Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án
Dạng 2: Xác định các biến cố, mối liên hệ giữa các biến cố, biến cố đối có đáp án
-
200 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xét phép thử gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất 6 mặt hai lần. Xét biến cố A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần gieo giống nhau”. Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Các kết quả của biến cố A là: {(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6)}.
Suy ra n(A) = 6.
Câu 2:
Rút hộp đựng 9 thẻ được ghi số 1, 2, 3, . . . , 9. Hai thẻ khác nhau bất kì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử rút ngẫu nhiên 5 thẻ. Số phần tử của biến cố B: “Rút được các thẻ ghi số 1, 2, 3 ” là
Đáp án đúng là: A
Do rút 5 thẻ trong đó rút được 3 thẻ 1, 2, 3 nên 2 thẻ còn lại có thể rút bất kỳ trong số 6 thẻ còn lại.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là
Câu 3:
Gieo đồng tiền hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là
Đáp án đúng là: A
Các kết quả thuận lợi cho biến cố là: {SN; NS} → có 2 phần tử.
Câu 4:
Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Số phần tử của biến cố B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn” là
Đáp án đúng là: C
Trong 4 thẻ có 2 số chẵn, 2 số lẻ.
Tích 2 số là số chẵn khi có ít nhất 1 số là số chẵn. Do đó, để tích các số trên hai thẻ là số chẵn thì 2 số đều là số chẵn hoặc 1 số chẵn, 1 số lẻ.
Có cách chọn.
Suy ra n(B) = 5.
Câu 5:
Một hộp chứa 9 quả cầu màu đỏ và 6 quả cầu màu xanh. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu từ hộp đó. Số phần tử của biến cố A: “Lấy được 3 quả cầu màu xanh” là
Đáp án đúng là: D
Lấy 3 quả cầu từ 6 quả cầu màu xanh có: cách.
Vậy
Câu 6:
Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 4 học sinh tên Anh. Trong một lần kiểm tra bài cũ, thầy giáo gọi ngẫu nhiên hai học sinh trong lớp lên bảng. Biến cố A: “Hai học sinh tên Anh lên bảng”. Số phần tử của biến cố là
Đáp án đúng là: C
: “Không có học sinh nào tên Anh lên bảng”.
Số bạn có tên khác tên Anh là: 40 – 4 = 36 (bạn).
Do đó có cách chọn 2 bạn khác tên Anh.
Vậy
Câu 7:
Một hộp đèn có 12 bóng, trong đó có 4 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Số phần tử của biến cố: “Trong 3 bóng có ít nhất 1 bóng hỏng” là
Đáp án đúng là: A
Số bóng tốt: 12 – 4 = 8 (bóng).
Lấy ngẫu nhiên 3 bóng trong hộp có: cách.
Gọi biến cố A: “Trong 3 bóng có ít nhất 1 bóng hỏng”
Do đó : “3 bóng tốt”, có cách lấy 3 bóng tốt.
Do đó, có cách lấy 3 bóng sao cho có ít nhất 1 bóng hỏng.
Vậy n(A) = 164.
Câu 8:
Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số từ các số 0 đến 99. Số phần tử của biến cố: “Số được chọn có tận cùng là 0” là
Đáp án đúng là: B
Các kết quả thuận lợi cho biến cố là: {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}.
Vậy số phần tử của biến cố đã cho là 9.
Câu 9:
Gọi S là tập các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Số phần tử của biến cố: “Số được chọn là số chẵn” là
Đáp án đúng là: D
Gọi là số có 5 chữ số khác nhau (a ≠ 0 và a, b, c, d đôi mội khác nhau).
Lập ra số chẵn có 5 chữ số khác nhau từ tập E:
⦁ e ∈ {2; 4}. Có 2 cách chọn e.
⦁ Xếp 4 số còn lại vào 4 vị trí có: 4! Cách.
Có 2.4! = 48 số chẵn có 5 chữ số khác nhau được lập từ tập E.
Vậy số phần tử của biến cố là 48.
Câu 10:
Một nhóm 4 bạn gồm 2 nam và hai nữ được xếp ngẫu nhiên vào ngồi trên một ghế dài. Số phần tử của biến cố A: “Xếp nam và nữ ngồi xen kẽ nhau” là
Đáp án đúng là: C
Đánh số từ 1 đến 4 các vị trí trên ghế từ trái sang phải.
Trường hợp 1: Các bạn nữ vị trí lẻ, các bạn nam vị trí chẵn.
Xếp 2 bạn nữ vào 2 vị trí lẻ có: 2! cách
Xếp 2 bạn nam vào 2 vị trí chẵn có: 2! cách
⇒ Có 2!.2! = 4 cách.
Trường hợp 2: Các bạn nam vị trí lẻ, các bạn nữ vị trí chẵn.
Xếp 2 bạn nam vào 2 vị trí lẻ có: 2! cách
Xếp 2 bạn nữ vào 2 vị trí chẵn có: 2! cách
⇒ Có 2!.2! = 4 cách
Vậy có 4 + 4 = 8 cách xếp nam nữ ngồi xen kẽ nhau trên ghế.
Số phần tử của biến cố là: 8.