IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Bài 9. Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9. Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9. Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết có đáp án

  • 617 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tia Ot nằm trong góc mOn, \[\widehat {mOt} = \widehat {tOn}\] thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ot là tia nằm trong góc mOn và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc \[\widehat {mOt} = \widehat {tOn}\] nên Ot là tia phân giác của góc mOn.

Do đó chọn đáp án A.


Câu 2:

Nếu đường thẳng z cắt hai đường thẳng x, y và x // y thì ta có :

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

Hai góc đồng vị bằng nhau;

Hai góc so le trong bằng nhau.


Câu 3:

Cho hình vẽ dưới đây:

 Cho hình vẽ dưới đây: góc H1 và góc I1 là hai góc: (ảnh 1)

\[\widehat {{H_1}}\] và \[\widehat {{I_1}}\] là hai góc:

A. Kề bù;

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

\[\widehat {{H_1}}\] và \[\widehat {{I_1}}\] là hai góc đồng vị.


Câu 4:

Tính số đo của góc aOb. Biết \[\widehat {zOb} = 48^\circ \], Oz là tia phân giác của góc aOb.

 Tính số đo của góc aOb. Biết góc zOb = 48 độ, Oz là tia phân giác của góc aOb.  (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \[\widehat {aOz} = \widehat {zOb} = 48^\circ \] (vì Oz là tia phân giác góc xOy)

Suy ra \[\widehat {aOb} = \widehat {aOz} + \widehat {zOb} = 48^\circ + 48^\circ = 96^\circ \].

Vậy \[\widehat {aOb} = 96^\circ \].


Câu 5:

Thế nào là tia phân giác của một góc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.


Câu 6:

Cho \[\widehat {MON} = 90^\circ \] và vẽ tia OP sao cho tia ON là tia phân giác của góc MOP. Khi đó góc MOP là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Cho góc MON = 90 độ và vẽ tia OP sao cho tia ON là tia phân giác của góc MOP. Khi đó góc MOP là: (ảnh 1)

Ta có: ON là tia phân giác của góc MOP nên

\[\widehat {MON} = \widehat {NOP} = 90^\circ \].

Suy ra \[\widehat {MOP} = \widehat {MON} + \widehat {NOP} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \].

Vậy góc MOP là góc bẹt.


Câu 7:

Cho hình vẽ

 Cho hình vẽ Biết một cặp góc đồng vị góc A4 = góc B4 = 60 độ. Tính số đo của cặp góc đồng vị góc A3 và góc B3 (ảnh 1)

Biết một cặp góc đồng vị \[\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_4}} = 60^\circ \]. Tính số đo của cặp góc đồng vị \[\widehat {{A_3}}\] và \[\widehat {{B_3}}\].

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Cho hình vẽ Biết một cặp góc đồng vị góc A4 = góc B4 = 60 độ. Tính số đo của cặp góc đồng vị góc A3 và góc B3 (ảnh 2)

Ta có:

\[\widehat {{A_4}} + \widehat {{B_3}} = 180^\circ \] (hai góc kề bù)

Do đó \[\widehat {{B_3}} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \]

Suy ra \[\widehat {{A_3}}\; = \widehat {{B_3}} = 120^\circ \]

Vậy chọn đáp án A.


Câu 8:

Biết một cặp góc so le trong \[\widehat {{A_4}}\; = \widehat {{B_2}} = 110^\circ \]. Tính số đo của cặp góc so le trong còn lại:

 Biết một cặp góc so le trong góc A4; = góc B2 = 110 độ. Tính số đo của cặp góc so le trong còn lại: (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

\[\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_4}} = 180^\circ \] (hai góc kề bù)

\[ \Rightarrow \widehat {{A_1}} = 180^\circ - {110^o} = 70^\circ \]

Mà \[\widehat {{A_4}}\] và \[\widehat {{B_2}}\]; \[\widehat {{A_1}}\] và \[\widehat {{B_3}}\] là hai cặp góc so le trong.

Do đó, \[\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_3}} = 70^\circ \]

Vậy số đo của cặp góc so le trong còn lại là \[\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_2}} = 70^\circ \].


Câu 9:

Cho hình vẽ

 Cho hình vẽ Biết x // y, góc H3 = 39 độ. Tính góc H3+ góc K4 (ảnh 1)

Biết x // y, \[\widehat {{H_3}} = 39^\circ .\]Tính \[\widehat {{H_3}} + \widehat {{K_4}}\].

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì x // y nên suy ra \[\widehat {{H_3}}\] và \[\widehat {{K_3}}\] là hai góc đồng vị \[ \Rightarrow \widehat {{K_3}} = \widehat {{H_3}} = 39^\circ \] (1)

Mà \[\widehat {{K_3}}\] và \(\widehat {{K_4}}\)là hai góc kề bù nên \( \Rightarrow \widehat {{K_3}} + \widehat {{K_4}} = 180^\circ \) (2)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \widehat {{H_3}} + \widehat {{K_4}} = 180^\circ \)

Vậy \(\widehat {{H_3}} + \widehat {{K_4}} = 180^\circ \)


Câu 10:

Cho hình vẽ

 Cho hình vẽ Biết x // y, góc H3 = 39 độ. Tính số đo góc K3 (ảnh 1)

Biết x // y, \[\widehat {{H_3}} = 39^\circ \]. Tính số đo \[\widehat {{K_3}}\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì x // y nên \(\widehat {{H_3}} = \widehat {{K_3}}\) ( do \[\widehat {{H_3}}\] và \[\widehat {{K_3}}\] là hai góc đồng vị).

Do đó \[\widehat {{K_3}} = 39^\circ \].


Câu 11:

Chọn hình vẽ. Em hãy chọn câu trả lời đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

\[\widehat {DAB}\] và \[\widehat {EAD}\] là hai góc so le trong là phát biểu sai, vì \[\widehat {DAB}\] và \[\widehat {EAD}\] là hai góc trùng nhau nên loại phương án A.

\[\widehat {AFE}\] và \[\widehat {BAC}\] là hai góc so le trong là phát biểu sai, vì \[\widehat {AFE}\] và \[\widehat {BAC}\] là hai góc trong một tam giác nên loại phương án B.

\[\widehat {AFE}\] và \[\widehat {ACB}\] là hai góc đồng vị là phát biểu đúng nên chọn phương án C;

\[\widehat {BAC}\] và \[\widehat {DAB}\] là hai góc đồng vị là phát biểu sai vì \[\widehat {BAC}\] và \[\widehat {DAB}\] là hai góc kề nhau nên loại phương án D.


Câu 12:

Cho hình vẽ

Cho hình vẽBiết a // b, góc E1 = 48 độ. Số đo góc F3 là: (ảnh 1)

Biết a // b,

\[{\widehat E_1} = 48^\circ \]. Số đo \[\widehat {{F_3}}\] là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Ta có: \[\widehat {{E_1}}\] và \[\widehat {{F_1}}\] là hai góc đồng vị và a // b nên \[\widehat {{E_1}} = \widehat {{F_1}} = 48^\circ \].

Mà ta lại có \[\widehat {{F_1}}\] và \[\widehat {{F_3}}\] là hai góc đối đỉnh nên \[\widehat {{F_1}} = \widehat {{F_3}}\].

Do đó \[\widehat {{F_3}} = 48^\circ \].

Vậy chọn đáp án D.


Câu 13:

Chọn đáp án đúng.

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và a // b thì:

(I) Hai góc đồng vị bằng nhau

(II) Hai góc so le trong bằng nhau

(III) Hai góc bù nhau bằng nhau

(IV) Hai góc kề bù bằng nhau

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:

+ Hai góc so le trong bằng nhau.

+ Hai góc đồng vị bằng nhau.

Vậy chọn đáp án A.


Câu 14:

Cho hình vẽ bên dưới. Tính \(\widehat {BEF}\), biết FE // BC và \(\widehat {EBC} = 30^\circ \).

 Cho hình vẽ bên dưới. Tính góc BEF, biết FE // BC và góc EBC = 30 độ (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì FE // BC suy ra \(\widehat {{\rm{BEF}}} = \widehat {EBC} = 30^\circ \) (hai góc so le trong)

Vậy \(\widehat {{\rm{BEF}}} = 30^\circ \).


Câu 15:

Cho \(\widehat {xOy} = 66^\circ \), tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Số đo góc xOt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có Ot là tia phân giác góc xOy \[ \Rightarrow \widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2} = \frac{{66^\circ }}{2} = 33^\circ \].

Vậy chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương