Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Ôn tập chương 1 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Ôn tập chương 1 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Ôn tập chương 1 có đáp án (Nhận biết)

  • 1490 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phương án A: “Hôm nay là thứ mấy?” là câu hỏi, không khẳng định được tính đúng sai. Do đó đây không phải là một mệnh đề.

Phương án B: “Các bạn làm bài đi!” là câu cảm thán, không khẳng định được tính đúng sai. Do đó đây không phải là một mệnh đề.

Phương án C: “Hôm nay trời rất đẹp.” không khẳng định tính đúng sai do không đưa ra tiêu chí thế nào là trời rất đẹp. Do đó đây không phải là một mệnh đề.

Phương án D: “Việt Nam là một nước thuộc châu Á.” là một mệnh đề (mệnh đề đúng).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 2:

Cho hai mệnh đề P và Q. Phát biểu mệnh đề P Û Q nào sau đây sai?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Mệnh đề P Û Q được phát biểu bằng một trong ba cách sau:

P khi và chỉ khi Q. Do đó phương án A đúng.

P tương đương Q. Do đó phương án B đúng.

P là điều kiện cần và đủ để có Q (hay Q là điều kiện cần và đủ để có P). Do đó phương án D đúng, phương án C sai.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(I) Mệnh đề P và mệnh đề phủ định P- của nó có tính đúng sai trái ngược nhau;

(II) Khi P đúng thì P- sai;                   

(III) Khi P sai thì P- sai.

Số các phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phát biểu (I) đúng.

Vì phát biểu (I) đúng nên ta có khi P đúng thì P- sai và khi P sai thì P- đúng.

Do đó phát biểu (II) đúng, phát biểu (III) sai.

Vậy có 2 phát biểu đúng là (I), (II).

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 4:

Cho hai tập hợp M và N. Hình nào sau đây minh họa M là tập con của N?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Theo đề, ta có quan hệ bao hàm: M là tập con của N hay M N.

Nên khi vẽ biểu đồ Ven, ta sẽ vẽ đường cong kín biểu diễn tập hợp M nằm gọn trong đường cong kín biểu diễn tập hợp N.

Ta thấy chỉ có biểu đồ ở phương án C thỏa mãn yêu cầu.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 5:

Cho tập hợp A = {x ℝ | –3 < x < 1}. Tập A là tập nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta thấy A là một tập con của tập số thực ℝ.

Do đó ta có thể dùng kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để biểu diễn tập hợp A.

Ta thấy tập hợp A có dạng: {x ℝ | a < x < b}, với a = –3; b = 1.

Do đó ta có thể sử dụng kí hiệu khoảng (a; b) để biểu diễn tập hợp A.

Vậy ta có biểu diễn tập hợp A như sau: A = (–3; 1).

Ta chọn phương án D.


Câu 6:

Hình vẽ nào sau đây (phần không bị gạch) minh họa cho tập hợp (1; 4]?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tập hợp (1; 4] là tập hợp gồm các số thực sao cho 1 < x ≤ 4.

Tập hợp (1; 4] có dạng nửa khoảng (a; b], với a = 1, b = 4.

Do đó khi biểu diễn tập hợp (1; 4] trên trục số, ta thu được hình vẽ:

Media VietJack

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Cho A = {1; 2; 4; 5} và B = {–2; –1; 0; 1; 2}. Khi đó A \ B là tập hợp:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Với A = {1; 2; 4; 5} và B = {–2; –1; 0; 1; 2}.

Khi đó A \ B là hiệu của tập hợp A và tập hợp B, gồm những phần tử thuộc A nhưng không thuộc B.

Þ A \ B = {4; 5}.

Ta chọn phương án C.


Câu 8:

Cho tập hợp X = {1; 5}, Y = {1; 3; 5}. Tập X ∩ Y là tập hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tập X ∩ Y là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc tập X, vừa thuộc tập Y.

Ta thấy 1; 5 là hai phần tử vừa thuộc tập X, vừa thuộc tập Y.

Do đó tập X ∩ Y = {1; 5}.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 9:

Cho tập hợp P = {a; b; d}, Q = {a; b; c}. Tập P Q là tập hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tập P Q bao gồm các phần tử hoặc thuộc P, hoặc thuộc Q.

Các phần tử hoặc thuộc P, hoặc thuộc Q là: a; b; d; c.

Do đó tập P Q = {a; b; c; d}.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 10:

Cho hai tập hợp U = {1; 2; 3; 4}, V = {1; 2}. Tập CUV là tập hợp nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Với U = {1; 2; 3; 4}, V = {1; 2} ta thấy V U.

Tập CUV (= U \ V) bao gồm các phần tử thuộc U nhưng không thuộc V.

Các phần tử thuộc U nhưng không thuộc V là: 3; 4.

Do đó CUV = {3; 4}.

Vậy ta chọn phương án C.


Bắt đầu thi ngay