IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án (Tổng hợp)

Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án (Tổng hợp)

Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án (Tổng hợp)

  • 1592 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 35 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

Xem đáp án

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

Xem đáp án

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Để nhận biết có ion NO3- trong dung dịch ta tiến hành bằng cách lấy dung dịch cho vào ống nghiệm tiếp theo

Xem đáp án

A loại vì H2SO4 đặc không phản ứng với NO3-

B loại vì không phản ứng

C loại vì phản ứng có thể tạo NH4NO3 ta không quan sát được hiện tượng

D đúng vì tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là

Xem đáp án

TH1: Nếu muối nitrat của M là Fe(NO3)2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO+ O2

47/900 mol     0,025 mol                 => loại

TH2: Muối nitrat có hóa trị không đổi khi nhiệt phân

 2M(NO3)n   →   M2On  +  2nNO +  n/2O2              

=> M = 32n

Với n = 2 => M = 64 => M là Cu

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

Xem đáp án

Al, Fe là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

Xem đáp án

2AgNO+ Fe → 2Ag + Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)→ Ag + Fe(NO3)3

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Hòa tan hoàn toàn m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2,1033m gam muối. Tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH gần nhất với:

Xem đáp án

P2O+ 3H2O → 2 H3PO4

m/142                2m/142 mol

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O=nNaOH = 0,7 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mNaOH + mH3PO4 = mmuối + mH2O → 0,7.40 + (2m/142).98 = 2,1033m + 0,7.18 → m = 21,3 gam

nP2O5 = 0,15 mol.

Do đó ta có tỉ lệ

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là : 

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Xem đáp án

=> phương trình phản ứng: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

=> tổng hệ số cân bằng là: 3 + 28 + 9 + 1 + 14 = 55

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O↑ + H2O

Xem đáp án

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O↑ + 5H2O

Tổng hệ số các chất tham gia là: 4 + 10 = 14

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chỉ có Cu phản ứng với HNO3 sinh ra khí.

Áp dụng định luật bảo toàn electron 

Quá trình oxi hóa                                 Quá trình khử

Cu   →  Cu­­2+     +   2 e                          N­+5     +   1 e  →  N+4

0.1        →            0.2 mol                                    0.2 →  0.2 mol 

Sử dụng định luật bảo toàn e ta có:

ne cho = ne nhận => nNO2 = ne nhận = 0,2 mol

=> V = 4,48 lít

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2,  dXH2=21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5

Xem đáp án

Gọi nNO = x mol; nNO2 = y mol

=> nhỗn hợp khí = x + y = 0,4 mol (1)

Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,3

Quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 0,6

Với n = 3 => M = 27 => M là Al

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là

Xem đáp án

Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = 27x + 56y = 11   (1)

Quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 3.nAl + 3.nFe = 3.nNO => x + y = 0,3   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,2; y = 0,1

=> mAl = 0,2.27 = 5,4 gam; mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2,  dXH2=18 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là

Xem đáp án

nCu = 0,1 mol

Gọi số mol của NO và NO2 lần lượt là x và y mol

Xét quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 2.nCu = 3.nNO + nNO2 => 3x + y = 0,2   (1)

Từ (1) và (2) => x = 1/18 mol; y = 1/30 mol

Bảo toàn nguyên tố N:

nHNO3 phản ứng = nNO3 (trong muối) + nNO + nNO2 = 0,1.2 + 1/18 + 1/30 = 13/45 mol

=> CM HNO3 = 13/9 M

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a

Xem đáp án

Gọi số mol của N2O và NO lần lượt là x và y

Tỷ khối của hỗn hợp khí X so với hiđro bằng 18,5 → MX = 18,5.2 = 37

Từ (1) và (2) → 

Quá trình trao đổi e:

BTE: 3nAl = 8 + 3nNO

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là

Xem đáp án

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 3.0,01 + 0,04 = 0,07 mol

=> nNO3 (trong muối) = ne cho = 0,07 mol

=> mmuối = mkim loại + mNO3 = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

nN2O = 0,045 mol

Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp = 24x + 65y = 8,9   (1)

Giả sử trong X chứa muối NH4NO3 (a mol)

Xét quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 2.nMg + 2.nZn = 8.nN2O + 8.nNH4NO3 => 2x + 2y = 0,36 + 8a   (2)

nNO3 (trong muối) = ne cho = 2x + 2y mol

Bảo toàn nguyên tố N:  nHNO3 = nNO3 (trong muối) + 2.nN2O + 2.nNH4NO3

=> 0,5 = 2x + 2y + 2.0,045 + 2a   (3)

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,1; y = 0,1;  a = 0,005

=> mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối KL) + mNH4NO3 = 8,9 + 62.(2.0,1 + 2.0,1) + 80.0,005 = 34,1 gam

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

- Quên tính khối lượng của NH4NO3 => chọn nhầm C

- Không xét có muối tạo ra là NH4NO3 => chọn nhầm A


Câu 19:

Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng Zn trong X là

Xem đáp án

nZn(NO3)2 = 0,6 mol; nNH4NO3 = 0,1 mol

ZnO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa

Bảo toàn e: 2.nZn = 8.nNH4NO3 => nZn = 4.0,1 = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố Zn: nZn(NO3)2 = nZn + nZnO => nZnO = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol

Đáp án cần chọn là: C


Câu 20:

Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là

Xem đáp án

nMg = 0,28 mol; nMgO = 0,02 mol

MgO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa

Ta có: nMg(NO3)2 = nMg + nMgO = 0,28 + 0,02 = 0,3 mol => mMg(NO3)2 = 44,4 gam < 46

=> muối khan chứa Mg(NO3)2 và NH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,02 mol

Quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 2.nMg = n.nX + 8.nNH4NO3  => 2.0,28 = 0,04.n + 8.0,02  => n = 10

=> X là N2

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Khi đầu bài nói thu được khí X mà không ghi là sản phẩm khử duy nhất => giả sử có NH4NO3


Câu 21:

Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là

Xem đáp án

Quy đổi X thành Fe và O

Bảo toàn Fe thì nFe(X) =4,2 : 56 = 0,075 mol

Bảo toàn khối lượng có mO = mX – mFe= 5,32 – 4,2 = 1,12 g => nO = 0,07 mol

Khi cho X + HNO3 thì :

 Fe → Fe+3 + 3e                                       O + 2e → O-2

 Fe → Fe+2 + 2e                                      N+5 + 3e → N+2

Đặt Fe+2 : x mol và Fe+3 : y mol

Bảo toàn e có 2x + 3y = 2nO + 3nNO → 2x+ 3y = 2.0,07 + 0,02.3 = 0,2 mol e

Ta có nFe = x + y = 0,075 mol nên x = 0,025 mol và y = 0,05 mol

=> muối thu được có 0,025 mol Fe(NO3)2 và 0,05 mol Fe(NO3)3

=> mmuối = 0,025.180 + 0,05.242 = 16,6 

Đáp án cần chọn là: D


Câu 22:

Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là

Xem đáp án

Muối thu được là Fe(NO3)3 0,27 mol

Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)3 = nFe = 0,27 mol

=> mO = 20,88 – 0,27.56 = 5,76 gam => nO = 0,36 mol

=> nFe : nO = 0,27 : 0,36 = 3 : 4 => oxit sắt là Fe3O4

Xét quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 3.nFe = n.n+ 2.nO => 3.0,27 = n.0,03 + 2.0,36 => n = 3

=> X là NO

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Nên quy đổi oxit sắt thành Fe và O để tính nhanh hơn


Câu 23:

Hoà tan đến phản ứng hoàn toàn 0,1 mol FeS2 vào HNO3 đặc nóng dư. Thể tích NO2 bay ra (ở đktc, biết rằng N+4 là sản phẩm khử duy nhất của N+5) là

Xem đáp án

Xét quá trình cho – nhận e:

=> VNO2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít

Đáp án cần chọn là: C


Câu 24:

Cho 19,2 gam Cu phản ứng với 500 ml dung dịch NaNO3 1M và 500 ml HCl 2M. Tính thể tích khí NO thoát ra (đktc) biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 :

Xem đáp án

nCu = 0,3 mol;  nNaNO3 = 0,5 mol;  nHCl = 1 mol

3Cu  +  8H +  2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Xét

=> Cu hết, H+ và NO3- còn dư

=> nNO = 2/3.nCu = 0,2 mol => VNO = 4,48 lít

Đáp án cần chọn là: B


Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 620 ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được hỗn hợp khí X ( gồm hai khí) và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 25,84 gam NaOH phản ứng. Hai khí trong X là cặp khí nào sau đây

Xem đáp án

Al + 0,62 mol HNO3 → Al(NO3)3 + khí X

Nếu muối chỉ có mAl(NO3)3 = < 8m → muối có cả NH4NO3

Al(NO3)3 + 4NaOH → NaAlO2 + NaNO3 + 2H2O

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O

Ta có → m = 4,32 g → Al: 0,16 mol và NH4NO3: 0,006 mol

Al → Al+3 + 3e                            N+5 +8e → N-3

N+5 + (5-x) e → N+X

Bảo toàn e có 3.nAl = 8nNH4 + (5-x).nN(+x) → 0,48 = 8.0,006 + (5-x).nN(+x)

Bảo toàn N có nN(+x) + 2nNH4NO3 + 3nAl = nHNO3 → nN(+x) = 0,62 – 2.0,006 – 3.0,16 = 0,128

→ x = 1,625

A sai vì cả 2 khí N đều có số oxh > 1,625

B sai vì tạo khí H2

C đúng

D sai vì cả 2 khí đều có số oxh nhỏ hơn 1,625

Đáp án cần chọn là: C


Câu 26:

Cho 2,16 gam Al vào dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch A và khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Thêm dung dịch chứa 0,25 mol NaOH vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được bằng

Xem đáp án

nAl = 0,08 mol; nHNO3 = 0,4 mol

PTHH: Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O (Do 0,08/8 < 0,4/30 nên Al phản ứng hết, HNO3 dư)

           0,08 → 0,3 →        0,08 (mol)

Vậy dd A gồm: Al3+ (0,08 mol) và H+ dư (0,4 - 0,3 = 0,1 mol) và NO3-

Khi cho 0,25 mol NaOH vào A:

H+  +  OH- → H2O

0,1 → 0,1dư 0,15

Al3+ + 3OH→ Al(OH)3

           0,15 →   0,05

=> m kết tủa = mAl(OH)3 = 0,05.78 = 3,9 gam

Đáp án cần chọn là: A


Câu 27:

Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2( tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là

Xem đáp án

Xét hỗn hợp khí Y có N2O : x mol và H2 : y mol

Có nY = 0,25 = x + y mol

Và mY = M. nY = 13,6.2.0,25 = 6,8 g = 44x + 2y

Nên x = 0,15 mol và y = 0,1 mol

Xét phản ứng Mg tác dụng với NaNO3 và NaHSO4 thì

4Mg + 10H+ + 2NO3- → 4Mg+2  + 5H2O + N2O

Mg +2H+ → Mg+2 + H2                                         

Ta có 4nN2O + nH2 = 4.0,15 + 0,1 = 0,7 mol < nMg = 0,9 nên phản ứng có tạo ra NH4+ :

4Mg + 10H+ + NO3- →  4Mg+2  + 3H2O + NH4+

nên nNH4+ = (0,9 – 0,7 ) : 4 =0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố N có nNaNO3 = 2nN2O + nNH4 =2.0,15 + 0,05 = 0,35 mol

Bảo toàn nguyên tố H có nNaHSO4 = 10nN2O + 2nH2 + 10nNH4 = 10.0,15 + 0,1.2 + 0,05.10 = 2,2 mol

Sau phản ứng dung dịch X thu được có Mg+2 : 0,9 mol; NH4+ : 0,05 mol; Na+ : 2,55 mol và SO42-  : 2,2 mol

=> mmuối = mion = 0,9.24 + 0,05.18 + 2,55.23 + 2,2.96 = 292,35

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và không có khí H2 bay ra.

Xem đáp án

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

nCu(NO­3)2 = 0,2.0,5 = 0,1 (mol) ; nHCl = 0,2.1,2= 0,24 (mol)

                        3Fe + 2NO3- + 8H→ 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

Ban đầu:         0,1       0,2         0,24

pư:                  0,09 ←0,06 ←  0,24

sau:                 0,01     0,14

                        Fe  + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

Ban đầu:        0,01    0,2

pư :               0,01 →0,01           → 0,01

=> m kết tủa = mCu = 0,01. 64 = 0,64 (g)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 29:

Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Hỗn hợp 2 khí chắc chắn có CO2, khí còn lại hóa nâu trong không khí → khí còn lại là NO

Quy đổi hỗn hợp

Sau tất cả ta có:

Ta có:

mX = 2.44a + 56b + (0,2-4a).16 + 35,5c = 21,38 → 24a + 56b +35,5c = 18,18 (1)

nH+= 4nNO + 2nO → d = 4.5a + 2.(0,2 - 4a)→ 12a - d = -0,4 (2)

                        

BTKL ta có:

mX + mHCl + mNaNO3= mmuối + mkhí + mH2O

→ 21,38 + 36,5d + 0,16.85 = 47,82 + 2a.44 + 5a.30 + 0,5d.18

→ 238a - 27,5d = -12,84 (3)

BTNT "Cl": nAgCl = nCl- = c + d (mol)

Bảo toàn e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO +  + nAg

→ 3b = 2(0,2 - 4a) + 3.5a + c + nAg

→ nAg = 3b - 7a - c - 0,4 (mol)

Có: m = mAgCl + mAg → 143,5(c + d) + 108(3b - 7a - c - 0,4) = 115,54

→ -756a + 324b + 35,5c + 143,5d = 158,74 (4)

giải hệ (1), (2), (3), (4) ra được a = 0,02; b = 0,24; c = 0,12; d = 0,64

% FeCl2 = 0,06.12721,38.100% = 35,64% gần nhất với 36%

Đáp án cần chọn là: C


Câu 30:

Dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu (biết phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất)

Xem đáp án

PT ion rút gọn: 3Cu + 8H+ + 2NO3→ 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

ban đầu:                      0,24       0,6                                             (mol)

pư:                   0,09← 0,24 →0,06                                            (mol)

sau:                  0,09                 0,54                                            (mol)

PT ion rút gọn:  Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

                          0,1 ← 0,2 (mol)

=> ∑ nCu = 0,09 + 0,1 = 0,19 (mol)

=> mCu = 0,19.64 = 12,16 (g)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 31:

Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch T. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch T thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong T gần nhất với

Xem đáp án

Khi thêm O2 vừa đủ vào Y thu được các khí NO2, N2O, N2. Dẫn qua dung dịch KOH dư thì NO2 bị hấp thụ khí còn lại là N2O và N2.

=> nNO = nNO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

Áp dụng đường chéo cho hỗn hợp Z:

Mà nN2O + nN2 = nZ = 0,2 mol => nN2O = 0,15 và nN2 = 0,05

Đặt: nMg = 4x và nAl = 5x (mol) => nMg(OH)2 = 4x và mAl(OH)3 = 5x

kết tủa max = mKL + mOH- => m + 39,1 = m + 17(4x.2 + 5x.3) => x = 0,1

=> nMg = 0,4 mol và nAl = 0,5 mol

Ta thấy: 2nMg + 3nAl > 3nNO + 8nN2O + 10nN2 => Có tạo muối NH4NO3

Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3

=> 2.0,4 + 3.0,5 = 3.0,1 + 8.0,15 + 10.0,05 + 8nNH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,0375 mol

Công thức tính nhanh: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 = 2,875 mol

=> nHNO3 bđ = 2,875 + 2,875.(20/100) = 3,45 mol

=> m dd HNO3 = 3,45.63.(100/20) = 1086,75 gam

dd sau pư = mMg + mAl + m dd HNO3 – mNO – mN2O – mN2

= 0,4.24 + 0,5.27 + 1086,75 – 0,1.30 – 0,15.44 – 0,05.28 = 1098,85 gam

Ta có: nAl(NO3)3 = nAl = 0,5 mol

→ %mAl = (0,5.213/1098,85).100% = 9,69% gần nhất với 9,7%

Đáp án cần chọn là: D


Câu 32:

Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

Chỉ có Cu phản ứng với HNO3 sinh ra khí.

Sử dụng định luật bảo toàn e ta có: 2nCu = nNO2 => nNO2 = 2.0,1 = 0,2 mol

=> V = 4,48 lít

Đáp án cần chọn là: C


Câu 33:

Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A gồm 2 muối Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:

Xem đáp án

nNO = 0,1 mol

NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

            0,4       ←   0,1

VHNO3 = nHNO3 : CM = 0,4 : 1 = 0,4 lít

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay