IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 19. Dãy hoạt động hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 19. Dãy hoạt động hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 19. Dãy hoạt động hóa học có đáp án

  • 38 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây hoạt động hóa học mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au: từ trái sang phải mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

Vậy trong các kim loại đã cho, kim loại K hoạt động hóa học mạnh nhất.


Câu 2:

Dãy kim loại sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au: từ trái sang phải mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

Vậy dãy Fe, Al, Mg sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải.


Câu 3:

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ag hoạt động hóa học yếu hơn Cu nên Ag không tác dụng với dung dịch CuSO4.


Câu 4:

Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Fe tác dụng với dung dịch HCl vì Fe đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học. Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu nên Fe tác dụng được với dung dịch CuSO4.

Phương trình hóa học minh họa:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


Câu 5:

Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi cho lượng dư Fe vào dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 thì Fe tác dụng với CuCl2 tạo FeCl2 và Cu.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Lọc bỏ chất rắn, ta thu được dung dịch FeCl2 tinh khiết.


Câu 6:

Dãy hoạt động hóa học của kim loại không cho biết?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học:

- Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

- Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí H2.

- Kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, ...) giải phóng khí H2.

- Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca, ...) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.


Câu 7:

Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Do Ag đứng sau Mg, Al, Cu trong dãy hoạt động hóa học nên Ag là kim loại hoạt động hóa học yếu nhất.


Câu 8:

Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải.


Câu 9:

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được kim loại Cu từ X?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do khi cho X vào lượng dư dung dịch Cu(NO3)2 chỉ có Fe tác dụng theo phương trình:

Sau phản ứng chất rắn thu được chỉ chứa Cu.


Câu 10:

Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối và khí hydrogen.

Vậy trong dãy có 2 kim loại Al, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

Phương trình hóa học minh họa:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Bắt đầu thi ngay