và doanh thu từ du lịch. Ta thấy doanh thu khách du lịch tăng mạnh qua các năm từ 5,5% vào năm 1995 tăng nhanh qua các năm và đạt 56% vào năm 2007.
Câu 9:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng vòng cung?
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 ta thấy các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Dãy núi. Như vậy, Hoàng Liên Sơn không phải dãy núi chạy theo hướng vòng cung.
Câu 10:
Cho bảng số liệu:
Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Chọn đáp án C
Để thể hiện cơ cấu thì biểu đồ tròn là thích hợp nhất, để thể hiện quy mô có thể căn cứ vào tổng số để tính bán kính hình tròn biểu thị cho từng năm.
Câu 11:
Dựa vào trang 15 Atlat địa lí Việt Nam, hãy kể tên những đô thị có quy mô dân số trên 1.000.000 người.
Chọn đáp án A
Những đô thị có quy mô dân số trên 1.000.000 người là Hà Nội - Hải Phòng – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Câu 12:
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?
Chọn đáp án C
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là nguyên, nhiên, vật liệu
Câu 13:
Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy tính năng suất lúa của nước ta năm 2000?
Chọn đáp án D
Năm 2000 diện tích lúa của nước ta là 7666 nghìn ha và sản lượng lúa đạt 32 530 nghìn tấn. Vậy năng suất lúa là 42,4 tạ/ha.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh/thành phố nào của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Chọn đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, Long An và Tiền Giang là các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn lại thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Câu 15:
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta
Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
Chọn đáp án D
Dựa vào công thức tính cân bằng ẩm của một địa điểm là: Cân bằng ẩm = lượng mưa – bốc hơi. Từ đó, tính cân bằng ẩm của lần lượt ba địa điểm khi đã biết lượng mưa và lượng bốc hơi.
Câu 16:
Cho biểu đồ:
Dựa vào bảng biểu đồ trên em hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp trên?
Chọn đáp án B
Quan sát biểu đồ, theo dõi tốc độ của từng sản phẩm công nghiệp và tìm ra nhận định đúng nhất về tốc độ tăng giữa các sản phẩm.
Câu 17:
Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là
Chọn đáp án C
Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, tìm kí hiệu diện tích trồng lúa là cột màu xanh và tìm trên bản đồ tỉnh có cột màu xanh này cao nhất, đó là hai tỉnh có diện tích trồng lúa năm 2007 lớn nhất nước ta: An Giang, Kiên Giang.
Câu 18:
Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết nhận định nào sau đây không chính xác?
Chọn đáp án D
Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Từ năm 1960 – 2007 dân số nước ta tăng liên tục.
+ Từ năm 1989 đến nay tốc độ tăng dân số đã chậm lại.
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.
+ Hiện nay gia tăng dân số nước ta đang giảm dần.
Như vậy, nhận xét không đúng là nước ta vẫn trong tình trạng bùng nổ dân số.
Câu 19:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Căn cứ vào bảng số liệu tính tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013.
Chọn đáp án B
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013 = giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của khu vực Nhà nước + Ngoài nhà nước + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài = 891,7 + 1834,9 + 2742,6 = 5469,2 nghìn tỉ đồng.
Câu 20:
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO LOẠI CÂY Ở NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ NĂM 2000 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo loại cây ở nước ta năm 1990 và 2000 thì dạng biểu đồ nào sau đây là phù hợp nhất?
Chọn đáp án B
Bảng số liệu có 3 nhóm cây và tổng số của 3 nhóm cây đó. Bên cạnh đó, số năm xuất hiện ở đây là 2 năm. Hơn nữa, yêu cầu là thể hiện cơ cấu diện tích giao trồng nên dạng biểu đồ phù hợp nhất là biểu đồ tròn.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đoạn có bề ngang hẹp nhất của lãnh thổ nước ta nằm trên địa phận tỉnh nào?
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, ta có thể thấy tỉnh Quảng Bình có bề ngang hẹp nhất, chưa đầy 50km.
Câu 22:
Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong gia đoạn 2000 – 2010
Em hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2000 – 2010 tăng gấp bao nhiêu lần
Chọn đáp án B
Cách tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2000 đến 2010 là lấy giá trị sản xuất thủy sản năm 2010: giá trị sản xuất thủy sản năm 2000, cụ thể là:
261,8: 100 = 2,618. Vậy đáp án đúng là xấp xỉ 2,6 lần
Câu 23:
Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:
Chọn đáp án C
Đây là biểu cột nên thường thể hiện tình hình phát triển của đối tượng, mà 2 đối tượng được thể hiện trong biểu đồ là diện tích của cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Vậy đáp án chính xác của câu hỏi là: Tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
Câu 24:
Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
Chọn đáp án C
Đây là biểu đồ đường nên sẽ thể hiện nội dung tốc độ tăng trưởng của các đối tượng mía, lạc, đậu tương là các cây công nghiệp hàng năm. Vì vậy, tên biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ thể hiện “tốc độ tăng trưởng một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta giai đoạn 2000 – 2014”.
Câu 25:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI Ở NƯỚC TA (Đơn vị: tỷ đồng)
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm 2000, 2007. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện là
Chọn đáp án A
Yêu cầu đề bài là thể hiện cơ cấu nên có thể dùng biểu đồ tròn hoặc biểu đồ miền; tuy nhiên vì số năm là 2 năm nên chọn biểu đồ tròn là thích hợp nhất.
Câu 26:
Cho bảng số liệu sau đây:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
Dựa theo bảng số liệu trên em hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014?
Chọn đáp án B
Dựa vào bảng số liệu, theo dõi sự thay đổi của sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng nước ta giai đoạn 2005 - 2014, từ đó tìm ra nhận xét không phù hợp với sự thay đổi của số liệu trong bảng là: đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm. Rõ ràng trong bảng số liệu, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tăng đều qua các năm:
+ Đánh bắt tăng 938 nghìn tấn.
+ Nuôi trồng tăng 1935 nghìn tấn.
Câu 27:
Cho bảng số liệu sau đây:
Diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 (Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niêm giám thống kê – năm 2015)
Dựa vào bảng số liêu trên cho biết đặc điểm nào sau đây không chính xác về vùng chuyên canh cây lương thực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn đáp án A
Quan sát bảng số liệu về diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014, có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Hai vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long đều là các vùng chuyên canh lương thực lớn.
+ Quy mô diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
+ Cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hơn Đồng bằng sông Hồng một vụ lúa (lúa hè thu).
Như vậy, nhận xét không chính xác là: Đồng bằng sông Hồng có hơn Đồng bằng sông Cửu Long một vụ lúa.
Câu 28:
Cho bảng số liệu: (Đơn vị: nghìn ha)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy tính tỉ lệ diện tích trồng lúa so với tổng diện tích cây lương thực năm 2014.
Chọn đáp án A
Coi diện tích cây lương thực là 100%, tính diện tích trồng lúa năm 2014 = (diện tích cây lúa năm 2014: diện tích cây lương thực năm 2014)*100. Tính ra kết quả là: 87,9%.
Câu 29:
Cho bảng số liệu:
GDP của Trung Quốc và Thế Giới (Đơn vị: tỉ USD)
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là?
Chọn đáp án D
GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là: (1649,3: 40887,8)*100 = 4,03 %.
Câu 30:
Cho bảng số liệu
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 2000 đến năm 2014 tỉ trọng nông – lâm – thủy sản nước ta giảm
Chọn đáp án B
Tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2000 là 108 356: 441 646 = 0,246 = 24,6%. Tương tự, tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2014 = 19,7%. Lấy 24,6% - 19,7% = 4,9%.