Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 5)

  • 11473 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là

Xem đáp án

Đáp án A

Xenlulozơ là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật

Kitin là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào nấm và côn trùng.

Linhin là nhóm chất hữu cơ tham gia vào quá trình hóa gỗ ở tế bào thực vật.


Câu 2:

Tập hợp sinh vật nào sau đây được xem là một quần thể giao phối?

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

B. Sai vì các con ong thợ đều là ong cái và không có khả năng sinh sản.

C. Sai vì những con gà này không sống ổn định trong một không gian thời gian xác định.

D. Sai vì trong hồ có nhiều loài cá.


Câu 3:

Cơ quan thoái hóa là cơ quan

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 5:

Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Peru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El-Nino là kiểu biến động

Xem đáp án

Đáp án D

Biến động số luợng cá thể của quần thể theo chu kì là kiểu biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường.

El-Nino là hiện tượng xảy ra theo chu kì nhiều năm.


Câu 6:

Những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới được cung cấp bởi?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các bằng chứng trên, chỉ duy nhất hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triến của sinh giới.

Các bằng chứng còn lại đều là bằng chứng gián tiếp.

Xác định tuổi của hóa thạch sẽ cho ta biết được thời điểm xuất hiện và quan hệ họ hàng giữa các loài.


Câu 7:

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm:

+ Pha tiềm phát.               + Pha cân bằng.

+ Pha lũy thừa.                 + Pha suy vong.


Câu 8:

Virut có cấu tạo gồm

Xem đáp án

Đáp án A

Virut có cấu tạo gồm lõi axit nucleit (ADN hoặc ARN) và vỏ protein, có thể có thêm vỏ ngoài. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.


Câu 9:

Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng?

Xem đáp án

Đáp án B

Trùng roi xanh và vi khuẩn lam có diệp lục nên chúng sẽ có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng: sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là ánh sáng và nguồn C chủ yếu là từ CO2. Bên cạnh đó, kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu từ ánh sáng và nguồn C chủ yếu lấy từ chất hữu cơ, kiểu dinh dưỡng này bắt gặp ở vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.


Câu 10:

Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (là môi trường vô sinh của quần xã).


Câu 11:

Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiện tượng liền rễ giúp cây thông có thể hỗ trợ nhau thông qua việc trôi đổi nước và chất dinh dưỡng, cảnh báo về tác nhân gây hại. Qua đó giúp các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.


Câu 12:

Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thủy triều đỏ” ảnh hướng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C

Tảo biển khi ra hoa đã vô tình giải phóng độc tố đầu độc các sinh vật khác, việc giải phóng độc tố này không có lợi gì cho chúng nhưng vô tình làm ngộ độc các loài sinh vật biển khác mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.


Câu 14:

Cho các ví dụ sau đây về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

(1) Cây tầm gửi sống trên các thân cây gỗ lớn trong rừng.

(2) Hải quỳ sống bám trên mai cua

(3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng

(4) Phông lan sống trên thân cây gỗ

(5) Địa y sống bám trên thân cây

Có bao nhiêu ví dụ nói về mối quan hệ hội sinh?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội sinh là mối quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng chả bị thiệt hại gì.

(1) Sai. Cây tầm gửi sống kí sinh sẽ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ

(2) Sai. Đây là mối quan hệ cộng sinh, trong đó hải quỳ nhờ cua để di chuyển, cua nhờ hải quỳ bảo vệ vì hải quỳ có chứa độc tố.

(3) Sai. Tương tự ý (1).

(4) (5) Đúng. Phong lan và địa y sống bám trên thân cây gỗ giúp chúng có được nơi sinh sống, qua đó dinh dưỡng từ quang hợp nhờ chất diệp lục; còn cây gỗ không có hại cũng không có lợi nên đây là mối quan hệ hội sinh.


Câu 15:

Loài thực vật nào sau đây có điểm bù CO2 nhỏ hơn các loài thực vật còn lại?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở thực vật CAM như mía có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3


Câu 16:

Sự thông khí ở phổi của động vật nào dưới đây được thực hiện chủ yếu nhờ sự nâng hạ của thềm miệng?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng


Câu 17:

Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 18:

Loại hoocmon nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động quấn vòng ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án A

Vận động quấn vòng ở thực vật là một kiểu hướng động theo hướng tiếp xúc. Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại (phía không tiếp xúc) làm cho cây quấn vòng cần hoocmon kích thích sự sinh trưởng dãn dài của tế bào như GA.


Câu 19:

Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

Xem đáp án

Đáp án A

Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính mà cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây.


Câu 20:

Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

Xem đáp án

Đáp án B

+ Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

+ Sinh trưởng thứ cấp của thân cây gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ giác và vỏ.


Câu 21:

Có bao nhiêu đặc điểm chung của nhân tố Đột biến và di – nhập gen trong các đặc điểm sau đây?

(1) có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể

(2) luôn làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(3) luôn làm tăng tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể

(4) không làm thay đổi tần số alen của quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng.

(2) Sai. Vì Đột biến luôn làm tăng tính đa dạng di truyền, di nhập gen có thế làm giảm tính đa dạng di truyền của quân thể.

(3) Sai. Cả hai nhân tố trên đều vô hướng, có thể làm tăng hoặc giảm tần số kiểu gen dị hợp của quần thể.

(4) Sai. Cả hai nhân tố trên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 22:

Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết ở ruồi giấm đực là

Xem đáp án

Đáp án B

Số nhóm gen liên kết thường bằng bộ nhiễm sắc thế đơn bội của loài.

Nhưng trường hợp cụ thể với ruồi giấm đực (XY) thì ngoài 3 cặp nhiễm sắc thể thường cho 3 nhóm gen liên kết, cặp nhiễm sắc thể giới tính do không tương đồng nên được tính là 2 nhóm gen liên kết.

Vì vậy ở ruồi giấm đực có 5 nhóm gen liên kết.


Câu 23:

Đột biến gen xảy ra trong nguyên phân, truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính là dạng

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến tiền phôi xảy ra trong giai đoạn phôi sớm (khoảng 8 tế bào) khi phôi chưa phân hóa thành các cơ quan nên sau này khi phát triển, các tế bào đột biến này được biệt hóa thành cơ quan sinh sản, thành tế bào sinh dục sơ khai qua đó có thể truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

B. Sai vì đột biến xoma xảy ra ở cơ quan sinh dưỡng, di truyền qua sinh sản vô tính.

c. Sai vì đột biến giao tử xảy ra trong giảm phân.

D. Sai vì đột biến trung tính chỉ là nói đến tác dụng của đột biến, không thể kết luận đột biến xảy ra trong nguyên phân hay giảm phân, cũng không kết luận được đột biến xảy ra trong cơ quan sinh dưỡng hay phôi sớm,...


Câu 24:

Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tiêu hóa chỉ là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

(2) Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa ngoại bào.

(3) Ở động vật nhai lại, dạ múi khế là dạ dày chính thức.

(4) Ở người, thức ăn khi đến ruột không còn được tiêu hóa cơ học nữa

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân và thải ra ngoài cơ thể.

(2) Sai. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào.

(3) Đúng. Dạ múi khế có enzim pepsin và HC1 để tiêu hóa protein có trong vi sinh vật.

(4) Sai. Ở ruột người, thức ăn ngoài được tiêu hóa hóa học ra còn được tiêu hóa cơ học như đảo trộn cho thức ăn thấm đều enzim, nhu động ruột giúp đẩy thức ăn đi.


Câu 25:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

(1) Hình thành loài mới bằng cách sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

(2) Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí

(3) Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai, Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa mới là con đường hình thành loài nhanh nhất.

(2) Sai. Quá trình hình thành loài mới diễn ra cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(3) Đúng. Ngoài chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể thì hình thành loài bằng cách li địa lí còn có thể có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa khác như yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Sai. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.


Câu 27:

Cho các ví dụ sau đây

(1) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.

(2) Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.

(3) Cho hai cá thể thuần chủng tương phản của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.

(4) Dùng Conxisin tác động lên giảm phân I của cơ thể dị hợp tạo giao tử lưỡng bội, lai hai giao tử lưỡng bội thụ tinh thành hợp tử tứ bội.

Có bao nhiêu phương pháp trong số các phương pháp trên tạo ra được dòng thuần chủng?

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Đúng. Khi cho quần thể tự thụ phấn → tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần → tác động chọn lọc → thu được dòng thuần có độ thuần chủng cao.

(2) Đúng. Khi lai khác loài, cá thế con sẽ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài.

Khi tác động Cônxisin vào tứ bội hóa sẽ hình thành nên dòng thuần.

Ví dụ: loài A (MmNn) x loài B (PpQq)

F1: MNPQ →(Tác động của Conxisin) →MMNNPPQQ → dòng thuần. (Các kiểu gen khác của F1 tương tự).

(3) Sai. Cho hai cá thể thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1 (AaBb) ->tứ bội hóa F1 → AAaaBBbb (dị hợp).

(4) Sai. Dùng Cônxisin tác động lên giảm phân I của cơ thể dị hợp tạo giao tử lưỡng bội (AaBb) lai hai giao tử lưỡng bội → AAaaBBbb (dị hợp).


Câu 28:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

Xem đáp án

Đáp án C

A và B. Sai. Vì chuyến đoạn trong một nhiễm sắc thể → vật chất di truyền không đổi, chỉ thay đổi trình tự các gen trên nhiễm sắc thể → không tạo thêm alen nào trên nhiễm sắc thể đơn bị đột biến → Loại.

D. Sai. mất đoạn làm mất gen → không tạo thêm alen nào → loại.

Đúng. lặp đoạn sẽ dẫn đến lặp gen lặp alen.

Ví dụ nhiễm sắc thể đơn ban đầu mang alen A, đột biến lặp đoạn làm nhiễm sắc thể này mang hai alen A (AA). Thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 29:

Trong một quần thể cân bằng di truyền có 96% alen ở locus Rh là R, alen còn lại là r. Cả 50 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định. Biết rằng kiểu gen RR, Rr: dương tính; rr: âm tính. Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Cấu trúc di truyền của quần thể trên là: 0,9216RR : 0,0768Rr : 0,0016rr.

Xác suất một đứa trẻ thuộc quần thể này mang Rh dương tính là: 0,9216 + 0,0768 = 0,9984.

Xác suất để tất cả 50 em đều là Rh dương tính là: 0,998450.


Câu 30:

Axit amin cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba, alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba, valin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Có bao nhiêu loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có:

+ cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba

+ alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba

+ valin được mã hóa bởi 4 bộ ba

→ Để mã hóa chuỗi polypeptit có 5 axit amin gồm 2cystein, 2 alanin, 1 valin sẽ có số cách là: 2.4.4.5!.2=7680 cách tương đương 7680 mARN.

Sở dĩ:

+ Nhân 5! là vì chuỗi polypeptit có 5 axit amin xếp ngẫu nhiên có phân thứ tự.

+ Nhân 2 là vì do axit amin có 2 đầu khác nhau dẫn đến chuỗi polypeptit cũng sẽ có 2 đầu khác nhau, 2 chuỗi polypeptit cùng 1 trình tự nhưng khác chiều sẽ là 2 chuỗi polypeptit khác nhau.

Ví dụ: chuỗi Cys-Cys-Ala-Ala-Val sẽ khác chuỗi Val-Ala-Ala-Cys-Cys.


Câu 31:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Trong một phép lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân cao có kiểu gen Aa, ở đời con thu được phần lớn các cây thân cao và một vài cây thân thấp. Biết rằng sự biểu hiện chiều cao cây không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây thân thấp này có thể là thể đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Xét phép lai của đề bài: AA x Aa ở đời con có thu được 1 vài cây thân thấp (chỉ chứa alen a) → Cây Aa sẽ cho alen a.

Mà cây thân cao thuần chủng (AA) nếu giảm phân cho giao tử bình thường thì sẽ cho toàn giao tử mang alen A đời con sẽ không xuất hiện cây thân thấp.

→ Cây thân cao thuần chủng (AA) sẽ không cho giao tử mang alen A → cho giao tử khuyết nhiễm sắc thể mang alen A (vì đề đã loại trường hợp đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể).

→ Cây thân thấp ở đời con sẽ chỉ có mang kiểu gen a → Thể một nhiễm.


Câu 32:

Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử 3n tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội (P) có kiểu gen AAAaaa tự thụ phấn thì ở F1 tỉ lệ các cá thể có kiểu gen khác (P) chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

Cây lúa mì lục bội AAAaaa khi giảm phân sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ:

1AAA: 9AAa : 9Aaa : laaa.

→ Tỉ lệ các cây lúa mì F1 có kiểu gen khác (P) là: 


Câu 33:

Thực hiện thí nghiệm cho giao phối giữa chuột lông trắng, dài với chuột lông xám, ngắn đều thuần chủng thu được F1 đồng tính lông trắng, dài. Tiếp tục giao phối giữa các cá thể F1 với nhau thu được F2 phân li kiểu hình: 56,25% lông trắng, dài: 18,75% lông trắng, ngắn: 18,75 lông đen, dài: 6,25% lông xám, ngắn.

Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Có bao nhiêu phát biểu sau về thí nghiệm trên là đúng?

(1) Hai cặp gen quy định hai tính trạng trên phân li độc lập

(2) Ở F2 có tối đa 9 kiểu gen 49

(3) Trong số các cá thể chuột lông trắng, dài; tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là

(4) Cho 2 cá thể thuần chủng chuột lông đen, dài và chuột lông trắng, ngắn lai với nhau; thu được đời con đồng nhất một kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án C

Sơ đồ hóa phép lai:

PTC: chuột lông trắng, dài X chuột lông xám, ngắn

F1: đồng tính lông trắng dài

Ft  x F1 → F2: 9 lông trắng, dài : 3 lông trắng, ngắn : 3 lông xám, dài : 1 lông xám, ngắn.

Nhận xét: P thuần chủng tương phản → F đồng tính lông trắng, dài → lông trắng dài là tính trạng trội hoàn toàn so với lông xám, ngắn.

Quy ước: A - lông trắng, a - lông xám; B - lông dài, b - lông ngắn.

(1) Sai. F2 tỉ lệ 9:3:3:1. Đây là tỉ lệ của phép lai:

AaBb X AaBb (Phân li độc lập) hoặc ABabx ABab

(Di truyền liên kết không hoàn toàn với f = 50%).

(2) Sai. Nếu là phân li độc lập sẽ cho F1 tối đa 9 kiểu gen.

Nếu là di truyền liên kết không hoàn toàn sẽ cho F2 tối đa 10 kiểu gen.

     (3)Đúng. Nếu là phân li độc lập thì trong số các cá thể chuột lông trắng, dài; tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là 
Nếu là di truyền liên kết không hoàn toàn thì trong số các cá thể chuột lông trắng, dài; tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là 
     (4)Đúng. Nếu là phân li độc lập: 
Nếu là di truyền liên kết không hoàn toàn: 


Câu 34:

Cho các phép lai sau:
 (1) AaBbDdEe  x AaBbDdEe
 (2) AaBDbdXEXeAaBDbdXEY
 (3) ABDabdEE x ABdabDEe
 (4) ABDabdXEXe x ABdabdXeY

Có bao nhiêu phép lai cho đời con số kiểu gen tối đa nhiều hơn 100 kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án B
(1)
Sai.  Số kiểu gen tối đa là: 34 =81.

(2) Đúng.  Số kiểu gen tối đa là: 3.10.4 = 120.

(3) Sai. Số kiểu gen tối đa là: 36.2 = 72.

(4) Đúng. Số kiểu gen tối đa là: 26.4 = 104.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả tròn lai với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau, F1 thu được 3600 cây thuộc 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 576 cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái là như nhau với các gen đang xét. Cho các nhận xét sau:

(1)      F2 có 10 kiểu gen.

(2)      Ở F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3)      F1 dị hp tử hai cặp gen.

(4)     Nếu quá trình phát sinh giao tử đực không có hoán vị gen mà kết quả ở F2 vẫn không đổi thì tần số hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái là 36%.

Có bao nhiêu nhận xét đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sơ đồ hóa phép lai:

Ptc: hoa đỏ, quả tròn x hoa vàng, quả bầu dục

F1: 100% cây hoa đỏ, quả tròn.

F1 x F1 → F2: 16% cây hoa đỏ, quả bầu dục. 

Vì (P) thuần chủng tương phản mà F1 thu được toàn kiểu hình hoa đỏ, quả tròn

→ hoa đỏ, quả tròn trội hoàn toàn so với hoa vàng, quả bầu dục.

F2: cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) = 16% được tạo thành từ phép lai (AaBb) X (AaBb)

→ Không thể là phân li độc lập mà phải di truyền liên kết gen không hoàn toàn vì nếu là phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình A-bb = 18,75%.

(Nếu bạn nào kinh nghiệm nhìn vào đáp án cũng sẽ biết được là đi truyền liên kết không hoàn toàn).

 
(1)Đúng. Phép lai có hoán vị gen 2 bên cho F1 10 loại kiểu gen.
(2)Đúng. 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn là 
(3) Đúng.
(4)Đúng. Nếu quá trình phát sinh giao tử đực không có hoán vị gen: ABabxABab

 


Câu 37:

một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, alen A (lông đen) trội hoàn toàn so với alen a (lông trắng). Có bốn quần thể thuộc loài này đều ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: quần thể 1: 64%; quần thể 2: 6,25%; quần thể 3: 9%; quần thể 4: 25%.

Trong các nhận xét về các quần thể trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1)      Trong bốn quần thể trên, quần thể 1 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp cao nhất.

(2)     Trong tổng số cá thể lông đen ở quần thể 2, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 40%.

(3)     Quần thể 3 có tỉ lệ cá thể lông đen đồng hợp lớn hơn tỉ lệ cá thể lông đen đồng hợp của quần thể 4.

(4)      Quần thể 4 có tần số kiểu gen đồng họp bằng tần số kiểu gen dị hợp tử.

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể 1: 64% → aa = 0,64 a = 0,8 → Aa = 0,32.

Quần thể 2: 6,25% → aa = 0,0625 → a = 0,25 →→ Aa = 0,375.

Quần thể 3: 9% → aa = 0,09 → a = 0,3 → Aa = 0,42.

Quần thể 4: 25% → aa = 0,25 → a = 0,5 → Aa = 0,5.
(1) Sai. Quần thể 4 mới có tỉ lệ kiểu gen dị hợp cao nhất.

(2)Đúng. Tỉ lệ cá thể lông đen dị hợp trong tổng số cá thể lông đen là: 
(3) Đúng. Tỉ lệ cá thể lông đen đồng hợp của quần thể 3 là: AA = 0,72 = 49%.

      Tỉ lệ cá thể lông đen đồng hợp của quần thể 4 là: AA = 0,52 = 25%

(4) Đúng. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là: AA + aa = 0,25 + 0,25 = 0,5

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp là: Aa = 0,5.

 


Câu 38:

Ở đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ (A), quả trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng (a), quả nhăn (b); các cặp alen này di truyền độc lập. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1)      Kiểu gen của cây hoa đỏ, quả nhăn thuần chủng là AABB và AAbb.

(2)      Cây hoa trắng, quả trơn có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử

(3)      Lai phân tích cây hoa đỏ, quả trơn đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1

(4)      Phép lai P: aaBb X Aabb cho đời con có tỉ lệ kiểu gen khác với tỉ lệ kiểu hình

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Kiểu gen của cây hoa đỏ, quả nhăn thuần chủng là Aabb.

(2) Đúng. Cây hoa trắng, quả trơn có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử: aB và ab.

(3) Sai. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang đồng hợp lặn nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Cây hoa đỏ, quả trơn có các kiểu gen AABB, AABb, AaBB, AaBb.

Chỉ có cây hoa đỏ, quả trơn mang kiểu gen AaBb khi lai phân tích mới cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.

(4) Sai. Phép lai P : aaBb x Aabb cho đời con F1

+ Có tỉ lệ kiểu gen là (1 : 1)(1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1

+ Có tỉ lệ kiểu hình là 1A-B- : lA-bb : 1aaB- : 1aabb.

→ Tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình.


Câu 39:

Ở một loài thực vật A- hạt vàng trội hoàn toàn so với a- hạt xanh, B- vỏ trơn trội hoàn toàn so với b- vỏ nhăn; D- hình dạng hạt tròn trội hoàn toàn so với d- hình dạng hạt bầu. Cho cây hạt vàng, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn lai với cây hạt xanh, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn ở đời con F thu được 8 loại kiểu hình, trong đó hạt vàng, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn chiếm 2780 Biết rằng cặp gen quy định tính trạng màu sắc của hạt liên kết không hoàn toàn với cặp gen quy định tính chất của vỏ hạt. Trong trường hợp không có đột biến, tính theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1)   Đời con F1 cho 21 loại kiểu gen khác nhau.

(2)   Tỉ lệ cây hạt vàng,vỏ nhăn, hình dạng hạt tròn có kiểu gen đồng hợp luôn bằng 0%.

(3)   Tỉ lệ kiểu gen mang 3 cặp dị hợp thu được ở đời con F1 bằng 1,25%.

(4)      Tỉ lệ kiếu hình hạt xanh, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn chiếm 12,5%

Xem đáp án

Đáp án B

Sơ đồ hóa phép lai:

P: cây hạt vàng, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn (A-B-D-) x cây hạt xanh, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn (aaB-D-)

F1: 8 loại kiểu hình, hạt vàng, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn (A-B-D-) chiếm 2780

Do F1 thu đuợc 8 loại kiểu hình, do đó kiểu gen dự tính của (P) phải là

(AaBb)Dd x(aaBb)Dd

→ Tỉ lệ kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn 
Xét phép lai (Đối với kiểu gen di truyền liên kết, khi chưa rõ là dị hợp đều hay dị hợp chéo thì ta kí hiệu vào ngoặc đơn)


→ Tỉ lệ kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn 

Thật ra vẫn có tỉ lệ tương quan kiểu hình cho phép lai giữa 1 cơ thể dị hợp 2 cặp gen với 1 cơ thể dị hợp 1 cặp gen dạng  nhưng bản thân tôi thấy rằng nó là 1 phần rất nhỏ nên không cần phải máy móc công thức.

(1)Đúng. Xét phép lai  đời con thu được số kiểu gen tối đa là: 7.3 = 21
(2) Đúng. Tỉ lệ cây hạt vàng, vỏ nhăn, hình dạng hạt tròn có kiểu gen đồng hợp 
(3) Sai. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 cặp dị hợp thu được ở đời con F1 là 12,5%, trong đó: 

(4) Sai. Tỉ lệ kiểu hình hạt xanh, vỏ trơn, hình dạng hạt tròn chiếm tỉ lệ:
aBa-D-=0,1aB.(0,5ab+0,5aB)+0,4ab.0,5aB.0,75D-=22.5%


Câu 40:

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; bệnh mù màu đỏ-xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau :
         
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 III11

trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là ?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Dễ thấy người nam số (9) và (12) cùng có kiểu gen là aa XbY.

+ Con có kiểu gen aa → những người (5) (6) (7) (8) có kiểu gen Aa

+ Người số (6) và số (8) là nam (bình thường) có kiểu gen đầy đủ là Aa XbY

+ Người số (10) sẽ có kiểu gen (1AA:2Aa)XBY

+ Người số (12) có kiểu gen XbY nhận Xb từ người số (7) → người số (7) có kiểu gen AaXBXb

+ Người số (11) sẽ có kiểu gen (1AA: 2Aa)(lXBXB : lXBXb)

Phép lai giữa cặp (10) và (11) là :

(1 AA :2 Aa) XBY x(l AA: 2 Aa)(l XBXB : lXBXb

Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh là: 23x23x34=13


Bắt đầu thi ngay