Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 28 có đáp án

Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 28 có đáp án

Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 28 có đáp án

  • 694 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cao Bằng (3 khổ thơ đầu)

Trả lời câu hỏi: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng ?

Xem đáp án

Những từ ngữ nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng : Mận ngọt đón môi ta dịu dàng (cho biết mận được trồng rất nhiều ở Cao Bằng, người ta thường mời khách nếm loại trái cây nào khi tới thăm). Những từ ngữ nói lên sự đôn hậu của người Cao Bằng: chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.


Câu 3:

Đọc thầm và làm bài tập: 

Người trồng ngô

Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.

- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? – Phóng viên hỏi.

- Anh không biết sao? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

(Theo Báo Điện tử)

Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 4:

Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân?
Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 5:

Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 6:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 8:

Câu “Tại/ vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân/ trồng / được / những/ cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?

Xem đáp án
Chọn đáp án C.

Câu 9:

Câu “Tại/ vùng / trang trại/xa xôi /, có / một / bác / nông dân/ trồng / được những/ cây / ngô / rất tốt.” có mấy danh từ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 10:

Câu nào dưới đây là câu ghép?
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 11:

Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 12:

Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình” ?
Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 13:

Tả một loài hoa, hoặc cây mà em yêu thích.

Xem đáp án

Những cây bàng về mùa đông thường rụng hết lá. Lá bàng đỏ rơi đầy mặt đất giống như những tấm bưu thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh trong lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt mùa hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu đựng cái nắng gay gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ? Còn màu xanh thì bay lên về với vòm trời. Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy lại biến thành những hạt mưa bụi nhỏ li ti từ từ bay về trái đất, đổ xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng? Đầu tiên, búp bàng cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi theo độ lớn, biến thành xanh non. Khi những trận mưa xuân đã hết, cây bàng lại xanh rờn màu xanh của lá mùa hè. Mùa thu, những quả bàng chín thơm lừng cả phố. Quả bàng ngọt chát nhưng mà thơm ngon lạ. Nhân bàng ăn rất bùi. Lấy viên gạch đạp quả bàng già, khều lấy cái nhân, đi đến lớp học rồi mà nhân bàng còn thơm bùi trong miệng.Những cây bàng già đã trải qua bao nhiêu cơn gió bão, gốc xù xì những bướu những mắt, thân cây mốc thếch, nhưng lá bàng thì năm nào cũng xanh, quả bàng thì năm nào cũng vàng ươm. Thật giống mẹ cha già đi cho chúng ta khôn lớn.

 


 


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương