Trắc nghiệm Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết có đáp án ( Vận dụng )
-
839 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vì 6 ⁝ (x – 2) nên x – 2 là ước của 6.
Mà các ước của 6 là: 1, 2, 3, 6.
Nên ta có các trường hợp sau:
• TH1: x – 2 = 1
Suy ra x = 1 + 2 = 3 (t/m)
• TH2: x – 2 = 2
Suy ra x = 2 + 2 = 4 (t/m)
• TH3: x – 2 = 3
Suy ra x = 3 + 2 = 5 (t/m)
• TH4: x – 2 = 6
Suy ra x = 6 + 2 = 8 (t/m)
Vậy tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là: {3; 4; 5; 8}.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Vì n là số tự nhiên và n + 5 là ước của 12 nên n + 5 >5
Ta tìm được các ước của 12 là: 1, 2, 3, 4, 6, 12
Mà n + 5 là ước của 12 và n + 5 >5 nên n + 5 chỉ có thể bằng 6 hoặc bằng 12.
Nên ta có 2 trường hợp sau:
• TH1: n + 5 = 6
Suy ra n = 6 – 5 = 1 (t/m)
• TH2: n + 5 = 12
Suy ra n = 12 – 5 = 7 (t/m)
Vậy n = 1, n = 7, do đó ta viết tập hợp A = {1; 7}.
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Số tự nhiên a chia cho 12 được số dư là 8 nên a = 12k + 8 (với )
Ta có: 12 : 4 = 3, 8 : 4 = 2 nên 12 và 8 đều chia hết cho 4.
Do đó: 12k cũng chia hết cho 4 (theo tính chất chia hết của một tích)
Khi đó 12k + 8 chia hết cho 4 (theo tính chất chia hết của một tổng)
Vậy a chia hết cho 4.
Chọn đáp án B.
Câu 4:
Vì x là bội của 10 nên x chia hết cho 10.
Lại có 70 < x < 90, nên x là số tự nhiên lớn hơn 70 và nhỏ hơn 90, là các số từ 71 đến 89, trong đó, ta thấy chỉ có số 80 chia hết cho 10 vì 80 : 10 = 8.
Vậy x = 80.
Chọn đáp án B.
>