Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 12)
-
1953 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
14 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
Giải thích: Quốc gia nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa là Thái Lan. Các quốc gia còn lại đều thuộc Đông Nam Á hải đảo.
Chọn: C.
Câu 2:
Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Quốc gia nào trong 11 quốc gia chưa gia nhập ASEAN?
Giải thích: ASEAN chính thức được thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên: Thái Lan, In- đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po. Số lượng các thành viên liên tục tăng ở các năm sau đó. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Đông Ti-mo là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á còn chưa gia nhập ASEAN.
Chọn: D.
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Giải thích: Đông Nam Á là một vùng đất có sự tương đồng về địa lí, lịch sử, văn hóa, xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước trong khu vực muốn cùng nhau phát triển một công đồng có chung mục tiêu và đặt lợi ích phát triển kinh tế lên hang đầu. Đồng thời tiến tới sử dụng chung một loại tiền như công đồng EU trong tương lai.
Chọn: B.
Câu 4:
Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
Giải thích: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Đây là một phần quan trọng trong cơ chế hợp tác giữa các nước trong khu vực ASEAN.
Chọn: B.
Câu 5:
Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
Giải thích: Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực là một trong những mụa tiêu chính của ASEAN để tạo cơ sở các nước trong khối ASEAN phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, hòa bình, ổn định.
Chọn: A.
Câu 6:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
Giải thích: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển.
Chọn: A.
Câu 7:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
Giải thích: Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực. Từ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, trật tự - an ninh khu vực,…
Chọn: C.
Câu 8:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
Giải thích: Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.
Chọn: B.
Câu 9:
AFF Championship là hoạt động biểu hiện của cơ chế nào sau đây của ASEAN?
Giải thích: Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh: ASEAN Football Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.
Chọn: C.
Câu 10:
Nhận định nào dưới đây không phải vấn đề xã hội khiến các nước ASEAN phải quan tâm?
Giải thích: Đô thị hóa trong khu vực diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế... đều là những thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực. Còn sự chênh lệch về GDP giữa các quốc gia là vấn đề kinh tế.
Chọn: D.
Câu 11:
Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
Giải thích: Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực nên khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.
Chọn: C
Câu 12:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
Giải thích: Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực. Từ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đến trật tự - an ninh trong khu vực,…
Chọn: C.
Câu 13:
Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?
Giải thích: Có 7 quốc gia trong khu vực ASEAN có đầu tư FDI vào Việt Nam là Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippine và Lào. Trong đó, đứng đầu là Malaysia với 22 dự án cấp mới (2,4 tỉ USD vốn đăng ký cấp mới) và 16 lượt dự án tăng thêm (91 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm) và tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,5 tỉ USD. Lĩnh vực thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư ASEAN là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38% tổng số dự án và 40% tổng vốn đầu tư. Dệt may cũng là một trong các lĩnh vực mà các nước ASEAN còn nhiều dự án. Đặc điểm chung của các dự án trong lĩnh vực này là quy mô nhỏ (bình quân khoảng 6 triệu USD/dự án), thường tập trung tại các địa phương như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An.
Chọn: D.
Câu 14:
Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
Giải thích: Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.
Ví dụ: Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc,…
=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.
Chọn D
Câu 15:
Dựa vào hai biểu đồ câu 13, trả lời câu hỏi: Địa điểm Pa-đăng có khí hậu nào sau đây?
Hướng dẫn: Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu xích đạo (lương mưa lớn và phân bố đều trong năm, nhiệt độ luôn cao trên 250C).
Đáp án: D