Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh có đáp án
-
2126 lượt thi
-
48 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là
Chọn đáp án A
Câu 3:
“Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm” được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của các nước trong thời kỳ
Chọn đáp án B
Câu 8:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) một trong những khu vực trên thế giới vẫn diễn ra xung đột vũ trang là
Chọn đáp án A
Câu 10:
“Chiếm 2/3 dân số, 90% GDP, 80% thương mại toàn cầu”. Những số liệu này đang nói đến các quốc gia
Chọn đáp án A
Câu 11:
Chọn đáp án C
Câu 12:
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của
Chọn đáp án D
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa?
Chọn đáp án C
Câu 14:
Chọn đáp án A
Câu 15:
Chọn đáp án C
Câu 16:
Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm vì
Chọn đáp án B
Câu 17:
Biểu hiện nào của xu thế Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau?
Chọn đáp án D
Câu 18:
Khẳng định Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, vì
Chọn đáp án D
Câu 19:
Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò
Chọn đáp án B
Câu 21:
Nguyên nhân của những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay là
Chọn đáp án A
Câu 22:
Sự kiện mở đầu thời kỳ biến động, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là
Chọn đáp án C
Câu 23:
Nhận xét nào sau đây về cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ (11-9- 2001) là đúng?
Chọn đáp án A
Câu 24:
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự, ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo là minh chứng cho
Chọn đáp án D
Câu 25:
Nội dung nào sau đây không phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Chọn đáp án D
Câu 26:
Vì sao đến nay Mỹ vẫn không thể thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
Chọn đáp án A
Câu 27:
Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng và phát triển đất nước là gì?
Chọn đáp án D
Câu 28:
Chọn đáp án A
Câu 29:
Từ thắng lợi của các hoạt động đối ngoại thời Chiến tranh lạnh, bài học quan trọng nhất mà Việt Nam rút ra cho chính sách đối ngoại hiện nay là
Chọn đáp án A
Câu 30:
Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, biện pháp giải quyết có hiệu quả nhất cho các nước là
Chọn đáp án A
Câu 31:
Nhận định nào sau đây là đúng về những chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng để hội nhập kinh tế thành công với thế giới?
Chọn đáp án A
Câu 32:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Thế giới sau chiến tranh lạnh nhấn mạnh việc xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
b. Trong sức mạnh đó, kinh tế là trọng tâm trong cuộc chạy đua giữa các cường quốc.
c. Chạy đua vũ trang quyết định sự định hình của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
d. Chỉ các cường quốc mới có điều kiện vươn lên xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
a - Đ
b - Đ
c - S
d - S
Câu 33:
Lựa chọn đúng - sai
a. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác.
b. Chủ nghĩa khủng bố đã gây ra những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế.
c. Để đảm bảo an ninh quốc gia, các nước cần tham gia cuộc chiến chống khủng bố.
d. Hợp tác quốc tế ngày nay có mục tiêu lớn nhất là chống lại chủ nghĩa khủng bố.
a - Đ
b - Đ
c - S
d - S
Câu 34:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại góp phần đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
b. Xu thế đa cực đã chứng kiến sự trỗi dậy của các cường quốc và tổ chức liên kết.
c. Sự hình thành các tổ chức liên kết khu vực là biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa.
d. Mỹ không thể chi phối thế giới do tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
a - Đ
b - Đ
c - S
d - Đ
Câu 35:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ là biểu hiện cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh.
b. Thảm kịch trên đã làm thay đổi căn bản chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ.
c. Mỹ là đối tượng chủ yếu của chủ nghĩa khủng bố do chính sách đối ngoại hiếu chiến.
d. Hợp tác quốc tế chống khủng bố là nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế hiện nay.
a - S
b - Đ
c - Đ
d - Đ
Câu 36:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu thế đa cực.
b. Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và các cường quốc chi phối trật tự thế giới đa cực.
c. Trong trật tự đa cực, sức mạnh quốc gia tổng hợp lấy kinh tế làm trọng tâm.
d. Trật tự thế giới đa cực khẳng định vị trí trung tâm của các cường quốc mới nổi.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
Câu 37:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Trật tự thế giới mới phụ thuộc hoàn toàn vào các cường quốc Mỹ, Nga, Trung, Ấn.
b. Cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra đột phá và chuyển biến trên cục diện thế giới.
c. Trong trật tự mới, các cường quốc tập trung xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
d. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục góp phần quan trọng trong trật tự thế giới mới.
a - S
b - S
c - Đ
d - S
Câu 38:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 nói về vị thế tuyệt đối về kinh tế, khoa học của Mỹ trong thế giới tư bản.
b. Tư liệu 2 nói về sự phát triển của các nền kinh tế, có vai trò quan trọng với thế giới.
c. Trung Quốc đang là một thế lực kinh tế đáng gờm và cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
d. G20 là các nước có quyền chi phối mọi mặt sự phát triển của lịch sử thế giới hiện nay.
a - S
b - Đ
c - Đ
d - S
Câu 39:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Xu thế đa cực là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b. Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực chi phối toàn thế giới.
c. Trong xu thế này, sức mạnh quốc gia tổng hợp lấy kinh tế làm trọng tâm.
d. Để có vị trí trong quan hệ quốc tế mới, các nước cần liên minh với nhau.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
Câu 40:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược, lấy kinh tế làm trọng tâm.
b. Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của trật tự đa cực trong quan hệ quốc tế.
c. Với xu thế Toàn cầu hóa, các mối quan hệ quốc tế mọi mặt đều được quốc tế hóa cao.
d. Sau Chiến tranh lạnh, cách mạng khoa học công nghệ hình thành và phát triển mạnh.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
Câu 41:
Lựa chọn đúng - sai:
a. Đa cực là trật tự quốc tế được hình thành ở giai đoạn sau Chiến tranh lạnh.
b. Trong trật tự đa cực, các cường quốc giữ vai trò chi phối sự phát triển thế giới.
c. Các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng có vai trò quan trọng trong xu thế này.
d. Trật tự đa cực hình thành là do ý muốn chủ quan của các cường quốc như Mỹ.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
Câu 42:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự làm chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật.”
Tư liệu 2: “Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực, trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vị trí, vai trò quan trọng đối với thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Hợp tác kinh tế-chính trị là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 1 khẳng định xu thế phát triển của các nước sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
c. Tư liệu 2 cho biết các thông tin về trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh.
d. Trong trật tự đa cực, các nước lớn, các liên minh lớn có vai trò chi phối toàn bộ thế giới.
a - S
b - Đ
c - Đ
d - S
Câu 43:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
Tư liệu 2: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Việt Nam được kết nạp vào APEC từ năm 1998, là một trong những thành viên tích cực, đề xuất hàng trăm dự án hợp tác trên các lĩnh vực (phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại điện tử, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu,..”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19, 20)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Sự kiện khủng bố ở Mỹ là một biểu hiện sinh động, cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh.
b. Trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
c. Từ sau Chiến tranh lạnh, hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
d. Việt Nam là quốc gia sáng lập, hoạt động tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC.
a - S
b - Đ
c - Đ
d - S
Câu 44:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh”.
Tư liệu 2: “Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế Toàn cầu hóa xuất hiện và chi phối thế giới.
c. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam nhằm bắt kịp xu thế phát triển thế giới.
d. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực xuất hiện thay thế xu thế đơn cực.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
Câu 45:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực; trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vai trò, vị trí quan trọng đối với thế giới.
Tư liệu 2: “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,...; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đối mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15,16)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định vai trò các trung tâm kinh tế tài chính với trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 2 khẳng định những nhân tố góp phần hình thành nên trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
c. Thực lực quân sự là yếu tố quan trọng, quyết định vị trí của cường quốc trong trật tự thế giới mới.
d. Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Toàn cầu hóa đã tạo ra sức mạnh quốc gia tổng hợp cho các cường quốc.
a - Đ
b - Đ
c - S
d - S
Câu 46:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học - công nghệ,... nhưng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần.”
Tư liệu 2: “G20 (gồm các nước nhóm G7, EU, Ác-hen-ti-na, Ốt-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Nga, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, A-rập Xê-Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Được thành lập năm 1999, G20 trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định vị thế tuyệt đối của Mỹ với kinh tế, khoa học, công nghệ thế giới.
b. Tư liệu 2 khẳng định vai trò quan trọng của G20 với sự phát triển của kinh tế thế giới.
c. Sau Chiến tranh lạnh, kinh tế trở thành nội dung căn bản trong các mối quan hệ quốc tế.
d. Trật tự thế giới mới đang khẳng định vị thế thống trị về kinh tế của Mỹ và Trung Quốc.
a - S
b - Đ
c - Đ
d - S
Câu 47:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nga, thế giới còn chứng kiến sự nổi lên của Ấn Độ với mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu tiếp tục khẳng định tiềm lực kinh tế và vị thế của mình.”
Tư liệu 2: “Sau Chiến tranh lạnh, các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới, tiêu biểu là: Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20); Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định, trật tự thế giới mới chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều cường quốc.
b. Tư liệu 2 khẳng định các tổ chức G20, ASEM, EU, ASEAN đã chi phối kinh tế thế giới.
c. Phát triển kinh tế là thước đo sức mạnh quốc gia quan trọng nhất sau Chiến tranh lạnh.
d. Để tăng sức cạnh tranh, các tổ chức khu vực, liên khu vực về kinh tế, tài chính xuất hiện.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - Đ
Câu 48:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.
Tư liệu 2: “Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Povvers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định một nguy cơ và thách thức lớn mà thế giới phải đối diện sau Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 2 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, trong đó kinh tế là trọng tâm.
c. Sức mạnh quốc gia tổng hợp được xây dựng sẽ quyết định vị thế quốc gia trong trật tự thế giới đơn cực.
d. Chủ nghĩa khủng bố là thách thức lớn nhất của nhân loại buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết.
a - Đ
b - Đ
c - S
d - S