IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác có đáp án

Dạng 2. Chứng minh các bất đẳng thức về độ dài cạnh của tam giác

  • 143 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác HKQ có QH < QK < HK. Bất đẳng thức nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác HKQ có QH < QK < HK. Bất đẳng thức nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho ∆HKQ, ta có:

QK – QH < HK < QK + QH;

HK – QH < QK < HK + QH;

Vậy bất đẳng thức QK < HK + QH là đúng.


Câu 2:

Chọn đáp án đúng. Trong một tam giác

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là:A

Chọn đáp án đúng. Trong một tam giác  A. Độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi; (ảnh 1)

Xét tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (a, b, c > 0).

Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có: a < b + c.

Do đó a + a < b + c + a (chu vi của tam giác)

Suy ra 2a < a + b + c

Hay a < (a + b + c) : 2 (nửa chu vi của tam giác)

Tương tự với cạnh b và c.

Vậy phương án đúng là A


Câu 3:

Cho tam giác DEF có DE < EF < DF. Bất đẳng thức nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác DEF có DE < EF < DF. Bất đẳng thức nào dưới đây là sai? (ảnh 1)

Bất đẳng thức ở phương án D sai do trong tam giác, độ dài cạnh bất kì luôn lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại. Vì vậy DF – EF < DE.


Câu 4:

Cho tam giác MNP có MP > MN > NP. Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác MNP có MP > MN > NP. Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Áp dụng bất đẳng thức cho ∆MNP ta có:

MP – MN < NP. Do đó A sai.

MP – NP < MN < MP + NP. Do đó B đúng.

MN – NP < MP < MN + NN. Do đó C sai.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 5:

Cho ∆ABC có M là trung điểm của BC. Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

 

Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC. Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Trên tia đối của tia AM lấy N sao cho MN = MA.

Xét ∆MAB và ∆MNC có:

MA = MN (theo cách vẽ);

AMB^=NMC^ ( hai góc đối đỉnh)

MB = MC (do M là trung điểm của BC)

Do đó ∆MAB = ∆MNC (c.g.c)

Suy ra AB = NC (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét ∆ACN có: AC + CN > AN (bất đẳng thức tam giác) (2)

Từ (1) (2) ta có AC + AB > AN

Mặt khác MN = MA, suy ra AN = 2AM

Do đó AC + AB > 2AM.

C có M là trung điểm của BC. Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?


Câu 6:

Cho tam giác ABC đường cao AH (H BC). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC có đường cao AH (H ∈ BC). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Xét ∆AHB có AH + HB > AB (bất đẳng thức tam giác) (1)

Xét ∆AHC có AH + HC > AC (bất đẳng thức tam giác) (2)

Cộng vế theo vế của (1) với (2) ta được AH + HB + AH + HC > AB + AC

Suy ra 2AH + HB + HC > AB + AC

Mà HB + HC = BC (do H BC)

Suy ra 2AH + BC > AB + AC.


Câu 7:

Cho tam giác OBC cân ở O. Trên tia đối của tia OC lấy điểm A (A khác O). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác OBC cân ở O. Trên tia đối của tia OC lấy điểm A (A khác O). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Xét ∆ABO có AB < BO + OA (bất đẳng thức tam giác)

∆BOC cân tại O nên OB = OC

Suy ra AB < OC + OA

Lại có OC + OA = AC nên AB < AC.


Câu 8:

Cho tam giác OBC cân ở O. Trên tia đối của tia CO lấy điểm A (A khác O). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác OBC cân ở O. Trên tia đối của tia CO lấy điểm A (A khác O). Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Xét ∆ABO có AB > OA – OB (bất đẳng thức tam giác)

∆BOC cân tại O nên OB = OC

Suy ra AB < OA – OC

Lại có OA – OC = AC nên AB > AC.


Câu 9:

Cho hình vẽ dưới đây

Cho hình vẽ dưới đây.    Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng? A. MA + MB > AC + BC; B. MA (ảnh 1)

Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Xét ∆MNB có: MB < MN + NB (bất đẳng thức tam giác)

Do đó MA + MB < MA + MN + NB.

Mà MA + MN = NA nên ta có MA + MB < NA + NB (1)

Xét ∆NAC có: NA < AC + CN (bất đẳng thức tam giác)

Do đó NA + NB < AC + CN + NB.

Mà NB + NC = BC nên ta có NA + NB < AC + BC (2)

Từ (1) (2) ta có MA + MB < NA + NB < AC + BC.

Do đó MA + MB < AC + BC.


Câu 10:

Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC. Trên đường phân giác AD lấy điểm E (E thuộc cạnh AD). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là:B

Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC. Trên đường phân giác AD lấy điểm E (E thuộc cạnh AD). Khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AB = AK.

Xét ∆BAE và ∆KAE có:

AB = AK;

BAE^=KAE^ (do AD là tia phân giác của BAC^

Cạnh AE chung

Do đó ∆BAE = ∆KAE (c.g.c).

Suy ra EB = EK (hai cạnh tương ứng).

Xét ∆CEK có: EC – EK < CK (bất đẳng thức tam giác)

Suy ra EC – EB < CK (1)

Mặt khác CK = AC – AK = AC – AB (do AB = AK theo cách dựng) (2)

Từ (1) (2) ta có EC – EB < AC – AB.

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương