Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P3)

  • 8855 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm của Đột biến gen:

+ Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

+ Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN

+ Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa +Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit  A sai


Câu 2:

Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Hình vẽ mô tả sự chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST do đoạn NST AB ở NST 1 được chuyển cho NST 2 và đoạn NST MNO ở NST 2 được chuyển lại cho NST 1


Câu 3:

Hình bên dưới mô tả sơ lược về quá trình phiên mã và dịch mã, quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình vẽ bên mô tả quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra ở sinh vật nhân sơ.

(2) Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì đóng xoắn ngay lại.

(3) Sau phiên mã. mARN được trực tiếp dùng làm khuôn để dịch mã.

(4) Ở sinh vật nhân sơ dịch mã diễn ra trên mARN theo chiều 5’ đến 3’, sinh vật nhân thực thì dịch mã diễn ra theo chiều ngược lại.

(5) Nếu không có đột biến phát sinh, kết thúc quá trình dịch mã thu được 2 chuỗi polipeptit có thành phần và trình tự axitamin giống nhau.

(6) Trong chuỗi polipeptit, tất cả các axitamin đều là foocmin metionin và đóng vai trò mở đầu

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Trên hình mARN được tổng hợp đến đâu thì được dịch mã đến đó  → Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, vì nếu ở sinh vật nhân thực cần có bước cắt bỏ Intron, nối Exon tạo thành mARN trưởng thành rồi mới phiên mã → đúng

(2) Trên hình vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì đóng xoắn ngay lại, đây là cơ chế để ổn định thông tin di truyền, tránh đột biến xảy ra  đúng

(3) Đúng, như ý (1)

(4) Cả 2 loại tế bào nhân sơ và nhân thực thì quá trình phiên mã đều diễn ra theo chiều 5’ – 3’ trên mARN  sai

(5) Đúng

(6) Trong chuỗi polipeptit có nhiều loại axit amin khác nhau → sai


Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi gen A thì làm phát sinh gen mới.

II. Tác nhân 5BU tác động gây đột biến gen có thể sẽ làm tăng chiều dài của gen.

III. Trong tế bào có 1 alen đột biến, trải qua quá trình phân bào thì alen đột biến luôn đi về một trong 2 tế bào con.

IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit.

Xem đáp án

Đáp án A

(I) Gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi chưa chắc đã làm phát sinh gen mới  Sai, phát sinh alen mới

(II) Tác nhân 5BU gây đột biến thay thế nên không làm thay đổi chiều dài của gen  Sai

(III) Trong quá trình phân bào, mỗi alen sẽ đi về 1 tế bào con nên alen đột biến sẽ đi về 1 trong 2 tế bào con  đúng

(IV) Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể biến bộ ba kết thúc thành một bộ ba mã hóa nên có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit  Đúng


Câu 5:

Ở đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.

(3) Không phải là biến dị di truyền.

(4) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến mất đoạn (SGK Sinh học 12 -  Trang 24)

+ Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào

+ Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN

+ Là biến dị di truyền

+ Không làm xuất hiện alen mới trong quần thể


Câu 7:

Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là

Xem đáp án

Đáp án A

Đơn phân cấu tạo protein là axit amin


Câu 8:

Sự kết hợp giữa giao tử n và giao tử 2n trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến

Xem đáp án

Đáp án A

n × 2n → 3n (tam bội)


Câu 9:

Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là

Xem đáp án

Đáp án C

Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của mARN


Câu 10:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể ở người, phát biểu nào sau đây đúng 

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng là C

A sai, Tơcnơ: OX

B sai, hội chứng Đao: 2 NST số 21

D sai, hội chứng tiếng mèo kêu do mất đoạn NST số 5


Câu 11:

Ở sinh vật nhân thực, axit amin Leu được mã hoá bởi các bộ ba XUU; XUG ; XUX, XUA. Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án A               

Nhiều bộ ba cùng tham gia mã hoá cho 1 axit amin, đây là ví dụ về tính thoái hoá của mã di truyền


Câu 12:

Khi nói về điểm khác nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai về sự khác nhau giữa đột biến gen và đột biến NST là C, đột biến gen đa số là trung tính, có thể có lợi, có hại. Đột biến  NST đa số có hại


Câu 14:

Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào pha S của kỳ trung gian


Câu 15:

Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở: Con cái là XX, con đực là XY


Câu 16:

Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

Xem đáp án

Đáp án A

Cấu tạo của Ôperon Lac gồm Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).


Câu 17:

Ở sinh vật nhân thực, côdon nào mã hóa axit amin mêtiônin?

Xem đáp án

Đáp án A

Codon 5´ AUG 3´ mã hoá cho axit amin Met


Câu 18:

Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

Xem đáp án

Đáp án A

Dịch mã là quá trình tổng hợp protein


Câu 19:

Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5TAG3 thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là:

Xem đáp án

Đáp án C

Mạch mã gốc : 5TAG3

mARN :           3’AUX5’


Câu 21:

Những cơ thể mang đột biến nào sau đây là thể đột biến?

(1) Đột biến gen lặn trên NST giới tính.

(2) Đột biến gen trội.

(3) Đột biến dị đa bội.

(4) Đột biến gen lặn trên NST thường.

(5) Đột biến đa bội.

(6) Đột biến cấu trúc NST.

Xem đáp án

Đáp án D

Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình : 1 (NST Y) ,2.3.5.6


Câu 23:

Bậc cấu trúc nào của nhiễm sắc thể có đường kính 30 nm ?

Xem đáp án

Đáp án A

Sợi chất nhiễm sắc có đường kinh 30nm


Câu 24:

Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến

Xem đáp án

Đáp án D

Hội chứng Tơcnơ: 2n -1: XO


Câu 25:

Khi nói về thể tứ bội và thể song nhị bội, điều nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng là A

B sai vì thể song nhị bội là kết quả của lai xa và gây đột biến đa bội hoá

C sai, thể song nhị bội hữu thụ 

D sai, cả hai đều là thể đa bội: tứ bội (tự đa bội); song nhị bội (dị đa bội)


Câu 26:

Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu trúc X là enzyme ARN polimeraza


Câu 27:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là:

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng khởi động là nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

A: Operator ; C: gen điều hoà; D: protein ức chế


Câu 29:

Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến này là đảo đoạn NST có chứa tâm động → làm thay đổi hình dạng, trình tự gen trên NST


Câu 31:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin  ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cơ chế hoạt động của Operon Lac, khi môi trường không có lactose thì protein ức chế sẽ liên kết với vùng vận hành để ngăn cản phiên mã


Câu 32:

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Đáp án C

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau


Câu 33:

Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:

3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'.

Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribonuclêôtit là

Xem đáp án

Đáp án D

Mạch mã gốc: 3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'

Mạch mARN:5'… AUG GUG XXA GGU AGU…3'


Câu 34:

Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’… AAATTGAGX…5’ Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phiên mã: A-U; T-A; G-X; X-G

Mạch mã gốc: 3’… AAATTGAGX…5’

Mạch mARN: 3’…GXUXAAUUU…5’


Câu 35:

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch 3’ -5’ được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn


Câu 36:

Cơ chế di truyền nào sau đây không sử dụng nguyên tắc bổ sung?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Nhân đôi AND có sử dụng nguyên tắc bổ sung giữa 1 mạch gốc và 1 mạch đơn mới.

+ Phiên mã sử dụng nguyên tắc bổ sung khi mARN được phiên mã từ mạch gốc của gen.

+ Dịch mã sử dụng nguyên tắc bổ sung khi bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với codon trên mARN

+ Hoàn thiện mARN: diễn ra ở sinh vật nhân thực, sau khi phiên mã có bước cắt bỏ Intron nối Exon để trở thành mARN trưởng thành.


Câu 37:

Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

Xem đáp án

Đáp án C

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nucleotit


Câu 40:

Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn E.coli

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai là D, các gen này luôn được phiên mã cùng nhau, còn dịch mã thì có thể khác nhau


Bắt đầu thi ngay