Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Chuyên đề toán 9 Chuyên đề 10: Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải bài toán hình học có đáp án

Trắc nghiệm Chuyên đề toán 9 Chuyên đề 10: Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải bài toán hình học có đáp án

Dạng 3: Chứng minh ba điểm thẳng hàng có đáp án

  • 1086 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC nội tiếp trong một đường tròn (O). M ; N ; P lần lượt là cá điểm chính giữa các cung nhỏ AB^; BC^; CA^. MN và NP cắt AB và AC theo thứ tự ở R và S. Chứng minh rằng: RS // BC và RS đi qua tâm của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Xem đáp án
Cách giải 1: (Hình 1)
Cho tam giác ABC nội tiếp  trong một đường tròn (O). M ; N ; P lần lượt là cá điểm chính giữa các cung nhỏ (ảnh 1)
Xét NBI ta có: IBN^=B2^+B3^B2^=CP^2; B3^=NAC^ (Góc nội tiếp chắn cung NC^); NAC^=BAC^2
Do đó IBN^=A^+B^2

BIN^=A1^+B1^=A^+B^2 (Góc ngoài của tam giác ABI)
IBN^=BIN^=> NBI cân tại N => N thuộc trung trực của đoạn thẳng BI.
Ta chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng này chính là RN.
Gọi H là giao điểm của MN và PB. Ta có :
BHN^=12(BN^+AM^+AP^)=12BC^+AB^+AC^2
BHN^ là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn và
BN^=BC^2; AM^=AB^2; AP^=AC^2BHN^=14.360=90
=> RN là trung trực của đoạn thẳng BI => BR = RI
=> RBI cân tại R B1^=RIB^  B1^=B2^B2^=RIB^
=> IR // BC (Vì tạo với các tuyến BI hai góc so le trong bằng nhau)
Cũng chứng minh tương tự ta cũng được IS // BC, từ điểm I ở ngoài đường thẳng BC ta chỉ có thể kẻ được một đường thẳng song song với BC
=> R ; I ; S thẳng hàng.
Vậy RS // BC và RS đi qua tâm I của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

 
Cách giải 2: (Hình 2)
Cho tam giác ABC nội tiếp  trong một đường tròn (O). M ; N ; P lần lượt là cá điểm chính giữa các cung nhỏ (ảnh 2)
Theo giả thiết ta có MA^=MB^ do đó MN là phân giác của ANB^
Áp dụng tính chất đường phân giác trong tam giác ABN ta có: RARB=NANB (1)
Tương tự: NP là phân giác của tam giác ACN => SASC=NANC (2)
BN^=CN^ nên BN = CN kết hợp với (1) và (2) ta được RARB=SASC
=> RS // BC (định lý Ta-lét đảo)
Gọi giao điểm của RS với AN là I, của BC và AN là D vì RS // BC nên ta có:
AIID=RARBNANB=RARB suy ra AIID=NANB
BND ~ANB (vì có góc BNA^ chung và BAN^=NBD^)
Nên NANB=ABBD. Vậy AIID=ABBD
Suy ra BI là phân giác của góc ABC^
Ở trên ta có I thuộc phân giác AN của BAC^ ta lại vừa chứng minh I thuộc phân giác ABC^ nên I là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.( Đpcm)

Câu 2:

Từ một điểm trên đường tròn ngoại tiếp của một tam giác bất kì hạ các đường  vuông góc xuống ba cạnh của tam giác ABC nội tiếp đường tròn. Chứng minh rằng chân của ba đường vuông góc đó thẳng hàng
Từ một điểm trên đường tròn ngoại tiếp của một tam giác bất kì hạ các đường  vuông góc xuống ba cạnh của tam giác ABC nội tiếp đường tròn (ảnh 1)
Xem đáp án
Cách giải 1:
D^=E^=90=> tứ giác BDPE là tứ giác nội tiếp
BED^=BPD^ (*)(Góc nội tiếp cùng chắn một cung)
F^=E^=90 => tứ giác EFCP cũng là tứ giác nội tiếp
FEC^=FPC^ (**) (Góc nội tiếp cùng chắn một cung)
Vì tứ giác ABPC nội tiếp đường tròn BPC^=π-A^(1)
PDABPFACDPF^=π-A^ (2)
Từ (1) và (2) BPC^=DPF^
BPD^=FPC^ (***)
Từ (*) ; (**) và (***)
= D ; E ; F thẳng hàng.

Cách giải 2:
PEECPFFCTứ giác EFCP là tứ giác nội tiếp FEP^+PCF^=180 (1)
Vì tứ giác ABPC nội tiếp đường tròn ABP^+FCP^=180
ABP^+BDP^=180FCP^=DBP^ (2)
PDBDPEBCTứ giác EPDB là tứ giác nội tiếp => DBP^=DEP^( 3)
Từ (1) ; (2) và (3) ta có : PEF^+DEP^=180
Suy ra ba điểm D ; E ; F thẳng hàng

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương