Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 3)
-
1392 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
+ Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) và hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn là:
+ Tại U = 0 I = 0
+ Đồ thị I = f(U) có dạng là đường thẳng xiên góc đi qua gốc tọa độ.
Chọn đáp án C
Câu 2:
Điện trở R của dây dẫn biểu thị tính cản trở dòng điện của dây dẫn.
Chọn đáp án A
Câu 3:
Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì mạch bị hở nên bóng đèn còn lại sẽ không hoạt động.
Chọn đáp án C
Câu 4:
A - sai, hiệu điện thế đặt vào hai đầu các mạch song song thì bằng nhau.
B – sai, để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới nối tiếp với mạch cũ.
C – đúng.
D – sai, khi mắc song song, hiệu điện thế các mạch song song bằng nhau, mạch nào có điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện càng nhỏ.
Chọn đáp án C
Câu 5:
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là: \[U = I.R = 0,6.6 = 3,6V\]
Chọn đáp án B
Câu 6:
Một mạch điện nối tiếp gồm có ba điện trở R1 = 12Ω , R2 = 15Ω , R3 = 23Ω mắc vào nguồn điện 12V thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?
Tóm tắt:
R1 = 12Ω
R2 = 15Ω
R3 = 23Ω
U = 12 V
I = ?
Giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ= R1+ R2+ R3= 12 + 15 + 23 = 50Ω
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\[I = \frac{U}{R} = \frac{{12}}{{50}} = 0,24A\]
Chọn đáp án A
Câu 7:
Cho mạch điện gồm ba điện trở R1= 25Ω, R2 = R3= 50Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của đoạn mạch là giá trị nào trong các giá trị sau.
Tóm tắt:
R1= 25Ω
R2 = R3= 50Ω
Rtđ= ?
Giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
\[\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{25}} + \frac{1}{{50}} + \frac{1}{{50}} = \frac{2}{{25}} \Rightarrow {R_{td}} = 12,5\Omega \]
Chọn đáp án A
Câu 8:
Trong đó điện trở R1 = 5Ω , R2 = 15Ω , vôn kế chỉ 3V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhận giá trị nào?
Tómtắt:
R1 = 5Ω
R2 = 15Ω
U2= Uv= 3V.
U = ?
Giải:
+ Mạch gồm R1nối tiếp R2
+ Điện trở tương đường của mạch là:
\[{R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 5 + 15 = 20\Omega \]
+ Vôn kế mắc song song với điện trở R2nên U2= 3 V
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
\[I = {I_1} = {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{3}{{15}} = 0,2A\]
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
U = I.Rtđ= 0,2 . 20 = 4V
Chọn đáp án C
Câu 9:
Giữa 2 điểm A, B của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 24V, người ta mắc song song 2 dây điện trở R1= 10Ω và R2= 40Ω. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1, R2là:
Tóm tắt:
UAB= 24V
R1= 10Ω
R2= 40Ω
I1= ?, I2= ?
Giải:
+ Mạch AB gồm R1// R2\[ \Rightarrow {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} = 24V\]
+ Cường độ dòng điện qua điện trở R1là:
\[{I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{24}}{{10}} = 2,4A\]
+ Cường độ dòng điện qua điện trở R2là:
\[{I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{24}}{{40}} = 0,6A\]
Chọn đáp án A
Câu 10:
Cho mạch điện như hình vẽ. Ampe kế chỉ 2A, vôn kế chỉ 24V. Điện trở R2= R3 = 2R1(điện trở ampe kế rất nhỏ, điện trở vôn kế rất lớn). Giá trị của các điện trở lần lượt
Tóm tắt:
I = 2A
U23= 24 V
R2= R3 = 2R1
R2= ?, R3 = ?, R1= ?
Giải:
Mạch gồm R1 nối tiếp R2nối tiếp R3
+ Ampe kế chỉ 2A \[ \Rightarrow I = {I_1} = {I_2} = {I_3} = 2,4A\],
+ Vôn kế chỉ 24V\[ \Rightarrow {U_{23}} = 24V\]
+ Điện trở tương đương của mạch gồm R2nối tiếp R3là:
\[{R_{23}} = \frac{{{U_{23}}}}{{{I_{23}}}} = \frac{{24}}{2} = 12\Omega \]
+ Theo đề bài: R2= R3 = 2R1
+ Vậy R2= R3 \[ = \frac{{{R_{23}}}}{2} = \frac{{12}}{2} = 6\Omega \], R1= 3Ω
Chọn đáp án D
Câu 11:
+ Để đèn sáng không sáng hơn bình thường thì cần đặt một hiệu điện thế vào hai đầu bóng đèn nhỏ hơn hoặc bằng hiệu điện thế định mức của đèn đó (U Uđm).
+ Có Uđm1= 3 V, Uđm2= 3 V, Uđm3= 2,5 V
+ Do 3 đèn mắc song song nên để các đèn không sáng hơn bình thường thì \[U \le U_{dm}^{\min }\]
Vậy Umax= 2,5V.
Chọn đáp án D
Câu 12:
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?
Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \frac{1}{S}\]
Tiết diện của dây dẫn càng lớn nếu điện trở càng bé và ngược lại.
Chọn đáp án B
Câu 13:
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?
Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \ell \]
Dây dẫn càng dài nếu điện trở càng lớn và ngược lại, dây dẫn càng ngắn thì điện trở càng nhỏ.
Chọn đáp án A
Câu 14:
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \rho \]
Nghĩa là: điện trở suất của dây dẫn càng lớn thì điện trở càng lớn và ngược lại.
+ Muốn kim loại dẫn điện tốt thì điện trở của nó phải càng nhỏ, nên bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất rồi đến đồng, nhôm và vônfram.
Chọn đáp án C
Câu 15:
Đại lượng nào đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn?
Đại lượng đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn là điện trở suất.
Chọn đáp án A
Câu 16:
Các điện trở dùng trong kĩ thuật (các mạch điện của rađio, tivi)có trị số được thể hiện bằng năm vòng màu sơn trên điện trở.
Chọn đáp án C
Câu 17:
Hai dây bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5mm2 và có điện trở R1= 8,5. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5mm2 thì điện trở R2 là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng.
Tóm tắt:
S1= 5mm2
R1= 8,5.
S2= 0,5mm2
R2= ?
Giải:
Vì cùng là dây dẫn bằng đồng và cùng chiều dài nên
\[{\rho _1} = {\rho _2};{\rm{ }}{\ell _1} = {\ell _2}\]
Lập tỉ số: \[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} \Leftrightarrow \frac{{8,5}}{{{R_2}}} = \frac{{0,5}}{5} \Rightarrow {R_2} = 85\Omega \]
Chọn đáp án A
Câu 18:
+ Vì cùng là dây dẫn bằng đồng và cùng chiều dài nên
\[{\rho _1} = {\rho _2};{\rm{ }}{\ell _1} = {\ell _2}\]
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \frac{1}{S}\]
+ Lập tỉ số: \[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{2} = 3\]
Chọn đáp án A
Câu 19:
+ Vì hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu nên \[{{\rm{S}}_1} = {S_2};{\rm{ }}{\rho _1} = {\rho _2}\]
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \ell \]
+ Lập tỉ số: \[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}} \Leftrightarrow \frac{{10}}{{25}} = \frac{5}{{{\ell _2}}} \Rightarrow {\ell _2} = 12,5m\]
Chọn đáp án D
Câu 20:
+ Vì hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu nên \[{{\rm{S}}_1} = {S_2};{\rm{ }}{\rho _1} = {\rho _2}\]
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \ell \]
+ Lập tỉ số: \[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{{10}} = \frac{3}{5}\]
Chọn đáp án B
Câu 21:
Một dây nhôm đồng chất tiết diện đều dài 5m được cắt làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài l1 = 3m đoạn thứ hai dài l2= 2m. Biết điện trở của 5m dây nhôm trên là 1. Tính điện trở của mỗi đoạn dây ?
Tóm tắt:
\[{\ell _0}\]= 5m
\[{\ell _1}\]= 3m
\[{\ell _2}\]= 2m
R0= 1 Ω
R1= ? Ω
R2= ? Ω
Giải:
+ Khi dây nhôm được cắt làm hai đoạn thì tiết diện của hai đoạn này bằng nhau và có cùng điện trở suất, tức là \[{S_1} = {S_2};{\rm{ }}{\rho _1} = {\rho _2}\].
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \ell \]
+ Lập tỉ số:
\[\frac{{{R_1}}}{{{R_0}}} = \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _0}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{1} = \frac{3}{5} \Rightarrow {R_1} = 0,6\Omega \]
\[\frac{{{R_2}}}{{{R_0}}} = \frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _0}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_2}}}{1} = \frac{2}{5} \Rightarrow {R_2} = 0,4\Omega \]
(Hoặc tính R2= R0– R1= 1 – 0,6 = 0,4 Ω)
Chọn đáp án C
Câu 22:
Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} = 1,{7.10^{ - 8}}.\frac{{100}}{{{{10}^{ - 6}}}} = 1,7\Omega \]
Chọn đáp án B
Câu 23:
Một dây vonfram và một dây nicrôm cùng chiều dài và tiết diện. Dây vonfram có điện trở suất là 1= 5,5.10-8m và có điện trở là R1, dây nicrôm có điện trở suất là 2= 1,1.10-6m và có điện trở là R2. Khi so sánh điện trở của chúng ta có:
Tóm tắt:
1= 5,5.10-8m
2= 1,1.10-6m
R1 = ? R2
Giải:
+ Một dây vofram và một dây nicrôm cùng chiều dài và tiết diện \[{S_1} = {S_2};{\rm{ }}{\ell _1} = {\ell _2}\]
+ Điện trở của dây dẫn: \[R = \rho \frac{\ell }{S} \Rightarrow R \sim \rho \]
+ Lập tỉ số:
\[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{\rho _1}}}{{{\rho _2}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{5,{{5.10}^{ - 8}}}}{{1,{{1.10}^{ - 6}}}} = \frac{1}{{20}} \Rightarrow {R_2} = 20{R_1}\]
Chọn đáp án B
Câu 24:
Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết
Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
Chọn đáp án A
Câu 25:
Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào sau đây?
+ Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện là mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện, …
+ Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện là máy khoan, máy bơm nước, máy xay sinh tố, ...
Chọn đáp án D
Câu 26:
Công suất tiêu thu của bóng đèn này là :
P = U.I = 3.0,2 = 0,6 W
Chọn đáp án B
Câu 27:
Một bếp điện ghi (220V- 1000W). Điện năng tiêu thụ của bếp khi sử dụng đúng hiệu điện thế định mức trong 2 giờ là
Điện năng tiêu thụ của bếp khi sử dụng đúng hiệu điện thế định mức trong 2 giờ là
A = P . t = 1000.2 = 2000 Wh = 2 kWh.
Chọn đáp án B
Câu 28:
Trên bóng đèn có ghi (6V - 3W). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là
Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là
\[I = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{3}{6} = 0,5A\]
Chọn đáp án A
Câu 29:
Tómtắt:
I = 10A
U = 220V
t = 10h
750 đồng/kWh
T = ?
Giải:
+ Điện năng tiêu thụ trong 10 giờ của lò điện là:
A = P . t = U.I.t = 10.220.10 = 22000 Wh = 2,2 kWh
+ Chi phí để chạy lò liên tục trong 10 giờ là
T = 2,2.750 = 1650 đồng
Chọn đáp án D
Câu 30:
Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh
Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Chọn đáp án B