Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 21. Thực hiện pháp luật có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 21. Thực hiện pháp luật có đáp án
-
264 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình thức thực hiện pháp luật mà các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm được gọi là gì?
Đáp án đúng là: A
Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động).
Câu 2:
Việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm gọi là gì?
Đáp án đúng là: B
Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực).
Câu 3:
Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình là đặc điểm của hình thức thực hiện pháp luật nào?
Đáp án đúng là: C
Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.
Câu 4:
Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm gì?
Đáp án đúng là: D
Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể đều phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân Việt Nam.
Câu 5:
Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?
Đáp án đúng là: A
Hành vi không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy là tuân thủ pháp luật vì không làm những việc mà pháp luật cấm. Cụ thể khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.
B - Sử dụng pháp luật
C - Thi hành pháp luật
D - Sử dụng pháp luật
Câu 6:
Hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là gì?
Đáp án đúng là: B
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
Câu 7:
Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?
Đáp án đúng là: D
Hành vi hợp pháp là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:
+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm;
+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm;
+ Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện pháp luật?
Đáp án đúng là: C
Trường hợp ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q là chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền cơ bản của con người. Ông K cần bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 9:
Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan được thực hiện theo mấy hình thức?
Đáp án đúng là: C
Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:
- Tuân thủ pháp luật
- Thi hành pháp luật
- Sử dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật
Câu 10:
Hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi được gọi là gì?
Đáp án đúng là: D
Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.