IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia có đáp án

Dạng 1: nhận biết tia, hai tia đối nhau

  • 211 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hai tia Ax và AB là hai tia đối nhau. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng?

Cho hai tia Ax và AB là hai tia đối nhau. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.


Câu 2:

Các tia có trong hình vẽ là

Các tia có trong hình vẽ là   A. An; B. Am, Ak, Ax, Aj, Al; C. nA, Am, Ak, Ax, Aj, Al; D. An, Am, Ak, Ax, Aj, Al. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi đọc (viết) tên một tia, phải đọc (viết) tên gốc trước.

Các tia có trong hình vẽ trên là: An, Am, Ak, Ax, Aj, Al.


Câu 3:

Hình vẽ sau có bao nhiêu tia?

Hình vẽ sau có bao nhiêu tia?   A. 4; B. 6; C. 8; D. 10. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điểm nằm trên đường thẳng ab là G nên có các tia là: Ga, Gb.

Các điểm nằm trên đường thẳng xy là: G và H nên có các tia là: Gx, GH, Gy, Hx, HG, Hy.

Điểm J không thuộc đường thẳng nào nên k có tia gốc J.

Vậy có tất cả 8 tia.


Câu 4:

Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy tia?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hai đường thẳng ab và xy cắt nhau tại điểm O tạo thành 4 tia gốc O là: Oa, Ob, Ox, Oy.

Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy tia? A. 2; B. 3; C. 4; D. 5. (ảnh 1)

Câu 5:

Cho hình vẽ sau:

Cho hình vẽ sau:   Hai tia đối nhau là A. Aa và AB; B. BA và Bb; C. BA và AB; D. Ba và Bb. (ảnh 1)

Hai tia đối nhau là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hai tia Aa và AB là hai tia chung gốc nhưng không tạo thành một đường thẳng nên không phải là hai tia đối nhau.

Hai tia BA và Bb là hai tia chung gốc nhưng không tạo thành một đường thẳng nên không phải là hai tia đối nhau.

Hai tia BA và AB không chung gốc nên không phải là hai tia đối nhau.

Hai tia Ba và Bb là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng nên là hai tia đối nhau.


Câu 6:

Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

“Điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ….”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc của hai tia đối nhau nên điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia đối nhau.


Câu 7:

Cho tia AM, lấy điểm B nằm trên tia AM. Chọn kết luận đúng nhất.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì điểm B nằm trên tia AM nên điểm B nằm giữa hai điểm A và M hoặc điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Trường hợp 1: Điểm B nằm giữa hai điểm A và M

Cho tia AM, lấy điểm B nằm trên tia AM. Chọn kết luận đúng nhất. A. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; B. Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm M; C. Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A; D. Hai điểm A và M nằm cùng phía đối với điểm B. (ảnh 1)

Trường hợp 2: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B

Cho tia AM, lấy điểm B nằm trên tia AM. Chọn kết luận đúng nhất. A. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; B. Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm M; C. Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A; D. Hai điểm A và M nằm cùng phía đối với điểm B. (ảnh 2)

Câu 8:

Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hai tia Op và Oq chung gốc nhưng không là hai tia đối nhau

Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau; B. Hai tia đối nhau thì có một điểm chung; C. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng nằm “chồng khít” lên nhau; D. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung. (ảnh 1)

Hai tia Aa và Ab là hai tia đối nhau có một điểm chung là điểm A.

Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau; B. Hai tia đối nhau thì có một điểm chung; C. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng nằm “chồng khít” lên nhau; D. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung. (ảnh 2)

Hai tia Cb và Ab có nhiều điểm chung (B, Q) nhưng không nằm “chồng khít” lên nhau.

Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau; B. Hai tia đối nhau thì có một điểm chung; C. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng nằm “chồng khít” lên nhau; D. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung. (ảnh 3)

Hai tia Cb và Db không chung gốc nhưng có nhiều điểm chung (A, B, Q).

Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau; B. Hai tia đối nhau thì có một điểm chung; C. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng nằm “chồng khít” lên nhau; D. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung. (ảnh 4)

Câu 9:

Cho đường thẳng ab. Lấy điểm I nằm trên đường thẳng ab, trên tia Ia lấy điểm M, trên tia Ib lấy điểm N. Một cặp tia đối nhau gốc I là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho đường thẳng ab. Lấy điểm I nằm trên đường thẳng ab, trên tia Ia lấy điểm M, trên tia Ib lấy điểm N. Một cặp tia đối nhau gốc I là A. MI và NI; B. bI và aI; C. Ia và IM; D. IM và Ib. (ảnh 1)

Hai tia MI và NI là hai tia không chung gốc.

Hai tia bI và aI là hai tia không chung gốc.

Hai tia Ia và IM có chung gốc I nhưng không tạo thành một đường thẳng nên hai tia Ia và IM không là hai tia đối nhau.

Hai tia IM và Ib có chung gốc là điểm I và tạo thành một đường thẳng nên hai tia IM và Ib là hai tia đối nhau.


Câu 10:

Cho 4 điểm A, B, C, D (mỗi bộ 3 điểm không thẳng hàng). Vẽ được bao nhiêu tia mà mỗi tia đều chứa hai trong số các điểm đó?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chọn điểm A làm gốc, ta vẽ được 3 tia: AB, AC, AD.

Chọn điểm B làm gốc, ta vẽ được 3 tia: BA, BC, BD.

Chọn điểm C làm gốc, ta vẽ được 3 tia: CA, CB, CD.

Chọn điểm D làm gốc, ta vẽ được 3 tia: DA, DB, DC.

Do đó, từ 4 điểm A, B, C, D (mỗi bộ 3 điểm không thẳng hàng), ta vẽ được 12 tia mà mỗi tia đều chứa hai trong số các điểm đó.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương