Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 7: Nhật Bản có đáp án
-
654 lượt thi
-
37 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Khó khăn lớn nhất về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản là
Chọn đáp án C
Câu 9:
Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, đổi mới của người lao động
Chọn đáp án A
Câu 10:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?
Chọn đáp án B
Câu 12:
Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 13:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản
Chọn đáp án A
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Năm |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
2010 |
2014 |
Dự báo 2025 |
Dưới 15 tuổi (%) |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
13,3 |
12,9 |
11,7 |
Từ 15 – 64 tuổi (%) |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
63,8 |
60,8 |
60,1 |
Trên 65 tuổi (%) |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
22,9 |
26,3 |
28,2 |
Số dân (triệu người) |
83,0 |
104,0 |
126,0 |
127,7 |
127,3 |
126,6 |
117,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
Chọn đáp án C
Câu 15:
Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do
Chọn đáp án B
Câu 17:
Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
Chọn đáp án D
Câu 18:
Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
Chọn đáp án D
Câu 21:
Sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản trong ngành công nghiệp điện tử, chiếm 60% sản lượng của thế giới, được sử dụng với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao và dịch vụ là
Chọn đáp án D
Câu 23:
Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do
Chọn đáp án C
Câu 25:
Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo
Chọn đáp án A
Câu 26:
Căn cứ vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản, hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.
* Đặc điểm địa hình, sông ngòi, bờ biển Nhật Bản:
- Địa hình: 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm thường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển.
- Sông ngòi: ngắn, dốc, có giá trị về thủy điện.
- Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió.
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Năm |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
2010 |
2014 |
Dự báo 2025 |
Dưới 15 tuổi (%) |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
13,3 |
12,9 |
11,7 |
Từ 15 – 64 tuổi (%) |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
63,8 |
60,8 |
60,1 |
Trên 65 tuổi (%) |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
22,9 |
26,3 |
28,2 |
Số dân (triệu người) |
83,0 |
104,0 |
126,0 |
127,7 |
127,3 |
126,6 |
117,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội.
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang có xu hướng già hóa:
- Nhóm tuổi 0 - 14: giảm nhanh từ 35,4% năm 1950 xuống 12,9% năm 2014, dự báo năm 2025 giảm xuống còn 11,7%.
- Nhóm tuổi 15 - 64 tuổi: tăng từ 59,6% năm 1950 lên 60,8% năm 2014, dự báo năm 2025 là 60,1%.
- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% năm 1950 lên 26,3% năm 2014, dự báo đến năm 2025 tăng lên là 28,2%.
* Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi:
+ Chất lượng cuộc sống nâng cao.
+ Giáo dục cho trẻ em được chú trọng.
+ Nguồn lao động có kinh nghiệm.
- Khó khăn:
+ Dân số đang bị già hóa, nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, đặc biệt là lao động trẻ.
→ Nhật Bản phải thuê lao động từ các nước khác → nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
+ Tỉ lệ phụ thuộc tăng lên, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.
+ Có nguy cơ suy giảm giống nòi.
Câu 28:
- Đặc điểm lao động Nhật Bản: người lao động cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục.
→ Là một đất nước có nhiều khó khăn, hạn chế về điều kiện tự nhiên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Nhật Bản đã khắc phục và nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Để đạt được thành tựu trên, vai trò của con người Nhật Bản quan trọng nhất: đó là tinh thần tự cường, tính kỉ luật cao, ý chí vươn lên, lao động cần cù và có chất xám tốt,... các đức tính quý báu của người Nhật Bản đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nền kinh tế đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó.
Câu 29:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP TRUNG BÌNH CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: %)
Giai đoạn |
1950 – 1954 |
1955 – 1959 |
1960 – 1964 |
1965 – 1969 |
1970 – 1973 |
Tăng GDP |
18,8 |
13,1 |
15,6 |
13,7 |
7,8 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973.
* Nhận xét về tốc độ phát triên kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973:
- Giai đoạn phát triển nhanh nhất của Nhật Bản là giai đoạn 1950 - 1954, các giai đoạn sau có xu hướng giảm dần.
+ Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 1950 - 1954 rất cao đạt 18,8%.
+ Các giai đoạn sau (1955 - 1959, 1960 - 1964, 1965 - 1969) tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên thấp hơn giai đoạn 1950 - 1954.
- Giai đoạn 1970 - 1973, tốc độ phát triển chậm hơn trước chủ yếu do cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973.
Câu 30:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
* Thuận lợi của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế:
- Vị trí:
+ Vị trí địa lí tự nhiên: nằm ở khu vực Đông Á, nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên nên thành phần loài sinh vật phong phú, đa dạng.
+ Vị trí về mặt kinh tế - xã hội: nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, gần với Trung Quốc, Hàn Quốc - những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và nằm gần kề các nước công nghiệp mới.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đồng bằng: chiếm khoảng 1/4 diện tích, chủ yếu là đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
+ Bờ biển: đường bờ biển dài, bị chia cắt thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá.
+ Khí hậu: khí hậu gió mùa, mưa nhiều, lượng mưa trên 1000 mm/năm ở hầu hết các vùng. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam do ảnh hưởng của vĩ độ và dòng biển. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
+ Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
* Khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế:
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, khu vực nhạy cảm trên bản đồ địa chính trị thế giới.
- Lãnh thổ: gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, gây khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của đất nước, chi phí xây dựng hệ thống cầu đường tốn kém.
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, kiến tạo trên vùng núi lửa chưa ổn định, núi trẻ chiếm phần lớn diện tích, diện tích đồng bằng nhỏ, quỹ đất canh tác ít.
- Tài nguyên khoáng sản: nghèo khoáng sản, chi phí cho nhập khẩu khoáng sản lớn.
- Thiên tai: có khoảng 80 núi lửa còn hoạt động, động đất thường xuyên xảy ra với cường độ mạnh, mưa bão lớn, sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Câu 31:
Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa.
* Dân số Nhật Bản đang già hóa:
- Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm năm 1950 chiếm 35,4% nhưng đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 12,9%, dự báo đến năm 2025 giảm xuống còn 11,7%.
- Nhóm dân số từ 15 - 64 tuổi năm 1950 chiếm 59,6%, đến năm 2014 có xu hướng tăng nhưng tăng rất ít 60,8% năm 2014, dự báo năm 2025 là 60,1%.
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở nên có xu hướng tăng nhanh năm 1950 chiếm 5,0% nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 26,3%, dự báo năm 2025 tăng lên 28,25.
→ Cơ dấu dân số của Nhật Bản là cơ cấu dân số già.
Câu 32:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2015
(Đơn vị: %)
Năm |
1990 |
1995 |
1997 |
1999 |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
Tốc độ tăng trưởng GDP |
5,1 |
1,5 |
1,9 |
0,8 |
2,3 |
2,5 |
4,7 |
0,5 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2015. Kết hợp với kiến thức đã học, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 - 1973, giai đoạn 1990 - 2015.
* So sánh:
- Giai đoạn 1950 - 1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đạt mức hai con số (giai đoạn 1950 - 1954 cao nhất là 18,8%), các giai đoạn sau có xu hướng giảm dần. Các giai đoạn sau (1955 - 1959, 1960 - 1964, 1965 - 1969) tốc độ phát triển nhanh tuy nhiên thấp hơn giai đoạn 1950 - 1954. Giai đoạn 1970 - 1973, tốc độ phát triển chậm hơn trước chủ yếu do cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973.
- Giai đoạn 1990 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có xu hướng giảm sút nhanh và không ổn định, chỉ ở mức 1 con số:
+ Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm nhanh từ 5,1% năm 1990 xuống chỉ còn 0,8% năm 1999.
+ Từ năm 1999 đến năm 2010 tốc độ kinh tế có xu hướng tăng lên từ 0,8% năm 1999 tăng lên 4,7% năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2015 tốc độ phát triển kinh tế lại giảm rất nhanh từ 4,7% năm 2010 xuống chỉ còn 0,5% năm 2015.
→ Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tốc độ phát triển kinh tế của Nhật bản thường xuyên biến động, không ổn định.
Câu 33:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết những sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới?
- Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới với nhiều sản phẩm công nghiệp như: ô tô, xe máy, vi mạch và chất bán dẫn, robot (người máy),...
Câu 34:
Căn cứ vào lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?
* Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản:
- Mức độ tập trung công nghiệp cao, nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô lớn và rất lớn.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.
- Phân bố: ở vùng ven biển, phía nam đất nước, chủ yếu trên đảo Hôn-su.
+ Các trung tâm công nghiệp điển hình: Tô-ki-ô, Ki-ô-tô, Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma,...
+ Các trung tâm công nghiệp chủ yếu phân bố ven biển vì địa hình ở đây khá bằng phẳng, có các cảng biển thuận lợi cho nhập nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, giao lưu với các vùng trong nước và quốc tế.
Câu 35:
Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?
* Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì (năm 2004).
- Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo....
- Một số ngành nổi bật là:
+ Công nghiệp chế tạo (40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu): tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu thế giới, sản xuất ô tô chiếm 25% thế giới,...
+ Sản xuất điện tử: sản phẩm tin học chiếm 22% thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn và đứng thứ hai về vật liệu truyền thống, chiếm 60% số robot thế giới,...
Câu 36:
Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?
* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:
- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.
- Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.
- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Các ngành:
+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm,...
+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lợn, gà).
+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu, cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.
* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:
Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác.
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1985 – 2014
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
1985 |
1990 |
2000 |
2005 |
2010 |
2014 |
Sản lượng |
11411,4 |
10356,4 |
4988,2 |
5193,5 |
4440,9 |
4165,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giai đoạn 1985 — 2014. Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản trong giai đoạn 1985 — 2014.
* Nhận xét và giải thích:
- Sản lượng cá khai thác có xu hướng giảm liên tục qua các năm, từ 11411,4 nghìn tấn (1985) xuống còn 4165,0 nghìn tấn (2014), giảm 7246,4 nghìn tấn, giảm 2,7 lần.
- Nguyên nhân: do nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện Công ước về Biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế, cho nên việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.