Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á có đáp án
Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á có đáp án
-
312 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
Chọn C
Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn và chịu tác động của nhiều nhân tố. Nhiều nước có GDP cao nhất trong khu vực Tây Nam Á (năm 2020) như: Thổ Nhĩ Kỳ (720,0 tỉ USD), A-rập Xê-út (703,4 tỉ USD), I-xra-en (407,1 tỉ USD),… -> Nhận định: I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất là không đúng.
Câu 2:
Nhận định nào sau đây đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
Chọn A
Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn và chịu tác động của nhiều nhân tố. Nhiều nước có GDP cao nhất trong khu vực Tây Nam Á (năm 2020) như: Thổ Nhĩ Kỳ (720,0 tỉ USD), A-rập Xê-út (703,4 tỉ USD), I-xra-en (407,1 tỉ USD),…
Câu 3:
Năm 2020, quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP lớn nhất?
Chọn B
Nhiều quốc gia có GDP cao nhất trong khu vực Tây Nam Á (năm 2020) như: Thổ Nhĩ Kỳ (720,0 tỉ USD), A-rập Xê-út (703,4 tỉ USD), I-xra-en (407,1 tỉ USD),… Còn Li-băng thuộc top các quốc gia có quy mô GDP thấp (25,9 tỉ USD).
Câu 4:
Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ
Chọn A
Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
Câu 5:
Kinh tế của nhiều quốc gia Tây Nam Á phụ thuộc vào loại khoáng sản nào sau đây?
Chọn B
Kinh tế của nhiều nước trong khu vực Tây Nam Á chủ yếu dựa vào khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ.
Câu 6:
Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?
Chọn B
Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có:
- Địa hình khu vực Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên. Đồng bằng ít, phân bố ở giữa khu vực và ven các biển.
- Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Đây là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
- Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là nét điển hình của khu vực này.
- Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 7:
Khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược có biểu hiện nào sau đây?
Chọn B
Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi: phía bắc tiếp giáp với châu Âu, phía tây giáp châu Phi, phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.
Câu 8:
Xã hội của khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
Chọn C
Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo - là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực. Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị.
Câu 9:
Nhận định nào đúng với đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á?
Chọn A
Tây Nam Á tiếp giáp với 3 châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi), tiếp giáp với 2 lục địa (Lục địa Á - Âu, Lục địa Phi). Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: biển A-ráp thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.
Câu 10:
Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Chọn B
Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã làm cho kinh tế nhiều quốc gia ở khu vực này chậm phát triển, tình trạng đói nghèo xảy ra nhiều nơi,…
Câu 11:
Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
Chọn B
Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,… Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.
Câu 12:
Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á do
Chọn A
Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là do khu vực này tập trung nhiều tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên. Đồng thời, khu vực này còn có vị trí địa chính trị quan trọng, ngã ba giữa ba châu lục (Á, Âu, Phi).
Câu 13:
Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?
Chọn A
Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới là Ả-rập-xê-út, Iran, Irắc, Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất,… trong đó Ả-rập-xê-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á.
Câu 14:
Cho các nhận định sau:
1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh cổ đại.
2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.
3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi.
4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
Chọn B
Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo - là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực. Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị -> Có hai nhận định đúng -> Nhận định: Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi và những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình là sai.
Câu 15:
Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng
Chọn A
Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.