Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án
Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 20)
-
16363 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
Chọn D
Một số bằng chứng sinh học phân tử thể hiện nguồn gốc của sinh giới:
- Mọi sinh vật đều cỏ chung vật chất di truyền là AND trừ 1 số loại vius, AND của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nu cơ bản , chúng đều có chức năng mang, truyền đạt thông tin di truyền.
Các loài sinh vật hiện nay đều có chung 1 bộ mã di truyền và có chung cơ chế phiên mã, dịch mã.
Tuy nhiên ADN ở các loài sinh vật có sự khác nhau bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các Nu.
Câu 2:
Hiện tượng liên kết gen xảy ra trong trường hợp
Chọn D
B duy trì ổn định của tính trạng → sai.
C Do nhiều cặp gen qui định → sai.
Liên kết gen là các gen trên cùng NST di truyền cùng nhau dẫn tới các nhóm tính trạng di truyền cùng nhau. Nên D ko phải ý nghĩa của lk gen
Câu 3:
Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
Chọn B
Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là tạo nên các tế bào sơ khai đầu tiên. → Đáp án B đúng.
Các đáp án A, C, D sai vì đây là những kết quả của quá trình tiến hóa sinh học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học
Câu 4:
Ở một loài, alen H quy định cây cao, alen h quy định cây thấp; alen E quy định chín sớm, alen e quy định chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể di truyền liên kết với nhau. Phép lai nào dưới đây ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ phân tính là 1:1:1:1?
Chọn B
H-cây cao, h-cây thấp, E - chín sớm, e - chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một NST di truyền liên kết với nhau
Câu 5:
Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ
Chọn B
Phiên mã không theo nguyên tắc bán bảo tồn. ADN polimeraza chỉ tham gia vào quá trình nhân đôi thôi, còn mạch mới của ARN là mạch 5' - 3', ADN thì có 2 mạch mới đc tạo thành
Câu 6:
Một cơ thể có kiều gen Dd. Nếu xảy ra hoán vị gen với tần số 20% thì loại giao tử AB d chiếm tỷ lệ:
Chọn A
Hoán vị gen với tần số 20% thì giao tử AB d = 1/2 × 0,4 = 0,2
Câu 7:
Kích thước của quần thể là
Chọn C
Kích thước quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể trong khoảng không gian của quần thể
Kích thước quần thể dao dộng từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa. Trong đó.
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.
Khi kích thước quần thể xuống dưới kích thước tối thiểu thì quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng và diệt vong do: sự gặp nhau giữa các cá thể ít → giảm khả năng sinh sản; khả năng giao phối cận huyết tăng; các cá thể ít nên sự hỗ trợ nhau kém....
+ Kích thước tối đa là số lượng cá thể quần thể có thể đạt được tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 8:
Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
Chọn B
Đối với động vật đơn bào, đa bào bậc thấp: chưa có hệ thống tuần hoàn, các chất được trao đổi qua toàn bộ cơ thể.
Đối với động vật đa bào bậc cao: trao đổi chất qua các bộ phận:
+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu, dịch mô
+ Tim là cái hút đẩy máu chảy trong hệ mạch.
+ Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
Câu 9:
Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là
Chọn C
Mỗi nucleoxome được cấu tạo từ thành phần cơ bản là 8 phân tử protein loại histon và 146 cặp nucleotide.
Câu 10:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là
Chọn C
A sai. Nằm trên các cặp NST tương đồng mới đúng.
B sai. Vì sự phân li của NST → sự phân li của gen chứ không phải ngược lại.
D sai giống A
Câu 11:
Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại
Chọn B
NST ABCDE*FGH → ABCF*EDGH.
Nhìn vào cấu trúc NST ta thấy đoạn NST DE*F bị đảo → F*ED có mang tâm động → đảo đoạn gồm tâm động.
Câu 12:
Quang hợp ở thực vật:
Chọn D
- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Câu 13:
Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước có trình tự là
Chọn D
Các bước của kĩ thuật chuyển gen gồm:
a. Tạo ADN tái tổ hợp
* Nguyên liệu:
+ ADN chứa gen cần chuyển.
+ Thể truyền : Plasmit (là ADN dạng vòng nằm trong tế bào chất của vi khuẩn và có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN vi khuẩn) hoặc thể thực khuẩn (là virut chỉ ký sinh trong vi khuẩn).
+ Enzim cắt (restrictaza) và enzim nối (ligaza).
* Cách tiến hành:
– Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
– Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính
– Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
– Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
– Chọn thể truyền có gen đánh dấu
– Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.
– Phân lập dòng tế bào chứa gen đánh dấu
Câu 14:
Ở một loài thực vật biết rằng: A- : thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Tỉ lệ của loại kiểu hình thân thấp, hoa hồng tạo ra từ phép lai AaBb x aaBb là:
Chọn B
Ở một loài thực vật, A-thân cao, aa-thân thấp, BB-hoa đỏ, Bb-hoa hồng, bb- hoa trắng.
Hai tính trạng chiều cao và màu hoa di truyền độc lập. AaBb × aaBb tỷ lệ thân thấp, hoa hồng (aaBb) = 1/2 × 1/2 =1/4 = 25%
Câu 15:
Quần thể có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là
Chọn C
Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng: p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Quần thể cân bằng nếu: p2 × q2 = (2pq/2)2
Thử vào ta thấy có quần thể C cân bằng.
Câu 16:
Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
Chọn B
Giải pháp phát triển bền vững là các hoạt động:
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 17:
Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là
1. ABCDEFGH.
2. AGCEFBDH
3. ABCGFEDH
4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:
Chọn A
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên: 1 → 3 → 4 → 2
Câu 18:
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa kép, gen a quy định tính trạng hoa đơn. Cho lai hai cây tứ bội với nhau được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa kép : 1 cây hoa đơn. Kiểu gen của cây bố, mẹ là
Chọn C
Ở một loài thực vật A-hoa kép, a- hoa đơn.
Cho lai hai cây tứ bội với nhau → 1 cây hoa kép,1 cây hoa đơn.
Tạo hoa đơn (aaaa) nhận aa từ mẹ và từ bố. Một bên tạo 2 giao tử, 1 bên tạo 1 giao tử.
Phép lai phù hợp Aaaa × aaaa.
Câu 19:
Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể diễn ra theo sơ đồ sau:
Chọn A
Các loài gốc khi di cư đi xa hoặc trở ngại về địa lý thì sẽ hình thành nên các nòi địa lý khác nhau nếu các nòi địa lý này có cách li sinh sản với quần thể gốc ban đầu thì loài mới sẽ được hình thành.
Câu 20:
Ý có nội dung không đúng về nguyên tắc xây dựng ba loại tháp sinh thái là
Chọn C
Tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng của tất cả các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 21:
Huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch là do
Chọn D
Huyết áp phụ thuộc vào áp lực đẩy máu của tim. Do vậy dòng máu càng xa tim thì huyết áp càng giảm. Ở động mạch chủ, huyết áp lớn nhất do vừa mới được bơm đẩy lên tim, đến các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch sau đó đến mao mạch thì huyết áp giảm dần thêm.
Câu 22:
Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến đó là
Chọn C
Quá trình trên chính là quá trình diễn thế nguyên sinh, khởi đầu từ môi trường chưa có quần xã sinh vật nào → hình thành nấm, mốc... Sự biến đổi tuần tự các quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện dinh dưỡng việc thủy phân tinh bột.
Không phải diễn thế phân hủy: diễn thế phân hủy diễn ra trên xác sinh vật.
Câu 23:
Cho các nhận định sau:
I. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
II. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
III. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
IV. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động.
Số nhận định đúng là:
Chọn B
Câu 24:
Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Khi môi trường không có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn thực hiện phiên mã?
Chọn C
Xét các chủng đột biến của đề bài:
Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng do đó protein ức chế không thể gắn vào vùng vận hành O để ngắn cản phiên mã → quá trình phiên mã vẫn diễn ra ngay cả khi môi trường không có đường lactose.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Đột biến ở gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Do đó khi môi trường không có đường lactose thì chủng II vẫn không thể thực hiện phiên mã.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng → gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế nhưng protein này bị mất chức năng không thể gắn vào vùng vận hành nên không ngăn cản sự phiên mã → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng IV vẫn phiên mã bình thường.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã → không tổng hợp được protein ức chế → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng V vẫn phiên mã bình thường.
Vậy có 3 chủng: I, III, IV vẫn thực hiện phiên mã khi môi trường không có đường lactozơ
Câu 25:
Đem một cá thể mang 2 tính trạng chưa biết kiểu gen với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. Biết gen quy định 2 tính trạng nằm trên NST thường và không bị ảnh hưởng bởi giới tính. Có các nhận định sau
I. Nếu Fa cho ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân li 1:1:1:1 thì chắc chắn cá thể đem lai không thể mang 3 cặp gen dị hợp.
II. Fa cho tối đa 4 loại kiểu hình ở đời con.
III. Nếu cá thể đem lai đồng hợp về tất cả các cặp gen thì Fa đồng loạt mang 1 loại kiểu gen.
IV. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng, gen quy định hai tính trạng nằm cùng trên 1 cặp NST tương đồng. Fa cho 4 loại kiểu hình, kết luận có hiện tượng hoán vị gen xảy ra.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Chọn B
Nội dung III, IV đúng
Câu 26:
Cho các nhận xét sau, số nhận xét không đúng là:
I. Mật độ có có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào.
II. Trong sinh cảnh cũng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.
III. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông vào năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa.
IV. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể.
Chọn A
Câu 27:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
I. Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
II. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã.
III. Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’à 5' trên phân tử mARN.
IV. Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.
Chọn A
Câu 28:
Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
II. Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái.
III. Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế.
IV. Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
Chọn B
Nội dung III, IV đúng.
Nội dung I, II sai. Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian tương ứng với sự biến đổi của môi trường, kết quả là đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định
Câu 29:
Một tế bào xôma ở gà(2n = 78) trải qua quá trình nguyên phân. Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Ở kì giữa có 78 nhiễm sắc thể kép.
II. Ở kì đầu có 156 tâm động.
III. Ở kì sau có 156 nhiễm sắc thể đơn.
IV. ở kì sau có 156 crômatit.
Chọn D
Nội dung I, III đúng.
Nội dung II sai. Ở kì đầu có 78 tâm động.
Nội dung IV sai. Ở kỳ sau có 0 cromatit.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 30:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
I. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể.
II. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến.
III. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
IV. Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể.
Chọn D
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
II. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
III. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
IV. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.
Số phát biểu sai là:
Chọn D
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 đúng. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt như tính toàn khoảng cách và mật độ phù hợp trong chăn nuôi và trồng trọt.
Nội dung 3 sai. Các cây thông trong rừng thông có kiểu phân bố là phân bố đồng đều. Các loài gỗ sống trong rừng có kiểu phân bố là phân bố ngẫu nhiên.
Nội dung 4 sai. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng một loài.
Vậy có 2 nội dung sai.
Câu 32:
Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ dị hợp tử về các cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
6 cây quả dẹt, hoa đỏ;
5 cây quả tròn, hoa đỏ
3 cây quả dẹt, hoa trắng;
1 cây quả tròn, hoa trắng
1 cây quả dài, hoa đỏ
Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ trợ.
II. Một trong hai cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả di truyền liên kết với cặp gen quy định màu sắc hoa.
III. Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
IV. Kiểu gen của P là hoặc
Chọn A
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Quả dẹt : quà tròn : quả dài = 9 : 6 : 1 => Tính trạng hình dạng quả tuần theo quy luật tương tác gen bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. => Nội dung I đúng.
Hoa đỏ : hoa trắng = 3 : 1 => Tính trạng màu hoa tuân theo quy luật phân li.
Quy ước:
A_B_ quả dẹt; A_bb, aaB_ quả tròn; aabb quả dài.
D – hoa đỏ, d – hoa trắng.
Tỉ lệ phân li kiểu hình là 6 : 5 : 3 : 1 : 1 < (9 : 6 : 1) x (3 : 1) => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn xảy ra.
Không xuất hiện kiểu hình quả dài, hoa trắng (aabbdd) => Không xuất hiện loại giao tử (abd) => Kiểu gen của P có thể là Aa Bd//bD hoặc Ad/aD Bb liên kết gen hoàn toàn.
Nội dung II, IV đúng, nội dung III sai.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 34:
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, ở F3, cây thân cao chiếm tỉ lệ 16,25%.
Cho các phát biểu sau:
I. Ở thế hệ xuất phát (P), trong số những cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
II. Ở thế hệ F1, số cây thân cao có kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ bằng số cây thân cao có kiểu gen dị hợp.
III. Ở thế hệ F2 cây thân thấp chiếm tỉ lệ 82,5%.
IV. Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 97,5%.
Số phát biểu đúng là
Chọn B
Ở thế hệ thứ 3 cây thân thấp chiếm: 1 – 16,25% = 83,75%
Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đẩu
=> Sau 3 thế hệ tự thụ tỉ lệ kiểu hình thân thấp tăng lên: (x – x/23) : 2 = 83,75% - 75% = 8,75%
=> x = 0,2.
Tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở thế hệ P là: 25% - 20% = 5%.
Tỉ lệ cây thuần chủng trong số cây thân cao là: 5% : 25% = 20% => Nội dung 1 sai.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen đồng hợp là: 5% + (20% - 20%/2) : 2 = 10%.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen dị hợp là: 20% : 2 = 10%.
Nội dung 2 đúng.
Ở thế hệ F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ: 75% + (20% - 20%/22) : 2 = 82,5 % => Nội dung 3 đúng.
Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp là: 1 – 20%/23 = 97,5%. => Nội dung 4 đúng.
Câu 35:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây:
I. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
II. Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
III. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
IV. Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Chọn B
Nội dung 1, 3 đúng.
Nội dung 2 sai. ADN - polimeraza không có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
Nội dung 4 sai. Sự nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của chu kỳ tế bào.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 36:
Giả sử: A: hoa tím, a: hoa trắng, B: quả dài, b: quả ngắn.
Đem lai giữa đậu hoa tím, quả dài với đậu hoa trắng, quả ngắn thu được F1 đồng loạt hoa tím, quả dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo số liệu sau:
4212 cây hoa tím, quả dài.
1406 cây hoa tím, quả ngắn.
1402 cây hoa trắng, quả dài.
468 cây hoa trắng, quả ngắn.
Cho các phát biểu sau:
I. Hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền độc lập với nhau.
II. F1 có kiểu gen dị hơp AaBb.
III. Khi cho thể hệ lai thu được kết quả: 298 hoa tím, quả dài, 103 hoa tím, quả ngắn thì kiểu gen của cây I đem lai chỉ có thể là AaBB.
IV. Khi cho thế hệ lai Xuất hiện 4 kiểu hình tỷ lệ: 37,5 : 37,5 : 12,5 : 12,5 thì kiểu gen của cây II đem lai chỉ có thể là aaBb.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Chọn C
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Hoa tím : hoa trắng = (4212 + 1406) : (1402 + 468) = 3 : 1.
Quả dài : quả ngắn = (4212 + 1402) : (1406 + 468) = 3 : 1.
Tỉ lệ phân li kiểu hình là: 4212 : 1406 : 1402 : 468 = 9 : 3 : 3 : 1. = (3 : 1) x (3 : 1).
Tích tỉ lệ phân li riêng bằng tỉ lệ phân li chung => 2 tính trạng này di truyền độc lập với nhau. => Nội dung 1 đúng.
Cho lai P tương phản về 2 cặp tính trạng tạo ra F1 đống nhất hoa tím, quá dải => F1dị hợp tất cả các cặp gen.
F1 có kiểu gen là AaBb. => Nội dung 2 đúng.
Cho F1 lai với một cây khác tạo ra 100% hoa tím, 3 quả dài : 1 quả ngắn => Cây đem lai có kiểu gen là AABb. => Nội dung 3 sai.
37,5 : 37,5 : 12,5 : 12,5 = 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1). Cây F1 AaBb lai với aaBb hoặc Aabb sẽ tạo ra kiểu hình như trên. => Nội dung 4 sai.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 37:
Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ
Chọn C
- Cơ thể đực có 30% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,3. à Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,3 = 0,7.
- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử cái đột biến có tỉ lệ = 0,1.
Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,7 × 0,9 = 0,63 = 63%
Câu 38:
Một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Cho 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 10 kiểu gen.
II. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 có tối đa 3 kiểu hình.
III. Nếu tần số hoán vị gen nhỏ hơn 20% thì F1 có kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm trên 50%.
IV. Nếu hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực thì F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
Chọn C
Nội dung I đúng. Vì nếu 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen thì F1 sẽ có 10 kiểu gen.
Nội dung II đúng. Vì khi liên kết hoàn toàn thì chỉ có 3 kiểu hình hoặc 2 kiểu hình.
Nội dung III sai. Vì kiểu hình A-B- luôn = 0,5 + đồng hợp lặn. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì kiểu hình đồng hợp lặn là 0 → A_B_ = 50%.
Nội dung IV đúng. Vì P dị hợp 2 cặp gen, hoán vị gen ở một giới tính thì F1 có 7 kiểu gen.
Vậy có 3 nội dung đúng
Câu 39:
Ở người, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu, alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông. Hai gen này nằm trên vùng không tưong đồng của nhiễm sắc thể X và cách nhau 20 cM. Theo dõi sự di truyền hai tính trạng này trong một gia đình thấy: người phụ nữ (1) có kiểu gen dị hợp tử chéo kết hôn với người đàn ông (2) bị bệnh mù màu sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông, con trai (4) và con gái (5) không bị bệnh. Con gái (5) kết hôn với người đàn ông (6) bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả mọi người trong gia đình trên. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Có thể xác định được kiểu gen 5 người trong gia đình trên.
II. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là 10%.
III. Phụ nữ (5) có kiểu gen dị hợp từ hai cặp gen với xác suất 20%.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là 4%.
Chọn C
Người phụ nữ 1 có kiểu gen là: XAbXaB.
Người đàn ông 2 bị mù màu có kiểu gen là: XaBY.
Người con trai 3 bị bệnh màu khó đông có kiểu gen là: XAbY.
Người con trai 4 không bị bệnh có kiểu gen là XABY.
Người đàn ông 6 bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là: XAbY.
Người con gái 5 không xác định được kiểu gen. Nội dung 1 đúng.
Người con gái 5 sinh ra từ bố mẹ XAbXaB × XaBY không bị bệnh thì có kiểu gen là: 0,4XAbXaB : 0,1XABXaB.
Người phụ nữ 5 có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen với xác suất: 0,4 : 0,5 = 80%. Nội dung 3 sai.
Người con gái 5 lấy người đàn ông 6: (4/5 XAbXaB : 1/5 XABXaB) × XAbY.
Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là: 4/5 × 0,4 × 0,5 + 4/5 × 0,1 × 0,5 = 20%. Nội dung 2 sai.
Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là: 4/5 × 0,1 × 0,5 = 4%. Nội dung 4 đúng.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 40:
Khi khảo sát sự di truyền hai cặp tính trạng màu sắc và độ dày mỏng của cánh ở một loài ong ký sinh, người ta đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng thu được F1 đều có mắt đỏ, cánh dày.
1. Đem lai phân tích con đực F1 thu được thế hệ lai phân li kểu hình theo số liệu sau:
502 con mắt đỏ, cánh dày
997 con mắt vàng mơ, cánh mỏng
498 con mắt vàng mơ, cánh dày
2. Đem lai phân tích con cái F1 thu được thế hệ lai phân 1 kiểu hình gồm:
581 con mắt vàng mơ, cánh dày
873 con mắt vàng mơ, cánh mỏng
387 con mắt đỏ, cánh dày
97 con mắt đỏ, cánh mỏng.
Biết độ dày của cánh do một cặp gen điều khiển. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
II. Ba cặp gen quy định các tính trạng nằm trên 1 cặp NST.
III. F1 có thể có kiểu gen hoặc
IV. Ở con cái có xảy ra hoán vị với tần số 20%.
Chọn B