Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Các nhân tố tiến hóa (P2)
-
4401 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể do:
Đáp án C
Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là do các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 2:
Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?
Đáp án C
Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi cho quần thể
Câu 3:
Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
Đáp án D
Đó là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Yếu tố ngẫu nhiên xảy ra bất ngờ và không theo một hướng xác định làm chết nhiều cá thể trong loài mà không phân biệt kiểu gen
Câu 4:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án C
Từ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3 thì thành phần kiểu gen thay đổi đột ngột, vô hướng
→ Ảnh hưởng bởi các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 5:
Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,5 AA: 0.3 Aa: 0.2 aa mất đi một lượng lớn cá thể và đột ngột biến đổi thành 100% AA. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể nay có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Đáp án A
Quần thể bị thay đổi kiểu gen thành 100% AA có thể do các yếu tố ngẫu nhiên đã tiêu diệt các cá thể có kiểu gen Aa và aa
Câu 6:
Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là
Đáp án A
Sự giống nhau của hiện tượng thắt cổ chai và kẻ sáng lập là A
Do hiện tượng thắt cổ chai là còn 1 số ít cá thể còn sống sót còn hiện tượng kẻ sáng lập là một nhóm cá thể di cư
→ Dẫn đến hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối cận huyết ) → tăng tỉ lệ thuần chủng
Câu 7:
Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
Đáp án C
Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò: làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 8:
Điều gì đúng với yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên
1. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa
2. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên
3. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi
4. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
Câu trả lời đúng là:
Đáp án B
Nhận định đúng với yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là: (1), (4).
(2) sai, CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng
(3) sai, Chỉ có CLTN dẫn đến sự thích nghi
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
Đáp án A
Giao phối không ngẫu nhiên thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp
Câu 10:
Trong số các nhân tố tiến hóa, nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp:
Đáp án C
Trong số các nhân tố tiến hóa, nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể thaeo hướng tăng kiểu gen đồng hơp, giảm tần số kiểu gen dị hợp là : Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 11:
Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì:
Đáp án A
Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì: Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể
Câu 12:
Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa?
Đáp án D
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tần số alen trong quần thể, nhưng làm thay đổi tần số KG (tăng KG đồng hợp, giảm KG dị hợp) -> là nhân tố tiến hóa trong quá trình tiến hóa nhỏ.
Câu 13:
Cho các nhân tố sau:
1 - Đột biến
2 - Chọn lọc tự nhiên
3 - Các yếu tố ngẫu nhiên
4 - Giao phối ngẫu nhiên
Các cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:
Đáp án C
Giao phối ngẫu nhiên và đột biến là các yếu tố cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa:
- Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp.
- Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu thứ cấp.
Câu 14:
Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hóa:
1. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng nhất định
2. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền
3. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa
4. Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể
5. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể
6. Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp
Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?
Đáp án B
Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm sau: 2, 3, 4, 6
(1) (5) Sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể
Câu 15:
Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hóa:
1. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng nhất định
2. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền
3. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa
4. Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể
5. Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp
Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?
Đáp án C
Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm sau: 1,2,4,5,
(3) Sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể, không cung cấp nguyên liệu sơ cấp.
Câu 16:
Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau:
Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Đáp án A
Ta thấy tỷ lệ đồng hợp ngày càng tăng, dị hợp ngày càng giảm, tỷ lệ tăng của đồng hợp lặn và đồng hợp trội là như nhau.
Quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 17:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án C
= => đang ở trạng thái cân bằng.
Đến : AA và Aa đột ngột giảm, aa đột ngột tăng => yếu tố ngẫu nhiên.
Từ đến : đồng hợp tăng, dị hợp giảm => giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 18:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án D
Ta thấy tỷ lệ đồng hợp tăng đều, tỷ lệ dị hợp giảm.
Đây là kết quả của giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 19:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là:
Đáp án D
Ta nhận thấy thành phần kiểu gen trong quần thể thay đổi trong các thế hệ theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể
→ Quần thể có hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 20:
Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao ở nhóm người này là:
Đáp án A
Chỉ kết hôn với những người cùng đạo → do giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 21:
Nhân tố tiến hóa có thể làm tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn tăng dần trong quần thể là:
Đáp án C
Giao phối không ngẫu nhiên làm tỷ lệ kiểu gen đồng hợp (lặn, trội) tăng dần trong quần thể.
Câu 22:
Cho các nhân tố:
(1) Đột biến.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Chọn lọc tự nhiên.
(4) Di - nhập gen.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố trên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?
Đáp án B
Các yếu tố làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể là: 1,2,4
Chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng kiểu hình thích nghi.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen 1 cách đột ngột, làm giảm đa dạng di truyền.
Câu 23:
Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố chắc chắn không làm phong phú vốn gen của quần thể?
1. Giao phối không ngẫu nhiên.
2. Chọn lọc tự nhiên.
3. Đột biến.
4. Biến động di truyền.
5. Di nhập gen.
Đáp án B
Các nhân tố không làm phong phú vốn gen của quần thể: (1), (2), (4).
(3) Đột biến làm xuất hiện các gen mới → làm phong phú vốn gen.
(5) Di nhập gen trong trường hợp các cá thể từ quần thể khác di cư đến mang các gen mới → làm phong phú vốn gen.
Câu 24:
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là:
Đáp án C
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là: di nhập gen, đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 25:
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần các kiểu gen trong quần thể là
Đáp án D
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần các kiểu gen trong quần thể là giao phối không ngẫu nhiên
Câu 26:
Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án B
Đột biến và di nhập gen vừa có thể làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể
Câu 27:
Nhân tố nào sau đây làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen?
Đáp án D
Yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 28:
Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Chọn lọc tự nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
Đáp án A
Các nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là: (1),(3),(4)
(2) sai vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 29:
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Cách ly
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(5) Đột biến
(6) Di nhập gen
Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
Đáp án A
Các nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: (1),(3),(4),(6).
Đột biến làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
Câu 30:
Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là
Đáp án B
Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình hình thành loài mới là di – nhập gen
Bởi vì di – nhập gen giữa 2 quần thể làm giảm bớt sự khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể được tạo ra bởi nhân tố tiến hóa khác
Câu 31:
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có khả năng loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể?
Đáp án C
Các nhân tố tiến hóa có khả năng loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể bao gồm: Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 32:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?
Đáp án B
Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa là làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 33:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?
Đáp án A
Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa là làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
A sai vì CLTN, giao phối không ngẫu nhiên... không làm xuất hiện alen mới
Câu 34:
Ở một loài côn trùng, đột biến gen A tạo nên alen a; Thể đột biến có mắt lồi hơn thể bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng làm mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đột biến trên là:
Đáp án D
Theo quan điểm hiện đại, đây là đột biến có hại cho sinh vật do chúng đã làm mất khả năng sinh sản của sinh vật, sinh vật không có khả năng di truyền các đặc điểm này cho thế hệ sau.
Câu 35:
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, một đột biến giúp cá thể có sức sống vượt trội nhưng không di truyền được cho thế hệ sau thì:
Đáp án C
Theo quan điểm hiện đại, đây là đột biến có hại cho sinh vật do chúng đã làm mất khả năng sinh sản của sinh vật, sinh vật không có khả năng di truyền các đặc điểm này cho thế hệ sau nên nó không có ý nghĩa trong tiến hóa.
Câu 36:
Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân đầu tiên góp phần hình thành nên các loài mới này?
Đáp án C
Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân đầu tiên là yếu tố ngẫu nhiên: cơn bão to
Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình. Đây là hiệu ứng người sáng lập.
Câu 37:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn ở các quần thể nào:
Đáp án C
Chọn lọc tự nhiên sẽ làm quần thể (2) và (4) thay đổi chậm hơn
Vì quần thể 2, cá thể Aa sức sống kém, cá thể AA và aa bình thường. Do đó tỉ lệ giao tử A và a tạo ra trong quần thể là 0,5
Tương tự quần thể 4 nếu AA và aa sinh sản kém, Aa sinh sản bình thường tạo ra A = a = 0,5
Câu 38:
Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến 2 hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau. Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim mới, khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liên mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nhân tố tiến hóa nào có thể đóng vai trò chính tạo nên sự sai khác vốn gen của 2 quần thể ở 2 đảo?
Đáp án A
Do 2 đảo này cách xa nhau và cách xa đất liền nên loại bỏ được Di nhập gen, môi trường giống nhau và không thay đổi nên ta loại CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ không tạo ra được alen mới trong quần thể .
Chỉ có đột biến làm xuất hiện các alen mới, biến dị được tích lũy làm chúng có vốn gen khác nhau và cách ly sinh sản với nhau và với quần thể gốc.
Câu 39:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn ở các quần thể nào:
Đáp án C
Chọn lọc tự nhiên sẽ làm quần thể (2) và (4) thay đổi chậm hơn
Vì quần thể 2, cá thể Aa sức sống kém, cá thể AA và aa bình thường. Do đó tỉ lệ giao tử A và a tạo ra trong quần thể là 0,5
Tương tự quần thể 4 nếu AA và aa sinh sản kém, Aa sinh sản bình thường tạo ra A = a = 0,5
Câu 40:
Nghiên cứu hình ảnh sau đây và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng alen 1 qui định màu nâu nhạt và alen 2 qui định màu nâu đậm.
(1) Quần thể đang chịu sự tác động của hiện tượng phiêu bạt di truyền.
(2) Sau hiện tượng này, tần số alen nâu nhạt giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2.
(3) Hiện tượng này làm xuất hiện alen mới ở quần thể 2.
(4) Hiện tượng này làm giảm sự phân hóa vốn gen của hai quần thể.
(5) Hiện tượng này giúp rút ngắn thời gian của quá trình hình thành loài mới.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Quần thể 1: 100% alen 1 quy định màu nâu nhạt.
Quần thể 2: 100% alen 2 quy định màu nâu đậm.
(1) sai, đây là hiện tượng di – nhập gen.
(2) sai, sau hiện tượng này, tần số alen nâu nhạt không thay đổi ở quần thể 1 (quần thể 1 vẫn 100% alen 1) và tăng lên ở quần thể 2.
(3) đúng, hiện tượng này làm xuất hiện thêm alen 1 ở quần thể 2.
(4) đúng, di – nhập gen làm giảm sự phân hóa vốn gen của quần thể.
(5) sai, hiện tượng này làm tăng thời gian của quá trình hình thành loài mới.
Câu 41:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến.
3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
Đáp án D
Các phát biểu sai là: (1), (2), (4)
(3) sai, giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa