IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ (Đề 14)

  • 5297 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Việt Nam có chung Biển Đông với bao nhiêu nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Việt Nam có chung biển Đông với 8 nước: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-lip-pin.


Câu 2:

Mưa phùn là loại mưa :

Xem đáp án

Đáp án D

Mưa phùn là loại mưa diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.


Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nhận định sông Tiền bồi đắp phù sa cho ĐBSH là sai.


Câu 4:

Đặc trưng khí hậu từ Bạch Mã trở vào là:

Xem đáp án

Đáp án B

Từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nắng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. (SGK/48 Địa 12)


Câu 5:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là khu vực I (nông  nghiệp) chiếm tỉ trọng rất thấp, dưới 5%;  khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng rất cao, trên 70%.


Câu 6:

Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do

Xem đáp án

Đáp án D

Gia tăng tự nhiên = Sinh – Tử

Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do đây là thời kì chiến tranh nên tỉ suất tử lớn, trong khi đó dân số vẫn tăng lên do tỉ lệ sinh cao để bù đắp và bổ sung lực lượng chiến đấu => tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao nên gia tăng tự nhiên thấp.


Câu 7:

Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên

Xem đáp án

Đáp án C

Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều  Đông – Tây: khi Đông Trường Sơn là mùa mưa vào thu đông thì Tây Nguyên là mùa khô và ngược lại (SGK/50 Địa 12)


Câu 8:

Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự phát triển của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xấc, sản xuất máy móc tự động đã góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ. (SGK/94 Địa 11)


Câu 9:

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

Xem đáp án

Đáp án B

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình:

- Lãnh thổ hẹp ngang, hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam khiến phần lớn sông ngòi nước ta ngắn, nhỏ (chỉ có một số sông lớn).

- Địa hình bị cắt xẻ mạnh, ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.


Câu 10:

Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về

Xem đáp án

Đáp án A

Xu hướng toàn cầu hóa khiến các nước đang phát triển và các nước phát triển có cơ hội hợp tác phát triển và giao lưu kinh tế. Đặc biệt thông qua các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA) và sự đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tại các nước đang phát triển  => Điều này cho thấy các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về nguồn vốn và khoa học – kĩ thuật .


Câu 11:

Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là do tốc độ phát triển ngành kinh tế chưa tương xứng tốc độ tăng dân số. Dân số thành thị tăng nhanh, trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp khiến không đủ đáp ứng yêu cầu về việc làm cho nguồn lao động => dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.


Câu 12:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của các vùng năm 2012?

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu đồ cho thấy:  Tây Nguyên có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước (1,47% < 1,96%)

=> Nhận định: Tây Nguyên có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao hơn cả nước là không đúng => A sai


Câu 13:

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

Xem đáp án

Đáp án C

Khí CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt, do vậy hoạt động công nghiệp làm gia tăng chất khí CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.


Câu 14:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết vùng nào ở nước ta có nhiều bãi cát nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, xác định được vùng Bắc Trung Bộ là khu vực có nhiều bãi cát nhất nước ta, khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của nạn cát bay, cát chảy.


Câu 15:

Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm dân cư - xã hội của các châu lục và khu vực

1. Châu Phi có gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

2. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư nghèo đói cao, khu vực có sự phân hóa giàu – nghèo rất lớn, tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50%

3. Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.

4. Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, từng có “con đường tơ lụa đi qua”.

Xem đáp án

Đáp án C

Xét lần lượt các nhận định:

1. Châu Phi có gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. (SGK/21 Địa 11) => Đúng

2. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư nghèo đói cao, khu vực có sự phân hóa giàu – nghèo rất lớn, tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50% (SGK/25 Địa 11) => Sai, vì tỉ lệ dân thành thị của Mĩ La tinh rất cao (trên 70%)

3. Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.(SGK/29 Địa 11) => Sai, vì dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi.

    4. Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, từng có “con đường tơ lụa đi qua”  (SGK/30 Địa 11) => Đúng

Như vậy có 2 nhận định đúng


Câu 16:

Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

Xem đáp án

Đáp án C

Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.


Câu 17:

Biện pháp nào sau đây nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Biện pháp nhằm  nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta là đa dạng hóa các loại hình đào tạo người lao động, nhằm nâng cao chất lương đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn. (SGK/76 Địa 12)


Câu 18:

Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão là đặc điểm khí hậu của

Xem đáp án

Đáp án A

Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão là đặc điểm khí hậu của đảo Kiu – xiu nằm ở phía nam lãnh thổ Nhật Bản.(SGK/76 Địa 11)


Câu 19:

Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án C

Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là đất feralit có mùn và đất mùn thô. (SGK/52 Địa 12)


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát tháp dân số năm 1999 và 2007  ở Atlat Địa lí trang 15: Đỉnh tháp năm 2007 có xu hướng mở rộng hơn năm 1999 => cho thấy tỉ lệ người gia trên 65 tuổi tăng.  Như vậy nhận xét tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999 là không đúng.


Câu 21:

Phía Đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía Tây là các núi trung bình, ở giữa là các dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng:

Xem đáp án

Đáp án D

Phía Đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía Tây là các núi trung bình, ở giữa là các dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng: Tây Bắc (SGK/30 Địa lí 12)


Câu 22:

Đường biên giới của nước ta dài 4600 km giáp với các nước:

Xem đáp án

Đáp án C

Đường biên giới của nước ta dài 4600 km giáp với các nước: Trung Quốc (hơn 1400km), Lào (gần 2100km) và Campuchia (hơn 1100km).


Câu 23:

Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thương mại thế giới phát triển, thị trường tài chính quốc tế mở rộng và vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn (SGK/11 Địa 11)

Nhận định: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút là không đúng


Câu 24:

Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính thời vụ trong nông nghiệp là

Xem đáp án

Đáp án D

Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính thời vụ trong nông nghiệp là khí hậu. Đặc điểm khí hậu thất thường có năm rét đậm, kéo dài, có năm hạn hạn, lũ lụt đến sớm hoặc kết thúc muộn….ảnh hưởng đến thời lịch gieo trồng của vụ mùa.


Câu 25:

Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

1. Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ, là hình thức đơn giản, gồm từ 1 đến 2 xí nghiệp.

2. Trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn,có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa

3. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới rõ ràng, sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng, vừa để xuất khẩu.

4. Vùng công nghiệp là 1 vùng rộng lớn có có các xí nghiệp hạt nhân

Xem đáp án

Đáp án D

Xét lần lượt các đặc điểm:

1. Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ, là hình thức đơn giản, gồm từ 1 đến 2 xí nghiệp => Đúng

2. Trung tâm công nghiệp gắn với các đô thi vừa và lớn, có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa => Sai, vì đặc điểm: có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa là của vùng công nghiệp.

3. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới rõ ràng, sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng, vừa để xuất khẩu. =>  Đúng

4. Vùng công nghiệp là 1 vùng rộng lớn, có các xí nghiệp hạt nhân => Sai, vì “có các xí nghiệp hạt nhân không phải đặc điểm của vùng công nghiệp, đây là đặc điểm của  trung tâm công nghiệp.

Như vậy có 2 nhận định đúng


Câu 26:

Cho biểu đồ

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết những nội dung nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

- Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu/ sự thay đổi cơ cấu; không có khả năng thể hiện quy mô

=> tên biểu đồ sai => A sai

- Giá trị trên biểu đồ chưa được thể hiện đơn vị % phía sau =>  B sai

- Khoảng cách giữa các mốc năm không đều nhau => biểu đồ vẽ khoảng cách năm bằng nhau => D sai

- Chú thích trên biểu đồ đã thể hiện đúng  => C đúng


Câu 27:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho dân số nước ta tập trung nhiều ở nông thôn?

Xem đáp án

Đáp án B

Dân số nước ta tập trung nhiều ở nông thôn, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn còn thấp, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần nhiều lao động.


Câu 28:

Khu vực nào sau đây không có hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong năm:

Xem đáp án

Đáp án D

Khu vực xích đạo không có hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong năm. Tại xích đạo độ dài ngày – đêm luôn bằng nhau ở mọi thời điểm trong năm. (SGK/24 Địa 10)


Câu 29:

Đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Bão ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam

=>  Nhận định B không đúng


Câu 30:

Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là:

Xem đáp án

Đáp án A

Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là: Hoa Kì, Ôxtrâylia, châu Âu.(SGK/67 Địa 12)


Câu 31:

Tỉ trọng các ngành công nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có xu hướng tăng?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở Hoa Kì, tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như hàng không – vũ trụ, điện tử có xu hướng tăng lên; tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt may, gia công đồ nhựa…giảm (SGK/43 Địa 11)


Câu 32:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Mặc dù quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm và trình độ đô thị hóa còn thấp nhưng lối sống thành thị đã phổ biến và lan rộng khá nhanh. => nhận định lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá là không đúng.


Câu 33:

Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là

Xem đáp án

Đáp án A

Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là phát triển các ngành: đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. (SGK/71 Địa 11)


Câu 34:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

Để thể hiện diện tích rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

- Đề bài yêu cầu thể hiện “ diện tích” (nghìn ha)

- Biểu đồ cột có khả năng thể hiện giá trị, độ lớn của đối tượng

=> Để thể hiện diện tích  rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ cột là thích hợp nhất.


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng có diện tích lưu vực nằm chủ yếu ở những vùng nào của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Hồng có diện tích lưu vực nằm chủ yếu ở  vùng Trung du miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng.


Câu 36:

Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Đông Nam Á có khí nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn rất thích hợp cho phát triển cây lúa nước.


Câu 37:

Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số đô thị ở Đông Nam Bộ năm 2007 sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số đô thị ở Đông Nam Bộ năm 2007 sắp xếp theo thứ tự giảm dần là TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.


Câu 38:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió tháng 7 của trạm Đà Lạt có hướng chủ yếu là hướng nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định kí hiệu gió tháng 7 là kí hiệu các đường tia (hình pháo bông) màu đỏ => gió tháng 7 của trạm Đà Lạt có hướng chủ yếu là hướng Tây.


Câu 39:

Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

Xem đáp án

Đáp án A

Do đồng Ơ-rô có giá trị cao hơn so với đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực nên khi đưa vào sử dụng chung sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng cao, đồng tiền mất giá và gây nên lạm phát.

=> Đây là khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung.


Câu 40:

Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị; tỉ USD)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có kết quả cán cân XNK như sau:

=> Như vậy cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 có sự biến động mạnh, tăng lên và giảm xuống không ổn định.

 


Bắt đầu thi ngay