Trắc nghiệm Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết có đáp án ( Thông hiểu )
-
542 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ta có: y ⁝ 4 nên suy ra y ⁝ 2 (vì 4 chia hết cho 2)
Khi đó ta có:
x ⁝ 2 và y ⁝ 2 nên suy ra (x + y) ⁝ 2 (theo tính chất chia hết của một tổng).
Chọn đáp án A.
Câu 2:
Trong các số đã cho, ta thấy: 18 : 3 = 6, 75 : 3 = 25, 258 : 3 = 86.
Do đó ta có: 18 ⁝ 3, 75 ⁝ 3, 258 ⁝ 3 nên 18; 75; 258 là các bội của 3.
Vậy ta viết tập hợp A là: A = {18; 75; 258}.
Chọn đáp án D.
Câu 3:
Ta có: 18 ⁝ 9; 54 ⁝ 9; 12 không chia hết 9.
Nên (18 + 54 + 12) không chia hết 9.
Đáp án C sai.
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Ta có: 75 ⁝ 3; 120 ⁝ 3. Vậy để M ⁝ 3 thì x ⁝ 3
Trong bốn đáp án ta thấy chỉ có x = 12 thỏa mãn điều kiện.
Do đó giá trị cần tìm là x = 12.
Chọn đáp án D.
Câu 5:
Để tìm các bội của 25, ta lần lượt lấy 25 nhân với 0, 1, 2, 3, 4…
Ta được các bội của 25 là 0, 25, 50, 75, 100,…
Vậy tập hợp các số có hai chữ số là bội của 25 là {25; 50; 75}.
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Trong các số đã cho,
Ta thấy: 6 ⁝ 6; 24 ⁝ 6; 30 ⁝ 6 nên 6; 24; 30 là các bội của 6.
Vậy tập hợp các bội của 6 trong các số đã cho là {6; 24; 30}.
Chọn đáp án D.
Câu 7:
Viết tập hợp H các ước lớn hơn 10 của 50.
Trước tiên, ta tìm các ước của 50, để tìm được các ước của 50, ta lần lượt chia 50 cho các số tự nhiên từ 1 đến 50, các phép chia hết là:
50 : 1 = 50, 50 : 2 = 25, 50 : 5 = 10, 50 : 10 = 5, 50 : 25 = 2, 50 : 50 = 1.
Do đó, các ước của 50 là: 1, 2, 5, 10, 25, 50.
Vậy các ước lớn hơn 10 của 50 là: 25 và 50.
Do đó ta viết tập hợp H như sau: H = {25; 50}.
Chọn đáp án A.