Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 3)
Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 3)
-
2328 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
Đáp án C.
Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.
Câu 2:
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân A, B, D liên quan đến đa dạng sinh học; Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.
Câu 3:
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là
Đáp án B.
Giải thích:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm đất, nước.
- Hoạt động khai thác dầu khí trên biển làm ô nhiễm biển.
- Các hoạt động khai thác rừng qúa mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 làm ô nhiễm không khí.
Như vậy, các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Câu 4:
Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do
Đáp án A.
Giải thích: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
Câu 5:
Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?
Đáp án A.
Giải thích: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dấn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…
Câu 6:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do
Đáp án C.
Giải thích: Thủy triều đen là những lớp ván dầu nổi trên mặt nước do những chiếc tàu chở dầu đắm trên vùng biển và đại dương. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thuỷ triều đen khủng khiếp và giết chết những loài động vật dưới biển và đại dương.
Câu 7:
Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?
Đáp án C.
Giải thích: Khai thác thiên nhiên quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng. Hậu quả là mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,…
Câu 8:
Tầng ôdôn bị thủng là do
Đáp án B.
Giải thích: Khí CFCs tác động làm tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng.
Câu 9:
Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là
Đáp án B.
Giải thích: Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khoảng 1,3 tỉ người trong đó có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.
Câu 10:
Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
Đáp án C.
Giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khi quyển để khí CO2 hâp thu làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
Câu 11:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân chính gât nên sự suy giảm đa dạng sinh vật là khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng,…
Câu 12:
Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là
Đáp án A.
Giải thích: Xác định từ khóa “nguyên nhân lớn nhất” là sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương khiến một lượng dầu lớn tràn ra môi trường biển, đại dương, rất khó để xử lí nhanh chóng và dễ dàng.
Câu 13:
Nhận định nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?
Đáp án B.
Giải thích: Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh quốc phòng.
Câu 14:
Hoạt động nào, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất?
Đáp án B
Giải thích: Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất.
Câu 15:
Biểu hiện tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là
Chọn D
Giải thích: Biểu hiện tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 16:
Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng là biểu hiện của
Chọn B
Giải thích: Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng là biểu hiện của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 17:
Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là
Chọn D
Giải thích: Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là NAFTA.
Câu 18:
NAFTA (North American Free Trade Agreemet) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
Chọn A
Giải thích: NAFTA (North American Free Trade Agreemet) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.