Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu có đáp án

Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu có đáp án

Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu có đáp án

  • 329 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng

Xem đáp án

Chọn C

Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tương lai.


Câu 2:

Các khu vực có nhiều năng lượng là

Xem đáp án

Chọn A

Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ như Tây Nam Á, Trung Á, Mỹ Latinh, Bắc Phi, Biển Đông,... là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.


Câu 3:

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ viết tắt là

Xem đáp án

Chọn B

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có vai trò điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) góp phần thúc đẩy an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức về môi trường trên toàn thế giới,...


Câu 4:

Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Năm 1995, Uỷ hội sông Mê Công (Mekong River Commission - MRC) được thành lập; bao gồm các quốc gia thành viên là: Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu của MRC là thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các nước trong lưu vực.


Câu 5:

Tình trạng thiếu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở châu lục nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Theo Báo cáo về Tình trạng An ninh lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2021 của FAO, thế giới có khoảng 768 triệu người bị thiếu dinh dưỡng trong năm 2020, trong đó có hơn 50% sống ở châu Á và hơn 1/3 sống ở châu Phi.


Câu 6:

Dựa vào biểu đồ sau, trả lời từ câu 6 đến câu 8:

Theo biểu đồ, cho biết dạng năng lượng nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Thủy điện. (ảnh 1)

CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI NĂM 2020 (%)

Theo biểu đồ, cho biết dạng năng lượng nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).


Câu 7:

Theo biểu đồ, cho biết dạng năng lượng nào sau đây chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?

Xem đáp án

Chọn B

Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).


Câu 8:

Theo biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với khi so sánh tỉ lệ sử dụng năng lượng của thế giới năm 2020?

Xem đáp án

Chọn C

Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).


Câu 9:

Lĩnh vực nào sau đây không thuộc an ninh phi truyền thống?

Xem đáp án

Chọn A

- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...

- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.


Câu 10:

Lĩnh vực nào sau đây thuộc không thuộc an ninh truyền thống?

Xem đáp án

Chọn B

- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...

- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.


Câu 11:

Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm. Khủng hoảng an ninh lương thực có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới.


Câu 12:

Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là

Xem đáp án

Chọn C

Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực.


Câu 13:

Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?

Xem đáp án

Chọn B

Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất.


Câu 14:

Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?

Xem đáp án

Chọn C

Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, năm 2021 thế giới có khoảng 2,3 tỉ người (29,3% số dân thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.


Câu 15:

Nhận định nào sau đây đúng với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay?

Xem đáp án

Chọn A

Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất. Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.


Bắt đầu thi ngay