Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 3: Một số vấn đề của châu lục và khu vực có đáp án
Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 3 : Một số vấn đề của châu lục và khu vực có đáp án
-
1289 lượt thi
-
51 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là
Chọn đáp án B
Câu 3:
Dầu khí là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của khu vực
Chọn đáp án A
Câu 6:
Các quốc gia nào ở châu Phi có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên 0,7?
Chọn đáp án C
Câu 8:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
Chọn đáp án C
Câu 11:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 (%)
Năm Nước |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
An-giê-ri |
2,4 |
5,9 |
3,6 |
3,9 |
CH Công-gô |
8,2 |
7,8 |
8,8 |
2,6 |
Ga-na |
3,7 |
5,9 |
7,9 |
3,9 |
Nam Phi |
3,5 |
5,3 |
3,0 |
1,3 |
Thế giới |
4,0 |
3,8 |
4,3 |
2,5 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi và thế giới giai đoạn 2000 - 2015?
Chọn đáp án C
Câu 14:
Kim cương - tài nguyên khoáng sản vô cùng quý giá tập trung chủ yếu ở khu vực nào của châu Phi?
Chọn đáp án C
Câu 21:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?
Chọn đáp án A
Câu 22:
Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới âm tập trung chủ yếu ở vùng nào?
Chọn đáp án B
Câu 23:
Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (chiếm 75%), nguyên nhân chủ yếu là do
Chọn đáp án C
Câu 24:
Quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh đang gặp phải sự phản ứng của
Chọn đáp án B
Câu 28:
Ngành trồng bông và một số cây công nghiệp có khả năng phát triển ở Trung Á nếu
Chọn đáp án A
Câu 32:
Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á đã dẫn đến hậu quả nào?
Chọn đáp án B
Câu 35:
Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 (%)
Năm Các châu |
1985 |
2000 |
2005 |
2015 |
Châu Phi |
11,5 |
12,9 |
13,8 |
16,1 |
Châu Mĩ Trong đó Mĩ La tinh |
13,4 8,6 |
14,0 8,6 |
13,7 8,6 |
13,5 8,6 |
Châu Á |
60,0 |
60,6 |
60,6 |
59,8 |
Châu Âu |
14,6 |
12,0 |
11,4 |
10,1 |
Châu Đại Dương |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Thế giới |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới giai đoạn 1985 – 2015 ?
Chọn đáp án D
Câu 36:
Trình bày đặc điểm khí hậu và cảnh quan của châu Phi?
* Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi:
- Khí hậu: phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến nên nền nhiệt cao, khí hậu khô nóng, mang tính lục địa.
- Cảnh quan:
+ Gồm 4 dạng cảnh quan: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xavan và xavan - rừng, hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Cảnh quan chủ yếu là xavan và xavan - rừng ở phần lớn lãnh thổ trung tâm; hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn ở lãnh thổ phía bắc.
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN SỐ NĂM 2015
Châu lục – nhóm nước |
Tỉ suất sinh thô (%) |
Tỉ suất tử thô (%) |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) |
Tuổi thọ trung bình (tuổi) |
Châu Phi |
36 |
10 |
2,6 |
60 |
Nhóm nước đang phát triển |
22 |
7 |
1,5 |
69 |
Nhóm nước phát triển |
11 |
10 |
0,1 |
79 |
Thế giới |
20 |
8 |
1,2 |
71 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.
* So sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới:
- Tỉ suất sinh thô: châu Phi có tỉ suất sinh thô cao nhất 36%, trong khi các nước đang phát triển là 22%, nước phát triển 11% và thế giới là 20%.
- Tỉ suất tử thô: châu Phi có tỉ suất tử thô bằng với nhóm các nước phát triển là 10%, trong khi các nước đang phát triển chỉ có 7% và thế giới là 8%.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao nhất 2,6%, cao gấp 26 lần so với nhóm nước phát triển, gấp 1,7 lần các nước đang phát triển, gắp 2,2 lần thế giới.
- Tuổi thọ trung bình thấp nhất (60 tuổi), thấp hơn các nước đang phát triển (69 tuổi), phát triển (79 tuổi) và thế giới (71 tuổi).
Câu 38:
Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI QUA MỘT SỐ NĂM (%)
Năm Các châu |
1985 |
2000 |
2005 |
2015 |
Châu Phi |
11,5 |
12,9 |
13,8 |
16,1 |
Châu Mĩ Trong đó Mĩ La tinh |
13,4 8,6 |
14,0 8,6 |
13,7 8,6 |
13,5 8,6 |
Châu Á |
60,0 |
60,6 |
60,6 |
59,8 |
Châu Âu |
14,6 |
12,0 |
11,4 |
10,1 |
Châu Đại Dương |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Thế giới |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục khác.
* Trong giai đoạn 1985 - 2015 tỉ lệ dân số châu Phi và một số châu lục khác có sự thay đổi:
- Tỉ lệ dân số châu Phi tăng nhanh nhất và liên tục, từ 11,5% năm 1985 lên 16,1% năm 2015 (tăng 4,6%).
- Tỉ lệ dân số châu Mĩ tăng không đáng kể, chỉ tăng 0,1%, từ 13,4% năm 1985 lên 13,5% năm 2015.
- Tỉ lệ dân số châu Á có xu hướng giảm nhẹ, từ 60,0% năm 1985 xuống 59,8% năm 2015, giảm 0,2%.
- Tỉ lệ dân số châu Âu giảm nhanh từ 14,6% năm 1985 xuống còn 10,1% năm 2015, giảm 4,5%.
- Châu Đại Dương có tỉ lệ dân số thấp nhất và không thay đổi (0,5%).
=> Châu Phi có tốc độ tăng dân số nhanh nhất thế giới.
Câu 39:
Vì sao phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan?
* Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là do:
- Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm ở vĩ độ thấp, cân xứng với Xích đạo, thuộc môi trường đới nóng.
- Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến, ít vịnh, ít đảo, ít bán đảo,...
- Có kích thước lục địa lớn dạng hình khối, địa hình cao, bờ biển ít bị cắt xẻ nên ảnh hưởng của biển không sâu vào nội địa.
- Chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ nên ít mưa.
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (%)
Năm Nước |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
An-giê-ri |
2,4 |
5,9 |
3,6 |
3,9 |
CH Công-gô |
8,2 |
7,8 |
8,8 |
2,6 |
Ga-na |
3,7 |
5,9 |
7,9 |
3,9 |
Nam Phi |
3,5 |
5,3 |
3,0 |
1,3 |
Thế giới |
4,0 |
3,8 |
4,3 |
2,5 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới.
* Nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới:
- Năm 2000 hầu hết các nước châu Phi (trừ CH Công-gô) có tốc độ tăng GDP thấp hơn thế giới.
- Năm 2005, tốc độ tăng GDP có sự chuyển biến tích cực, tất cả các nước châu Phi đều có tốc độ tăng GDP cao hơn thế giới.
- Từ năm 2005 đến năm 2010 tốc độ tăng GDP của các nước châu Phi đều có sự biến động:
+ Tốc độ tăng GDP của An-giê-ri và Nam Phi có xu hướng giảm và thấp hơn thế giới.
+ Tốc độ tăng GDP của CH Công-gô, Ga-na có xu hướng tăng và cao hơn thế giới.
- Từ năm 2010 đến năm 2015 hầu hết các nước châu Phi (trừ An-giê-ri) và thế giới tốc độ tăng GDP đều giảm xuống.
Câu 41:
* Cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ La tinh:
- Các cảnh quan khá đa dạng:
+ Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm (diện tích lớn nhất).
+ Xavan và xavan - rừng.
+ Thảo nguyên và thảo nguyên - rừng.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Vùng núi cao.
- Các loại khoáng sản khá đa dạng và giàu có gồm: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, mangan, đồng, bôxit, niken, bạc, vàng, chì, kẽm,...
Câu 42:
Cho bảng số liệu:
TỈ TRỌNG THU NHẬP CỦA CÁC NHÓM DÂN CƯ TRONG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LA TINH NĂM 2013
Quốc gia |
GDP theo giá thực tế (tỉ USD) |
Tỉ trọng GDP của 10% dân cư nghèo nhất (%) |
Tỉ trọng GDP của 10% dân cư giàu nhất (%) |
Chi-lê |
277,1 |
1,7 |
41,5 |
Ha-mai-ca |
14,3 |
2,1 |
32,1 |
Mê-hi-cô |
1261,8 |
1,9 |
38,9 |
Pa-na-ma |
44,9 |
1,1 |
40,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước Mĩ La tinh.
* Tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP ở một số nước Mĩ La tinh năm 2013 có sự chênh lệch rất lớn:
- 10% dân cư nhóm nước giàu nhất có tỉ trọng thu nhập GDP chiếm trên 1/3 GDP cả nước (Ghi-lê: 41,5%, Pa-na-ma: 40,0%, Mê-hi-cô: 38,9%, Ha-mai-ca: 32,1%).
- Trong khi, 10% dân cư nghèo nhất chỉ chiếm từ 1% đến dưới 3% GDP (Pa-na-ma: 1,1%, Chi-lê: 1,7%, Mê-hi-cô: 1,9%, Ha-mai-ca: 2,1%).
→ Phản ánh sự chênh lệch giàu - nghèo vô cùng lớn giữa các nhóm dân cư ở Mĩ La tinh.
Câu 43:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2002 |
2004 |
2009 |
2011 |
2015 |
Tốc độ tăng GDP (%) |
2,3 |
0,5 |
0,4 |
2,9 |
0,5 |
6,0 |
-1,2 |
4,6 |
-0,9 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 - 2015. Nhận xét.
* Vẽ biểu đồ:
* Nhận xét:
- Giai đoạn 1985 - 2015, GDP của Mĩ La tinh tăng lên rất nhanh, nhưng còn biến động, cụ thể trong từng giai đoạn như sau:
+ Từ năm 1985 đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh tăng 0,6% (từ 2,3% lên 2,9%).
+ Từ năm 2000 đến năm 2002 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giảm 2,4% (từ 2,9% xuống 0,5%).
+ Từ năm 2002 đến năm 2004 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh tăng rất nhanh 5,5% (từ 0,5% lên 6,0%).
+ Từ năm 2004 đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giảm xuống rất nhanh 7,2% (từ 6,0% xuống -1,2%).
+ Từ năm 2009 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh có xu hướng tăng nhanh 5,8% (từ -1,2% lên 4,6%).
+ Từ năm 2011 đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giảm nhanh 5,5% (từ 4,6% xuống -0,9%).
→ Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh không ổn định.
Câu 44:
Cho bảng số liệu:
GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH NĂM 2004
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia |
GDP |
Tổng số nợ |
Quốc gia |
GDP |
Tổng số nợ |
Ac-hen-ti-na |
151,5 |
158,0 |
Mê-hi-cô |
676,5 |
149,9 |
Bra-xin |
605,0 |
220,0 |
Pa-na-ma |
13,8 |
8,8 |
Chi-lê |
94,1 |
44,6 |
Pa-ra-goay |
7,1 |
3,2 |
Ê-cu-a-đo |
30,3 |
16,8 |
Pê-ru |
68,6 |
29,8 |
Ha-mai-ca |
8,0 |
6,0 |
Vê-nê-xu-ê-la |
109,3 |
33,3 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào bảng số liệu cho biết đến năm 2004 những quốc gia nào ở Mĩ La tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao (so với GDP).
- Tính toán cho thấy tỉ lệ nợ của các quốc gia ở Mĩ La tinh như sau:
Quốc gia |
GDP |
Tổng số nợ |
Tỉ lệ nợ so với GDP (%) |
Quốc gia |
GDP |
Tổng số nợ |
Tỉ lệ nợ so với GDP (%) |
Ac-hen-ti-na |
151,5 |
158,0 |
104 |
Mê-hi-cô |
676,5 |
149,9 |
22 |
Bra-xin |
605,0 |
220,0 |
36 |
Pa-na-ma |
13,8 |
8,8 |
64 |
Chi-lê |
94,1 |
44,6 |
47 |
Pa-ra-goay |
7,1 |
3,2 |
45 |
Ê-cu-a-đo |
30,3 |
16,8 |
55 |
Pê-ru |
68,6 |
29,8 |
43 |
Ha-mai-ca |
8,0 |
6,0 |
75 |
Vê-nê-xu-ê-la |
109,3 |
33,3 |
30 |
- Từ những con số về tỉ lệ nợ nước ngoài của các quốc gia ở Mĩ La tinh ta thấy phần lớn các nước có tổng số nợ khá cao, trong đó:
+ Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP nhiều nhất là Ac-hen-ti-na (104%) vượt cả GDP, sau đó đến Ha-mai-ca (75%).
+ Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP thấp nhất là Mê-hi-cô (22%).
Câu 45:
Nêu các biện pháp mà gần đây nhiều nước Mĩ La tinh đã áp dụng để cải thiện tình hình kinh tế trong nước?
* Các biện pháp mà gần đây nhiều nước Mĩ La tinh đã áp dụng để cải thiện tình hình kinh tế trong nước:
- Cải cách kinh tế.
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Quốc hữu hóa 1 số ngành kinh tế.
- Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
- Tăng cường buôn bán với nước ngoài.
Câu 46:
Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?
* Các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao vì:
- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác, dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.
- Tình hình chính trị không ổn định.
- Tình trạng đô thị hóa tự phát làm cho 1/3 dân cư đô thị sống trong điều kiện khó khăn.
- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.
- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.
- Quá trình cải cách kinh tế vấp phải sự phản kháng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.
Câu 47:
Căn cứ vào lược đồ khu vực Tây Nam Á, cho biết vị trí của khu vực Tây Nam Á và kể tên các nước trong khu vực.
* Vị trí và tên các nước trong khu vực Tây Nam Á:
- Vị trí của Tây Nam Á nằm ở tây nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải, hàng không quốc tế từ châu Á sang châu Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-đi-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-xtan, Li-băng, l-xra-en, lãnh thổ Pa-le-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.
Câu 48:
Căn cứ vào lược đồ khu vực Trung Á, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?
- Các quốc gia thuộc Trung Á là: Ca-dăc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.
- Đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thỗ của khu vực Trung Á:
- Vị trí địa lí:
+ Giới hạn từ khoảng 30°B đến 55°B và 46°Ð đến 120°Đ, thuộc vùng ôn đới và khá sâu trong lục địa.
+ Phía Bắc giáp Liên bang Nga; phía Nam giáp khu vực Tây Nam Á, phía tây giáp biển Ca-xpi và châu Âu.
+ Lãnh thổ: có diện tích khoảng 5,6 triệu .
Câu 49:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA THẾ GIỚI NĂM 2003
- Dựa vào biểu đồ hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.
- Nhận xét khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
* Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực trên thế giới năm 2003:
DẦU THÔ CHÊNH LỆCH GIỮA KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG CỦA KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2003
(Đơn vị: nghìn thùng/ ngày)
Khu vực |
Lượng dầu chênh lệch |
Khu vực |
Lượng dầu chênh lệch |
Đông Á |
-11105,7 |
Đông Âu |
+ 3839,3 |
Đông Nam Á |
- 1165,3 |
Tây Âu |
- 6721 |
Trung Á |
+ 669,8 |
Bắc Mĩ |
- 14240,4 |
Tây Nam Á |
+ 15239,4 |
|
|
Dấu - là lượng dầu thô khai thác < lượng dầu thô tiêu dùng.
Dấu + là lượng dầu thô khai thác > lượng dầu thô tiêu dùng.
* Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á:
- Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).
- Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.
Câu 50:
Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?
- Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu từ việc xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực, cần loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiền tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.
- Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
- Vì ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á hiện nay, nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố vẫn là vấn đề hàng đầu gây bất ổn trong khu vực, gây ra nghèo đói và chiến tranh, thiệt hại về kinh tế.
Câu 51:
Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?
* Giữa hai quốc gia l-xra-en và Pa-le-xtin xảy ra xung đột sắc tộc dai dẳng, điều này đã dẫn đến các cuộc bạo loạn, chiến tranh giữa hai nước. Hậu quả là:
- Tàn phá cơ sở xây dựng, nhà cửa, các sơ sở sản xuất,... gây nhiều thiệt hại tới sự phát triển kinh tế.
- Mất ổn định chính trị, đe dọa tính mạng đời sống của nhiều người dân vô tội.
- Gia tăng tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, li tán ở các quốc gia này.
- Tàn phá tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.
* Để cùng phát triển, hai nước cần:
- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đàm thoại.
- Hợp tác với nhau trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đặc biệt trong ngành dầu mỏ nhằm phát huy thế mạnh của cả hai nước này.