IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 19)

  • 16389 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung A không phải là biểu hiện của đột biến, sự thay đổi sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng là thường biến, sự biến đổi này chỉ liên quan đến kiểu hình, không biến đổi ở kiểu gen


Câu 2:

Câu nào sau đây là không chính xác:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các kết luận trên, D sai động lực đẩy nước từ dưới lên gồm có: Động lực dòng mạch gỗ:

Lực hút của lá (động lực chính)

Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân

Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn


Câu 3:

Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau:

(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Trình tự đúng của các bước là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trình tự các bước phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp  là:

+ Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

+ Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

+ Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn


Câu 4:

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỷ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thân cao, hoa đỏ: 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét riêng từng cặp tính trạng:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1.

Hoa đỏ : hoa trắng = 1 : 1.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung lớn hơn tích tỉ lệ phân li kiểu hình riêng nên có hoán vị gen xảy ra.

Đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ phân li kiểu hình phản ánh tỉ lệ giao tử sinh ra ở cơ thể mang kiểu hình trội.

Cây thân thấp, hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 12,5% => Tỉ lệ giao tử ab là 12,5% < 25% => Đây là giao tử hoán vị.

Vậy kiểu gen ở cơ thể có kiểu hình trội là dị hợp tử chéo: Ab//aB x ab//ab


Câu 5:

Ví dụ nào sau đây là cách ly sau hợp tử?

Xem đáp án

Đáp án C

Cách li sau hợp tử là dạng cách li xảy ra sau khi hợp tử đã được hình thành.

Trong các ví dụ trên thì con lai giữa lừa và ngựa là con la không có khả năng sinh sản là dạng cách li sau hợp tử.

Các đáp án A (cách li nơi ở), B (cách li tập tính), C (cách li cơ học) là dạng cách li trước hợp tử


Câu 6:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa. Biết rằng cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây không kết hạt ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì cây aa không có khả năng kết hạt nên sẽ không tham gia vào quá trình sinh sản tạo ra thế hệ sau.

Lúc náy cấu trúc di truyền của thế hệ P là: 0,45AA : 0,3Aa = 0,6AA : 0,4Aa.

Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

Vậy tỉ lệ cây không kết hạt ở thể hệ F1 là 0,1


Câu 7:

Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành 1 tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

Nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể (nhân tố hữu sinh) là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa 1 sinh vật (nhóm sinh vật) này với 1 sinh vật (nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.

Trong các nhân tố trên thì nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.


Câu 8:

Đặc điểm nào không đúng với mã di truyền:

Xem đáp án

Đáp án C

Mã di truyền có các đặc điểm: phổ biến, đặc hiệu, thoái hóa và liên tục.

Tính đặc hiệu của mã di truyền là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amine.


Câu 9:

Mô phân sinh bên chỉ có ở nhóm cây nào sau:

Xem đáp án

Đáp án A

Mô phân sinh bên chỉ có ở cây 2 lá mầm. Các câu lúa, dừa, ngô, mía là các cây 1 lá mầm → Chỉ có A đúng


Câu 10:

Tại sao khi gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn lạiphats triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo nên?

Xem đáp án

Đáp án B

Tinh hoàn ở giống đực là nơi chủ yếu điều khiển khả năng tiết testosteron, hoocmon sinh dục của giống đực. Testosteron có khả năng thúc đẩy giống đực phát huy hết tiềm năng sinh sản của mình ra ngoài để thu hút bạn tình. Ở gà đó là kích thước mào, giọng gáy, dáng vẻ, móng và cựa. Khi cắt đi tinh hoàn đòng nghĩa với việc không còn kích thích của testosteron đối với cơ thể, gà sẽ béo ra, không còn gáy được, không có cựa, móng nhỏ, ít mào và không còn bản năng sinh dục


Câu 12:

Sự hoán vị gen khi xảy ra chỉ có ý nghĩa khi

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 13:

Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án A

Các đáp án: những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì, những con cá sống trong Hồ Tây, những con chim sống trong rừng Cúc Phương đều không cùng loài nên không phải quần thể.

Chỉ có đáp án: Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên là quần thể do thỏa mãn các điều kiện:

- Cùng loài

- Cùng sống trong 1 khoảng không gian

- Tại 1 thời điểm

- Có khả năng sinh sản sinh ra thế hệ mơi hữu thụ.


Câu 14:

Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động vào vốn gen có sẵn của quần thể chứ không có khả năng tạo ra các alen mới và kiểu gen mới trong quần thể.

Nội dung A đúng. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn có hại ra khỏi quần thể do các alen lặn luôn tồn tại trong quần thể với một tần số rất thấp trong các cá thể dị hợp.

Nội dung B đúng.

Nội dung D đúng. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì tất cả các cá thể mang gen trội đều được biểu hiện ở kiểu hình, không giống như alen lặn, có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp tử.


Câu 15:

Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung A, B, D đúng.

Nội dung C sai. Trong quần xã, số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng nhỏ


Câu 16:

Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng tiếp xúc.

Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.

Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho tua của nó quấn quanh giá thể.

Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường =>  giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển


Câu 18:

Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 loại môi trường sống là: Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hóa của chó mèo là những ví dụ về môi trường sinh vật.

Môi trường sinh vật bao gồm thực vật, động vật và con người, nơi sinh sống của những sinh vật kí sinh...


Câu 19:

Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 loại kiểu hình. Loại kiểu hình thuộc biến dị tổ hợp là

Xem đáp án

Đáp án B

Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng vỏ trơn với hạt xanhm vỏ nhăn → F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn → vàng, trơn là tính trạng trội. Tự thụ phấn, F2 thu được 4 loại kiểu hình: vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn.

Kiểu hình thuộc biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp là tổ hợp lại đặc tính di truyền của bố mẹ khác so với bố mẹ là : vàng, nhăn; xanh,trơn.


Câu 20:

Ở ngô bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Trong nguyên phân nếu thoi vô sắc không được hình thành có thể tạo ra

Xem đáp án

Đáp án D

Ngô 2n = 20, nếu trong nguyên phân thoi vô sắc không hình thành NST nhân đôi nhưng không phân li về 2 cực của tế bào sẽ tạo thành thể tứ bội 4n = 40


Câu 21:

Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai giữa hai cơ thể P: ♂ AaBbDdEe x ♀ AabbDDee, thu được 1200 cây F1. Tính theo lí thuyết, trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp là bao nhiêu? Biết rằng, các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng.

Xem đáp án

Đáp án D

♂AaBbDdEe x ♀AabbDDee

Cá thể mang biến dị tổ hợp là cá thể có kiểu hình khác với bố và mẹ (khác A_B_D_E_ và A_bbD_ee)

Tỉ lệ cá thể có kiểu hình A_B_D_E_ ở đời con là: 3/4 x 1/2 x 1 x 1/2 = 3/16.

Tỉ lệ cá thể có kiểu hình A_bbD_ee ở đời con là: 3/4 x 1/2 x 1 x 1/2 = 3/16.

Trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp chiếm tỉ lệ:

1 – 3/16 – 3/16 = 10/16.

Vậy trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp là 10/16 x 1200 = 750


Câu 22:

Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 23:

Các gen tiền khối u có thể chuyển thành gen gây khối u dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện của những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào sinh vật nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án D

Các gen tiền khối u bình thường có vai trò giúp điều hòa sự phân chia tế bào. Khi các gen này nếu bị đột biến sẽ làm tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân chia tế bào, tạo thành các khối u


Câu 24:

Testostêrôn có vai trò:

Xem đáp án

Đáp án A

Testosteron: - Nơi sản sinh: Tinh hoàn.

Tác dụng sinh lý: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp


Câu 25:

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra . Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là

Xem đáp án

Đáp án C

Đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con chính là tỉ lệ giao tử ở cơ thể mang kiểu hình trội.

Cây thân thấp, hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 12,5% => Tỉ lệ giao tử ab chiếm tỉ lệ 12,5% < 25% => Đây là giao tử hoán vị => Cây có cao, hoa đỏ có kiểu gen Ab//aB.

Vậy kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là: Ab//aB x ab//ab


Câu 27:

Cho các nhận định sau:

1. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng để giảm sự thoát hơi nước

2. Cây trên đồi thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trong vườn

3. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào lúc chiều tối, ban đêm khí khổng đóng lại.

4. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc lớn và không được điều tiết.

Số nhận định sai là

Xem đáp án

Đáp án A

I – Đúng.

II – Sai. Cây trong vườn thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trên đồi.

III – Sai. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

IV – Sai. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều tiết


Câu 28:

Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5’ → 3’


Câu 30:

Tính trạng hình dạng hạt của một loài do tác động cộng gộp của 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Thể đồng hợp lặn cả hai cặp gen biểu hiện hạt dài, các tổ hợp gen khác đều biểu hiện hạt tròn. Khi đang ở trạng thái cân bằng di truyền, một quần thể có tần số alen B là 0,1. Tỉ lệ cây hạt dài chiếm 20,25%. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

(1) Trong quần thể, tần số alen a là 0,4.

(2) Tần số kiểu gen AAbb trong quần thể là 0,25%.

(3) Trong quần thể số cá thể có ít nhất một cặp alen dị hợp chiếm tỉ lệ 59%.

(4) Cây quả tròn trong quần thể chiếm tỉ lệ 79,75%.

(5) Lấy ngẫu nhiên 2 cây gồm 1 cây quả tròn, 1 cây quả dài cho giao phấn. Muốn kết quả đời sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 thì xác suất là 11,29%.

Xem đáp án

Đáp án A

Theo bài ra ta thấy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp 15 : 1.

Quy ước aabb quy định hạt dài, các kiểu gen còn lại quy định hạt tròn.

Gọi p, q lần lượt là tần số alen A và a.

Tần số alen b là: 1 – 0,1 = 0,9.

Quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ cây hạt dài aabb chiếm tỉ lệ là: q2 x 0,92 = 20,25 => q2 = 0,25

=> q = 0,5 => p = 1 – 0,5 = 0,5.

Nội dung 1 sai. Tần số alen a là 0,5.

Nội dung 2 sai. Tần số kiểu gen AAbb là: 0,52 x 0,92 = 20,25%.

Nội dung 3 đúng. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là: 1 – AABB – AAbb – aabb – aaBB. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen AABB = aaBB = 0,52 x 0,12 = 0,0025.

Tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là: 1 – 20,25% x 2 – 0,25% x 2 = 59%.

Nội dung 4 đúng. Tỉ lệ cây quả tròn trong quần thể là: 1 – 20,25% = 79,75%.

Nội dung 5 đúng. Cây quả dài có kiểu gen là aabb. Cây quả tròn lai với cây quả dài cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1 thì cây đó có kiểu gen là AaBb.

Tỉ lệ cây có kiểu gen AaBb trong quần thể là: (0,5 x 0,5 x 2) x (0,9 x 0,1 x 2) = 0,09.

Tỉ lệ cây có kiểu gen AaBb trong số các cây quả tròn là: 0,09 : (1 – 0,2025) = 11,29%


Câu 31:

Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau

(1) xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

(2) cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

(3) cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

(4) chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

Quy trình tạo giống theo thứ tự

Xem đáp án

Đáp án B

Quy trình tạo giống thực hiện theo thứ tự:

+ Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

+ Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

+ Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

+ Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần


Câu 32:

Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (5) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là

(1) 21 NST.

(2) 18NST.

(3) 9 NST.

(4) 15 NST.

(5) 42 NST.

Số đáp áp đúng cho thể đột biến đa bội lẻ là:

Xem đáp án

Đáp án B

 Loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết → n = 6 → 2n = 12

Đột biến đa bội lẻ là bộ NST của loài tăng lên 1 số nguyên lần (lẻ) n (>2n) → Thể đột biến đa bội lẻ sẽ có bộ NST: 3n, 5n, 7n, 9n...

Trong các trường hợp trên, chỉ có trường hợp 2: 18 NST = 3n, 5: 42 NST = 7n là đúng.


Câu 33:

Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:

Xem đáp án

Đáp án D

Các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Vì vậy , trong cung phản xạ , số lượng các xinap càng tăng đồng nghĩa với cách trả lời của cơ thể với kích thích của môi trường càng phức tạp => Cơ thể của động vật đó càng có cấu trúc phức tạp =>Mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên


Câu 34:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là

Xem đáp án

Đáp án D

Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, bố mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh => Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A – bình thường, a – bị bệnh.

Cặp bố mẹ II.6 và II.7 đều không bị bệnh sinh ra con III.11 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gen dị hợp tử là Aa => Người con III.12 không bị bệnh có kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa.

Cặp bố mẹ II.8 và II.9 đều không bị bệnh sinh ra con III.14 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gen dị hợp tử là Aa => Người con III.13 không bị bệnh có kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa.

Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.

Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 1 – 1/9 = 8/9.

Xác suất sinh con trai không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 8/9 x 1/2 = 4/9


Câu 35:

Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ dị hợp tử về các cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

6 cây quả dẹt, hoa đỏ;

5 cây quả tròn, hoa đỏ

3 cây quả dẹt, hoa trắng;

1 cây quả tròn, hoa trắng

1 cây quả dài, hoa đỏ

Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

(1) Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ trợ.

(2) Một trong hai cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả di truyền liên kết với cặp gen quy định màu sắc hoa.

(3) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.

(4) Kiểu gen của P là AdadBb hoặc AaBdbD .

Xem đáp án

Đáp án D

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Quả dẹt : quà tròn : quả dài = 9 : 6 : 1 => Tính trạng hình dạng quả tuần theo quy luật tương tác gen bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. => Nội dung 1 đúng.

Hoa đỏ : hoa trắng = 3 : 1 => Tính trạng màu hoa tuân theo quy luật phân li.

Quy ước:

A_B_ quả dẹt; A_bb, aaB_ quả tròn; aabb quả dài.

D – hoa đỏ, d – hoa trắng.

Tỉ lệ phân li kiểu hình là 6 : 5 : 3 : 1 : 1 < (9 : 6 : 1) x (3 : 1) => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn xảy ra.

Không xuất hiện kiểu hình quả dài, hoa trắng (aabbdd) => Không xuất hiện loại giao tử (abd) => Kiểu gen của P có thể là Aa Bd//bD hoặc Ad/aD Bb liên kết gen hoàn toàn.

Nội dung 2, 4 đúng, nội dung 3 sai.

Có 3 nội dung đúng.


Câu 36:

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo những con đường

I. Qua gian bào

II. Qua thành tế bào

III. Qua các tế bào sống

IV. Qua chất nguyên sinh

V. Qua không bào

Số phương án trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

- Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: Gian bào và tế bào chất.

+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ)

+ Con đường tế bào chất : đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào

Vậy I, III đúng


Câu 38:

Khi nói về quá trình di truyền các tính trạng, có hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và không xảy ra đột biến. Có các nội dung giải thích cho hiện tượng trên:

(1) các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra trao đổi đoạn tương ứng.

(2) các tính trạng trên do một gen quy định.

(3) các gen quy định các tính trạng trên liên kết hoàn hoàn.

(4) nhiều gen quy định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung.

Số nội dung giải thích đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nói về quá trình di truyền các tính trạng, có hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và không xảy ra đột biến. Nguyên nhân là do:

+ Các tính trạng trên do 1 gen quy định (tác động đa hiệu của gen).

+ các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau.

→ Nội dung 2, 3 đúng.

(1) sai vì hiện tượng trao đổi đoạn có thể làm các tính trạng tách nhau ra và không di truyền cùng nhau nữa.

(4) sai vì tương tác bổ sung sẽ làm xuất hiện các kiểu hình mới.

→ Có 2 nội dung đúng


Câu 39:

Ở 1 loài chim, 2 tính trạng chiều cao chân và độ dài lông đc chi phối bởi hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng. Giả sử: A: chân cao, a: chân thấp, B: đuôi dài, b: đuôi ngắn.

Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài lai với chim thuần chủng chân thấp lông đuôi ngắn. F1 thu đc đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.

Cho chim mái F1 lai với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn đc :

25% trống chân cao, đuôi dài;

25% trống chân thấp, đuôi dài

25% mái chân cao, đuôi ngắn;

25%mái chân thấp, đuôi ngắn

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

(1) Tính trạng chiều cao chân và tính trạng hình dạng đuôi cùng nằm trên 1 cặp NST.

(2) Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.

(3) Chim mái F1 có kiểu gen AaXBXb.

(4) Khi cho chim trống F1 lai với mái chưa biết kiểu gen đc tỷ lệ sau: 37,5% chân cao, đuôi dài : 37,5% chân cao, đuôi ngắn : 12,5% chân thấp, đuôi dài : 12,5% chân thấp, đuôi ngắn thì chi mái F1 có kiểu gen AaXbY

Xem đáp án

Đáp án C

P thuần chủng tương phản 2 cặp tính trặng lai với nhau thì F1 có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen.

Ta thấy tính trạng độ dài đuôi phân li không đều ở 2 giới, con trống toàn đuôi dài, con mái toàn đuôi ngắn nên tính trạng này do gen nằm trên NST X quy định, không gen tương ứng trên Y.

Mặt khác, chim mái F1 lai phân tích tạo ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau => Chim mái F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

Ở chim, con mái có cặp NST giới tính là XY. Tính trạng độ dài đuôi do gen nằm trên NST X quy định, không gen tương ứng trên Y nên trên cặp NST này không thể xảy ra trao đổi chéo. Do đó, để tạo ra được 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau thì gen quy định tính trạng độ cao chân nằm trên cặp NST thường.

Nội dung 1, 2 sai.

Chim mái F1 dị hợp tất cả các cặp gen sẽ có kiểu gen là AaXBY => Nội dung 3 sai.

Xét nội dung 4 ta có:

Chim trống F1 có kiểu gen là AaXBXb.

Xét riêng từng cặp tính trạng:

Thân cao : thân thấp = 3 : 1 => Chim mái có kiểu gen về tính trạng này là Aa.

Đuôi dài : đuôi ngắn = 1 : 1 => Chim mái có kiểu gen về tính trạng này là XbY.

Vậy kiểu gen của chim mái đem lai là AaXbY.

Có 1 nội dung đúng


Câu 40:

Cho các phát biểu sau:

I. Sự tạo quả được hình thành từ bầu noãn.

II. Khi quả chin, màu sắc quả biến đổi do chức năng của các sắc tố bị thay đổi.

III. Khi quả chin, mùi xuất hiện do sự biến đổi tinh bột thành đường tạo mùi thơm.

IV. Khi quả chin, vỏ và ruột quả mềm ra vì có sự biến đổi mạnh mẽ của tinh bột thành đường.

V. Muốn bảo quản quả được lâu, làm chậm sự chin, người ta thường xử lí khí etilen.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

I - Đúng. Sau khi thụ tinh, noãn sẽ biến đổi thành hạt. Phôi của hạt phát triển đầy đủ thành cây mầm gồm: Rễ mầm, thân mầm và lá mầm. Bầu nhụy sẽ biến đổi thành quả. Đồng thời với sự tạo quả là sự rụng của các bộ phận như đài hoa, tràng hoa.

II - Sai. Vì khi quả chin, màu sắc quả biến đổi do hàm lượng diệp lục giảm, carotenoit tăng lên.

III - Sai. Vì khi quả chin, mùi xuất hiện do sự tổng hợp các chất thơm có bản chất este, andehit, xeton.

IV - Sai. Vì khi quả chin, vỏ và ruột quả mềm ra vì pectat canxi bị phân hủy, các tế bào rời ra, xenlulozo của vách tế bào bị thủy phân.

V - Sai. Vì muốn bảo quản quả được lâu, làm chậm sự chin, người ta thường xử lí auxin kết hợp với nhiệt độ thấp và tăng lượng CO2


Bắt đầu thi ngay