Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 26. Kinh tế Trung Quốc có đáp án
-
252 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Với chính sách công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thực phẩm, da giày,…
Câu 2:
Hướng dẫn giải
Chọn A
Kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tiêu biểu như:
- Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14722,7 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.
- Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
- Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Câu 3:
Hướng dẫn giải
Chọn C
Nền công nghiệp Trung Quốc đã có chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,…
Câu 4:
Hướng dẫn giải
Chọn A
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.
Câu 5:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất nhì trên thế giới với trên 1,4 tỉ người. Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ rộng lớn thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.
Câu 6:
Hướng dẫn giải
Chọn A
Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng,…
Câu 7:
Hướng dẫn giải
Chọn C
Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại -> Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và nền kinh tế của Trung Quốc, một bước tiến để sớm hoàn thành hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Câu 8:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông với một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu như Bắc Kinh, Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…
Câu 9:
Hướng dẫn giải
Chọn A
Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50% sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than. Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).
Câu 10:
Hướng dẫn giải
Chọn C
Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp như: giao quyền sử dụng đất cho nông dân, xây dựng mới đường giao thông, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, xây dựng tu bổ hệ thống thủy lợi, phổ biến giống mới năng suất cao,…
Câu 11:
Hướng dẫn giải
Chọn C
Những thay đổi quan trọng và các thành tựu về kinh tế của Trung Quốc là kết quả của công cuộc hiện đại hóa.
Câu 12:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ và phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Câu 13:
Hướng dẫn giải
Chọn D
Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.
Câu 14:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp dệt may nhờ tận dụng những nguồn lực sẵn có từ lao động, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Câu 15:
Hướng dẫn giải
Chọn B
Trong phát triển chăn nuôi nhân tố hàng đầu là cơ sở thức ăn. Ở miền Tây Trung Quốc có nhiều đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên, bồn địa và thung lũng. Đồng thời, khu vực này cũng có diện tích rừng tự nhiên lớn của Trung Quốc -> Đây là thế mạnh để Trung Quốc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.