Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 23. Kinh tế Nhật Bản có đáp án

Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 23. Kinh tế Nhật Bản có đáp án

Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 23. Kinh tế Nhật Bản có đáp án

  • 794 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ở Nhật Bản, trừ ngành dệt truyền thống thì tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của quốc gia này đều hướng vào sử dụng và áp dụng khoa học kĩ thuật cao với nhiều ngành có đứng hàng đầu thế giới (chế tạo, điện tử, tin học,…).


Câu 2:

Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn D

Chăn nuôi tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm. Do được áp dụng công nghệ hiện đại nên ngành chăn nuôi bò, nhất là bò sữa được coi là một thành tựu của nông nghiệp Nhật Bản. Các vật nuôi ở Nhật Bản được nuôi theo các phương pháp tiên tiến, hiện đại trong các trang trại.


Câu 3:

Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Công nghiệp chế tạo phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020), nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.


Câu 4:

Cây trồng chính của Nhật Bản là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Trồng trọt chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2020) và được hiện đại hóa. Các sản phẩm chủ yếu là: lúa gạo, rau, hoa quả. Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô, tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...


Câu 5:

Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Ngoại thương có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Nhật Bản, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020), sau Trung Quốc, Hoa Kì, Cộng hòa Liên bang Đức.


Câu 6:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác. Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.


Câu 7:

Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Công nghiệp chế tạo phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020), nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao. Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca.


Câu 8:

Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy.


Câu 9:

Các hải cảng lớn của Nhật Bản là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với đội tàu biển trong tải lớn. Các cảng biển lớn và hiện đại là: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Na-gôi-a,…


Câu 10:

Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su với nhiều trung tâm công nghiệp nổi bật như Tô-ya-ma, Ni-i-ga-ta, Tô-ki-ô, Ca-oa-xa-ki,…


Câu 11:

Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho đất nước. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có những giai đoạn đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) nhưng hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chỉ đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Hoa Kì nhưng công nghiệp vẫn có nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới. Đây chính là biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.


Câu 12:

Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Nền nông nghiệp Nhật Bản sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.


Câu 13:

Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su. Còn ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất.


Câu 14:

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Trong nền kinh tế Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020). Diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại trong các trang trại.


Câu 15:

Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía bắc: sản xuất ô tô, hóa chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca (Fukuoka), Na-ga-xa-ki (Nagasaki), Ô-i-ta (Oita). Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả.


Bắt đầu thi ngay