Thứ năm, 25/04/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 2)

  • 11506 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Bằng chứng sinh học phân tử là những bằng chứng chứng tỏ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc tổ tiên và được xác định ở mức độ phân tử.

- Đáp án B là ví dụ về bằng chứng giải phẫu so sánh.

- Đáp án C là ví dụ về bằng chứng tế bào học.

- Đáp án D là ví dụ về bằng chứng trực tiếp của hóa thạch.


Câu 2:

Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

Xem đáp án

Đáp án B

Những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng để đón nhận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất. Do đó chúng thuộc cây ưa sáng.


Câu 3:

Cá rô phi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6 ¸ 42°C. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20 ¸ 35°C. Khoảng giá định xác định từ 25 ¸ 35 C gọi là

Xem đáp án

Đáp án A

Cá rô phi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6 ¸ 42°C. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20 ¸ 35°C.

Trong đó:

+ 5,6°C là giới hạn dưới về nhiệt độ của cá rô phi.

+ 42°C là giới hạn trên về nhiệt độ của cá rô phi.

+ 20 ¸ 35°C là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

Nếu nhiệt độ dưới giới hạn dưới hoặc trên giới hạn trên thì cá rô phi sẽ chết.


Câu 4:

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể nhằm mục đích làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 5:

Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

Xem đáp án

Đáp án B

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc quá thấp do tác động của các quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

Do đó, đáp án B không phải ứng dụng khống chế sinh học và nó là một ví dụ về sinh vật chuyển gen.


Câu 6:

Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

Xem đáp án

Đáp án B

Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm: thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh.

Thành phần vô sinh là môi trường vật lí và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.


Câu 7:

Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin thêm: Trung thể là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.


Câu 8:

Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Xem bảng “Tiêu địa chất ở phụ lục 1”.

Mẹo nhớ : “Hoa có phấn trắng”.


Câu 9:

Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?

Xem đáp án

Đáp án C

Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào (trùng biến hình) và đa bào (giun dẹp).


Câu 10:

Quá trình đường phân trong hô hấp tế bào tích lũy được bao nhiêu phân tử ATP?

Xem đáp án

Đáp án A

Thực ra, đường phân tạo ra 4 phân tử ATP nhưng do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hóa glucozơ trong giai đoạn đầu của đường phân nên chỉ thu được 2 phân tử ATP.

Lưu ý: Đề bài hỏi số phân tử ATP tích lũy được chứ không hỏi số phân tử ATP tạo ra.


Câu 11:

Mật ong trong tự nhiên để được rất lâu và dường như không bị vi sinh vật xâm hại, nguyên nhân là do

Xem đáp án

Đáp án C

Do mật ong có chứa nồng độ chất tan cao (glucozơ và fructoza) nên áp suất thẩm thấu của mật ong rất cao. Nếu vi sinh vật rơi vào mật ong sẽ bị mất nước do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào vi sinh vật với mật ong. Do đó vi sinh vật sẽ chết và mật ong không bị hư hỏng.


Câu 12:

Trung bình, cứ hấp thụ 100 gam nước thì cây thải ra

Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ bị thải ra qua con đường thoát hơi nước. Chỉ có 2% còn lại được cây sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống.


Câu 13:

Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sống ở các nơi khô hạn như xương rồng, dứa, thanh long.

Do sống ở nơi khô nóng, để tránh mất nước thì chúng chỉ mở khí khổng vào ban đêm lúc nhiệt độ môi trường đã hạ thấp. Bản chất hóa học của con đường CAM giống với con đường C4, nhưng có sự khác biệt sau đây:
+ Giai đoạn ban đêm: Chúng sẽ mở khí khổng để lấy khí CO2, chất nhận CO2 đầu tiên vẫn là PEP.

+ Giai đoạn ban ngày: Thực hiện chu trình C3 khi khí khổng đóng.


Câu 14:

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

Xem đáp án

Đáp án B

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm.

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên (tầng sinh bần, tầng   sinh mạch) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, dác và vỏ.


Câu 15:

Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

Xem đáp án

Đáp án C

Xitokinin là một nhóm các chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân  chia tế bào được sinh ra chủ yếu ở rễ.

Ở mức cơ thể: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình hóa già của tế bào.

Ở mức tế bào: kích thích sự phân hóa chồi, ngăn chặn sự hóa già.


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây về xinap là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A. Đúng. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn truyền tin trên sợi thần kinh không có bao mielin vì bao gồm nhiều bước trung gian hóa học làm chậm thời gian, trong khi truyền thông tin trên sợi thần kinh là theo kiểu điện thế nên nhanh hơn.

B. Sai. Xinap hóa học có thể chứa chất trung gian hóa học là axetincolin, noradrenalin, dopamin, serotonin,... Hơn nữa, còn có xinap điện.

C. Sai. Thông tin truyền qua xinap hóa học là nhờ chất trung gian hóa học và bắt buộc phải có.

D. Sai. Xinap là diện tiếp xúc giữa: tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, tế bào thần kinh với tế bào khác, còn diện tiếp xúc giữa hai tế bào mà trong đó không có tế bào thần kinh thì không gọi là xinap.


Câu 17:

Cho các phát biểu sau :

(1) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí, mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đển hình thành loài mới.

(2) Đột biến được xem là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

(3) Các cơ chế cách li có vai trò ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

(4) Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Không có nhân tố tiến hóa, vốn gen không biến đổi, không thể hình thành loài mới.

(2) Đúng. Chủ yếu là đột biến gen chứ không phải đột biến NST vì đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật hơn đột biến NST vì đột biến NST ảnh hưởng đển nhiều gen hơn.

(3) Đúng.

(4) Đúng. Đây là khái niệm về cách li sau hợp tử.


Câu 18:

Những động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Đáp án B

Hình thức hô hấp của:

+ Lưỡng cư: hô hấp bằng da (chủ yếu) và phổi.

+ Côn trùng: hô hấp bằng hệ thống ống khí.

+ Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.


Câu 19:

Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phân tích? Biết rằng các alen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng.

    (1)Aa x aa               (2) Aa x Aa

     (3)AA x aa             (4)AABb x aabb

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai phân tích là lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn nhằm phân tích kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội. Do đó, các phép lai phân tích là (1), (3), (4).


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật  là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Sai. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

B. Đúng. Đây là khái niệm kích thước tối đa của quần thể.

C. Sai. Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể giảm.

D. Sai. Kích thước quần thể có thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể khi này dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.


Câu 21:

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về huyết áp?

(1) Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn.

(2) Càng xa tim (theo chiều dòng máu chảy động mạch ® mao mạch ® tĩnh mạch), huyết áp càng giảm.

(3) Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

(4) Cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Đúng. Khi tim co đẩy máu đi, lúc này áp lực máu lên thành mạch lớn, khi tim giãn hút máu về tâm nhĩ, lúc này áp lực máu lên thành mạch nhỏ.

(2) Đúng. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, càng xa tim (theo chiều dòng máu chảy động mạch ® mao mạch ® tĩnh mạch) thì áp lực máu lên thành mạch cũng nhỏ dần nên huyết áp giảm dần.

(3) Đúng. Tim đập nhanh và mạnh ® áp lực máu lên thành mạch tăng ® huyết áp tăng. Tim đập chậm và yếu ® áp lực máu lên thành mạch giảm ® huyết áp giảm.

(4) Đúng. Khi bị mất máu, lượng máu trong động mạch giảm ® áp lực máu lên thành mạch giảm ® huyết áp giảm.


Câu 22:

Cho các loại enzim sau, có bao nhiêu loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?

(1) ADN polimeraza                               (3) Ligaza

(2) ARN polimeraza                               (4) Restrictaza

Xem đáp án

Đáp án B

Các ý đúng: (1), (2), (3).

Vai trò của một số loại enzim:

+ ADN polimeraza: nối dài mạch nucleotit

+ ARN polimeraza: tạo đoạn mồi trong quá trình nhân đôi ADN, tạo và nối dài mạch trong quá trình phiên mã.

+ Ligaza: nối các đoạn okazaki lại với nhau, tham gia sửa chữa,...

+ Restrictaza: enzim giới hạn cắt đặc hiệu trong công nghệ gen.


Câu 23:

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành

Xem đáp án

Đáp án D

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành

+ Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên)

+ Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết rõ thành phần hóa học và số lượng)

+ Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học).


Câu 24:

Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng về các nhân tố tiến hóa?

(1) Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

(2) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

(3) Tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó, hiện tượng này thường xảy ra trong những quần thể nhỏ.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Xem đáp án

Đáp án B

Nhắc đến “nhân tố tiến hóa” ta nghĩ ngay đến thuyết tiến hóa hiện đại vì ở thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới có khái niệm các nhân tố tiến hóa.

(1) Đúng. Tác động của chọn lọc tự nhiên là đến khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Suy cho cùng là khả năng truyền lại vật chất di truyền cho đời sau thể hiện chủ yếu qua khả năng sinh sản.

(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể. Trong khái niệm CLTN có nhắc đến CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Đúng. Đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, cụ thể là hiện tượng “thắt cổ chai”.

(4) Sai. Ta biết được giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.


Câu 25:

Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án C

Sinh vật sản xuất là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.


Câu 26:

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về ứng dụng di truyền học?

(1) Cấy truyền phôi có thể tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.

(2) Người ta có thể áp dụng consixin để tạo ra giống củ cải đường mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(3) Giống lúa “gạo vàng” có khả nặng tổng hợp b- caroten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt là một thành tựu tạo giống mới nhờ công nghệ tế bào.

(4) Tạo giống dâu tằm tam bội tại Việt Nam cho năng suất cao là một thành tựu tạo giống mới nhờ công nghệ tế bào.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Đúng. Cấy truyền phôi thực chất là việc phân cắt một phôi thành nhiều phôi (vì vậy các phôi tạo thành vẫn mang cùng một kiểu gen) rồi cấy ghép vào tử cung của các con vật khác nhau (mang thai hộ). Vì vậy, các con vật được sinh ra từ một phôi gốc sẽ có kiểu gen như nhau.

(2) Đúng. Tạo giống nhờ consixin chỉ áp dụng cho những giống cây trồng không lấy hạt.

(3) Sai. Giống lúa “gạo vàng” có khả nặng tổng hợp b - caroten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt là một thành tựu tạo giống mới nhờ công nghệ gen, trong đó giống lúa “gạo vàng” được gọi là sinh vật biến đổi gen.

(4) Sai. Tạo giống dâu tằm tam bội tại Việt Nam cho năng suất cao là một thành tựu tạo giống mới nhờ phương pháp gây đột biến.


Câu 27:

Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về dịch mã và các yếu tố liên quan?

(1) Mỗi axit amin chỉ gắn với một loại tARN nhất định.

(2) Mỗi loại tARN chỉ có thể gắn với một loại axit amin nhất định.

(3) Quá trình dịch mã diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ.

(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với một riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polixom.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Một axit amin có thể được nhiều codon cùng mã hóa ® Một axit amin cũng có thể gắn vào nhiều loại tARN.

(2) Đúng. Vì mỗi codon chỉ có thể mã hóa tối đa được một axit amin nên mỗi loại tARN cũng chỉ có thể gắn vào một loại axit amin.

(3) Đúng. Ở nhân sơ, vì không có cấu tạo màng nhân và nhân chỉ gồm 1 phân tử ADN mà không có protein histon, lại không có intron nên chuỗi mARN tạo ra được 1 đoạn nhất định sẽ bắt đầu dịch mã ngay trên đoạn mARN vừa tạo thành ấy.

(4) Đúng. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với một riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polixom giúp tăng hiệu suất tống hợp protein.


Câu 28:

Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.

(2) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

(3) Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.

(4) Loài C có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Loài A và loài I tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất (tất cả các chuỗi).

(2) Sai. Loài B ăn sinh vật sản xuất nên là sinh vật tiêu thụ bậc 1.

(3) Sai. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn theo thứ tự như sau:

1. A ® B ® C ® I.                        4. A ® D ® E ® C ® I.

2. A ® B ® E ® C ® I.                5. A ® D ® E ® F ® I.

3.A ® B ® E ® F ® I.                 6. A ® G ® H ® I.

(4) Đúng. Loài C sẽ là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ở chuỗi thức ăn A ® B ® C ® I.

Loài C sẽ là sinh vật tiêu thụ bậc 3 ở chuỗi thức ăn A ® B ® E ® C ® I và A ® D ® E ® C ® I.


Câu 29:

Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình nhân đôi ADN trong nhân xảy ra ở pha G1 của chu kì tế bào.

(2) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo quy tắc bổ sung và phân mảnh.

(3) Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’.

(4) Trong một chạc chữ Y, mạch được tổng hợp liên tục được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân xảy ra ở pha S của chu kì tế bào, G1 là pha tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng tế bào.

(2) Sai. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo quy tắc bổ sung và bán bảo toàn

(3) Đúng.

(4) Đúng. Mạch được tổng hợp liên tục luôn được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn.


Câu 30:

Một gen có chiều dài 4080Å và có 3075 liên kết hiđro. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi một liên kết hiđro. Khi gen đột biến này nhân đôi 4 lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

Xem đáp án

Đáp án A

Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi một liên kết hiđro

® Là đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
Xét gen ban đầu:® A = T = 525; G = X =675

® Gen đột biến có số lượng: A = T = 526; G = X = 674.

® Số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến nhân đôi 4 lần là

A = T = 526.( 24 - 1 ) = 7890; G = X = 674.( 24 - 1) = 10110.


Câu 31:

Ở loài thực vật A, lai hai dạng thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài thu được đời con F1 toàn cây thân cao, hạt tròn. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời F2 thu được 59% cây thân cao, hạt tròn. Biết rằng quá trình phân bào và thụ tinh diễn ra bình thường và không có đột biến. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình giảm phân của F1 có thể đã xảy ra hoán vị gen một bên với tần số 18%.

(2) Nếu quá trình giảm phân tạo hạt phấn và noãn là giống nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

(3) Nếu quá trình giảm phân tạo hạt phấn và noãn là giống nhau, cho các cây thân cao, hạt dài ở F2 tự thụ thì tỉ lệ kiểu hình đời sau sẽ là 13 cây thân cao, hạt dài: 3 cây thân thấp, hạt dài.

(4) Tỉ lệ cây thân thấp, hạt tròn ở F2 là 30%.

Xem đáp án

Đáp án B

Từ dữ liệu 59% cây thân cao, hạt tròn ở F2, đây là dữ liệu đặc trưng của hoán vị gen.

Áp dụng tương quan tỉ lệ kiểu hình

® Cây thân thấp, hạt dài ở F2 chiếm 9% (59% - 50%)

Quy ước:         A- thân cao,        a- thân thấp

                        B- hạt tròn,                   b- hạt dài. ab

Từ tỉ lệ: 

Hoặc 0,3ab x 0,3ab ® f = 40%

Hoặc 0,18ab x 0,5ab ® f = 36%

(1) Sai. Quá trình giảm phân của F1 có thể đã xảy ra hoán vị gen một bên với tần số 36%.

(2) Đúng. Nếu quá trình giảm phân ở hoa đực và hoa cái là giống nhau thì đã xảy ra hoán vị gen hai bên với tần số 40%.

(3) Đúng. Nếu quá trình giảm phân ở hoa đực và hoa cái là giống          nhau

® Đã xảy ra hoán vị gen hai bên với tần số 40%. Phép lai F1 
® 

Cho các cây thân cao, hạt dài F2 tự thụ:

® Tỉ lệ cây thân cao, hạt dài (A-bb) và cây thân thấp, hạt dài (aabb) là

A-bb : aabb = [0,25 + 0,75.(0,25 + 0,5)] : (0,75.0,25) = 13:3.

(4) Sai. Tỉ lệ cây thân thấp, hạt tròn ở F2 là 16% (dùng tương quan kiểu hình).


Câu 32:

Ở ngô tính trạng trọng lượng do 2 cặp gen quy định, cây có bắp nhẹ nhất có kiểu gen abab và có trọng lượng 100(g)/bắp. Mỗi alen trội làm bắp ngô nặng thêm 5 (g).  Xét phép lai  ABab(=20%)xababF1Nếu ở F1 có 1000 bắp ngô/sào. Năng suất ngô ở F1 (kg/sào) là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét phép lai: 

® Tỉ lệ các kiểu hình ở F1 là:

+ Bắp ngô nặng 100g (abab)=0,4
+ Bắp ngô nặng 105g (Abab+aBab)=0,1.2=0,2
+ Bắp ngô nặng 110g (ABab))=0,4


Câu 33:

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát P của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen của F1 là 0,36AA:0,48Aa: 0,16aa.

(2) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây hoa đỏ.
(3) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ P tự thụ phấn thì thu được F1 có 19số cây hoa trắng

(4) Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,6AA: 0,2Aa : 0,2aa

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Nếu cho giao phấn ngẫu nhiên:

(0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa) x (0,5AA : 0,4Aa : 0,laa) ® (0,7A : 0,3a)2

® 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

(2) Sai. Chia lại tỉ lệ hoa đỏ: (5AA : 4Aa) x (5AA : 4Aa) ® (14A : 4a)2

 ® 196AA : 112Aa: 16aa

® Tỉ lệ hoa đỏ (A-) =
(3) Đúng. Chia lại tỉ lệ hoa đỏ: (59AA :49Aa) tự thụ

® Tỉ lệ hoa trắng (aa) ở đời con = 49x14=19
Tỉ lệ (5 AA : 4Aa) cũng giống (59AA : 49Aa) nhưng tác giả khuyên các bạn nên chọn cách chia tỉ lệ theo kiểu số nguyên (5AA : 4Aa) với các        câu hỏi về giao phấn ngẫu nhiên thao tác tính toán sẽ nhanh hơn.

(4) Đúng. Quần thể (0,5AA : 0,4Aa : 0,1 aa) tự thụ cho tỉ lệ các loại kiểu gen:

AA= 0,5+ 0,4.0,25 = 0,6

Aa = 0,4.0,5 = 0,2

aa = 0,1 +0,4.0,25 = 0,2


Câu 35:

Giả sử 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen ABabDd giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Để tạo ra được số loại giao tử tối đa cần ít nhất 3 tế bào xảy ra hoán vị gen.

(2) Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 8 loại giao tử.

(3) Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị thì có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1.

(4) Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ giao tử có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 2 : 2 : l : l : l : l.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Kiểu gen ABabDd cho 8 loai giao tử gồm 4 loai giao tử liên kết và 4 loai giao tử hoán vi.

Để tạo ra được 4 loại giao tử hoán vị chỉ cần 2 tế bào xảy ra hoán vị gen.

(2) Sai. Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì số loại giao tử tạo ra có thể là 2 hoặc 4 loại (vì không có giao tử hoán vị).

(3) Đúng. Xét 4 tế bào tham gia giảm phân:

+ Tế bào hoán vị thứ nhất tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ:1 : 1 : 1 : 1

+ Tế bào hoán vị thứ hai tạo ra 4 loại giao tử (khác tế bào 1) với tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1

+ Tế bào hoán vị thứ ba tạo ra 4 loại giao tử (trùng với 8 loại do

2 tế bào trên tạo ra) 1 : 1 : 1 : 1

+ Tế bào thứ 4 không hoán vị sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2

Cộng các giao tử theo hàng ta được:3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1

(Lưu ý với dạng này khi tính toán với các tế bào đầu tiên ta cần xếp sao cho đủ số lại cần tìm (như tế bào thứ nhất và thứ hai), sau đó mới xếp chồng lên nhau).

(4) Sai. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì không tạo ra được 8 loại giao tử mà chỉ tạo ra được tối đa 6 loại giao tử.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Kiểu gen của (P) là ABabDd

(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.

(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.

(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Xem đáp án

Đáp án B

Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

Hoa đỏ : hoa trắng = 50: 50 = 1:1 (Aa x aa).

Thân cao : thân thấp = 25: 75 = 1:3 ® Tương tác bổ sung (BbDd xbbdd).

Quy ước:         B-D- : thân cao;              (B-dd, bbD-, bbdd) : thân thấp.

Mà tỉ lệ (1 : 1)(1 : 3) khác tỉ lệ thực tế là (7 : 18 : 32 : 43) ® Có di truyền          liên  kết gen. Cụ thể là 2 cặp gen liên kết phân li độc lập với 1 cặp gen còn lại.

Vì là di truyền tương tác bổ sung, nên cặp Aa liên kết với Bb hay liên kết với Dd đều như nhau.

(1) Sai. Xét trường hợp (P) là ABabDd

® Thân cao, hoa đỏ (A-B-D-) = 0,07 ® A-B- = 0,14

® AB=0,14 (loại vì giao tử liên kết luôn > 0,25)
® (P) là  ABabDd (không phải dị hợp đều thì sẽ là dị hợp chéo) 
® Thân cao, hoa đỏ (A-B-D-) = 0,07 A-B-=0,14 ® AB = 0,14 f=28%

(2) Đúng. Số loại kiểu gen ở Fa là 4.2 = 8

(3) Đúng. Cho (P) tự thụ: 
 (4) Sai. Cho (P) tự thụ:  được số kiểu gen tối đa là 10.3=30 và số kiểu hình là 2.2=4.


Câu 37:

Môt loài thú có kiểu gen thực hiện giảm phân. Theo lí thuyết, cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh giao tử của cơ thể mang kiểu gen trên để tạo ra số loại giao tử tối đa? Biết rằng có 13 số tế bào xảy ra hoán vị gen.

Xem đáp án

Đáp án B

Kiểu gen cho tối đa 16 loại giao tử trong đó có 8 loại giao tử hoán vị.

Vì đây là kiểu gen của cơ thể cái nên 1 tế bào sinh giao tử chỉ tạo ra 1 trứng ® 8 giao tử hoán vị cần 8 tế bào sinh trứng xảy ra hoán vị

® Vì chỉ có 13 số tế bào xảy ra hoán vị ® cần tối thiểu 8.3 = 24 tế bào sinh trứng.


Câu 38:

Ở cá, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và con cái là XY. Khi cho lai cá đực thuần chủng vảy trắng, to với cá cái thuần chủng vảy trắng, nhỏ F1 thu được 100% cá vảy trắng, to. Cho cá cái F1 lai phân tích Fa thu được tỉ lệ 27 cá vảy trắng, to : 18 cá vảy trắng, nhỏ : 12 cá đực vảy đỏ, nhỏ : 3 cá đực vảy đỏ, to. Biết tính trạng kích thước vảy do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng về Fa ?

(1) Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cá vảy trắng, to.

(2) Cá đực vảy trắng, to chiếm tỉ lệ 20%.

(3) Cá cái vảy trắng, nhỏ chiếm tỉ lệ 25%.

(4) Có tối đa 6 kiểu gen.

Xem đáp án

 

Đáp án B

Xét tính trạng kích thước vảy: to : nhỏ = 30:30= 1 : 1

(Theo dữ kiện đề bài ta biết được to trội hoàn toàn nhỏ, D- to, d- nhỏ)

Ta thấy ở Fa cá đực đều có vảy đỏ ® Gen quy định màu vảy nằm trên NST giới tính X. Xét tính trạng màu vảy: trắng : đỏ = 45 : 15 = 3 : 1, mà đây là phép lai phân tích ®Ta có (3 : 1) (1 : 1) 27 : 18 : 12 : 3

® Có hiện tượng di truyền liên kết. Ở F1 cá vảy trắng lai phân tích tạo ra 3 trắng : 1 đỏ ® Không phải tương tác bổ sung (nếu bố sung sẽ là 3 đỏ : 1 trắng)

+ Giả sử đây là tương tác cộng gộp 15:1 (A-B-, A-bb,aaB- : trắng, aabb : đỏ) thì ta có sơ đồ lai:

Đem con cái F1 này lai phân tích :

sẽ không tạo ra con đực nhỏ, đỏ ® loại

 

+ Giả sử đây là tương tác át chế 13:3 (A-B-, A-bb, aabb : trắng; aaB-: đỏ) thì ta có sơ đồ lai:

P: 
Cái F1, lai phân tích : 
Tỉ lệ cá đực vảy đỏ, nhỏ ở Fa
 
® Có hoán vị gen với tần số f = 0,2 ® Giả sử đúng

 (1) Sai. Vì ở Fa có 2 kiểu gen vảy trắng, to là 
(2) Đúng. Vì 
(3) Đúng. Vì , tổng bằng 25%.
(4) Sai. Vì có 4.2 = 8 kiểu gen.


Câu 39:

Màu lông ở một loài chim do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Lai chim trống lông trắng với chim mái lông đen (P), thu được gồm 50% chim trống lông đen và 50% chim mái lông trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Gen quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

(2) Cho chim F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở giới đực và giới cái.

(3) Cho chim F1 giao phối với nhau, thu được F2. Cho tất cả chim F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được F3 có kiểu hình chim lông trắng lớn hơn 55%.

(4) Cho chim mái lông trắng giao phối với chim trống lông đen thuần chủng, thu được đời con toàn chim lông đen.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Tỉ lệ phân tính ở F1 không đều ở hai giới ® Di truyền liên kết với giới tính.

(2) Sai. Ở chim, con mái (XY) và con đực (XX).

P: Chim trống lông trắng x Chim mái lông đen

F1 thu được 50% chim trống lông đen và 50% chim mái lông trắng.

Vì F1 thu được 2 kiểu hình khác nhau ở 2 giới ® Phép lai giữa XX  x XY phải tạo ra hai kiểu hình ® Chim trống (P) phải mang kiểu gen đồng hợp XaXa vì nếu là XAXA khi lai với XY thì sẽ chỉ cho ra một kiểu hình giống nhau ở hai giới ® Chim mái (P) mang kiểu hình đen nên có kiểu gen XAY

® Quy ước A-lông đen; a-lông trắng.

(P): XaXa x XAY

F1: 1 XAXa: 1 XaY

Cho F1 giao phối với nhau: 1 XAXa x 1XAY

® F2:           Giới đực: 1 XAXa: 1 XaXa

                    Giới cái: 1 XAY : lXaY

® Tỉ lệ kiểu hình giống nhau ở 2 giới (1 lông đen : 1 lông trắng).

(3) Đúng. Cho F2 giao phối ngẫu nhiên: (1XaXa : 1 XaXa) x (l XAY : lXaY)

®Tỉ lệ chim lông trắng ở F3 

(4) Đúng. Cho chim mái lông trắng giao phối với chim trống lông đen thuần chủng:

XaY x XAXA

® 1 XAXa : 1 XAY.


Câu 40:

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng những người trong phả hệ thuộc quần thể cân bằng di truyền về tính trạng này và có tần số alen gây bệnh là 20%.Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người số (9) có khả năng mang alen gây bệnh.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong phả hệ.

(3) Nếu người số (9) lấy vợ bình thường nhưng mang alen gây bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh lớn hơn 14%.

(4) Xác suất cặp vợ chồng (10) - (11) sinh được 2 người con bình thường lớn hơn 80%.

Xem đáp án

Đáp án B

Xác định tính trội lặn: Xét cặp bố mẹ (1) - (2) có kiểu hình bình thường nhưng sinh con bị bệnh (3)

® Alen gây bệnh là alen lặn.

Quy ước :        A-bình thường;                a-bị bệnh.

- Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ:

+ Cặp số (1) - (2) và (7) - (8) do có kiểu hình bình thường mà sinh ra con bị bệnh (aa) nên sẽ đều có kiểu gen Aa.

+ Những người số (4), (5), (11) sẽ có tỉ lệ kiểu gen (1AA : 2Aa).

+ Người số (3) và (12) bị bệnh nên sẽ có kiểu gen aa.

+ Xét cấu trúc quần thể mà người số (6) sinh sống: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa

® Người số (6) có tỉ lệ kiểu gen là (2AA : 1 Aa).

+ Xét phép lai giữa người số (5) - (6): (1AA : 2Aa) x (2AA : 1 Aa) ® (2A : 1a)(5A : 1a)

® 10AA : 7Aa : 1aa.

® Người số (9) và (10) có tỉ lệ kiểu gen (10AA : 7Aa).

(1) Đúng. Người số (9) vẫn có khả năng mang alen gây bệnh với tỉ lệ 717(2) Sai. Chỉ xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ là những người (1), (2), (3), (7), (8), (12)

(3) Sai. Nếu người số (9) lấy vợ bình thường mang alen gây bệnh: (10AA: 7Aa) x Aa

®Xác suất con gái bị bệnh là 

 (4) Đúng. Xét phép lai giữa (10) - (11):

(10AA : 7Aa) x (1AA : 2Aa) có thể xảy ra 1 trong 4 trường hợp sau:

TH11017AA x 13AAXác suất sinh ra 2 con bình thường là 1017x13=1051
TH21017AA x 23AaXác suất sinh ra 2 con bình thường là1017x23=2051
TH3: 717Aa x 13AAXác suất sinh ra 2 con bình thường là 717x13=751
TH4717Aa x 23AaXác suất sinh ra 2 con bình thường là 717x23x342=21136
® Xác suất sinh ra 2 con bình thường của cặp vợ chồng (10) - (11) là
1051+2051+751+21136=359140887,99%


Bắt đầu thi ngay