Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học có đáp án
-
1117 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hóa trị là
Đáp án đúng là: B
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Trong hợp chất, H luôn có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.
Câu 3:
Quy tắc hóa trị:
Đáp án đúng là: A
Quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Câu 4:
Viết công thức hóa học của sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O.
Đáp án đúng là: C
Mỗi phân tử sodium sulfate có 2 Na, 1 S và 4 O.
Công thức hóa học của sodium sunfate là Na2SO4.
Câu 5:
Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: C
Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
Khối lượng phân tử của sulfuric acid là: 2×1 + 1×32 + 4×16 = 98 (amu).
Câu 6:
Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất K2CO3 là
Đáp án đúng là: D
Trong một phân tử K2CO3 có 2 nguyên tử K, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
Khối lượng của phân tử K2CO3 là: 2×39 + 1×12 + 3×16 = 138 (amu).
Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất K2CO3 là:
\[\frac{{1 \times 12}}{{138}} \times 100\% \approx 8,7\% \].
Câu 7:
Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
Đáp án đúng là: C
Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là a.
Trong hợp chất, O luôn có hóa trị II.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: a×2 = 3×II a = III.
Vậy Fe có hóa trị III trong hợp chất Fe2O3.
Câu 8:
Biết hóa trị của nhóm hydroxide (OH) là I. Hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2 là
Đáp án đúng là: B
Gọi hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2 là a.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: a×1 = 2×I a = II.
Vậy Cu có hóa trị II trong hợp chất Cu(OH)2.
Câu 9:
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV và O.
Đáp án đúng là: A
Đặt công thức của hợp chất là CxOy.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
x×IV = y×II \[\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2}\]. Chọn x = 1 và y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất là CO2.
Câu 10:
R là hợp chất của N và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong hợp chất là 30,43%. Công thức hóa học của R là
Đáp án đúng là: B
Đặt công thức hóa học của R là NxOy.
Khối lượng của nguyên tố N trong một phân tử R là:
\[\frac{{46 \times 30,43}}{{100}} \approx 14\] (amu).
Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là: 46 – 14 = 32 (amu).
Ta có:
14×x = 14 x = 1; 16×y = 32 y = 2.
Vậy công thức hóa học của R là NO2.