Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I có đáp án
-
64 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhân biết
Đáp án đúng là: C
Phương trình bậc nhất hai ẩn \[x,y\] là hệ thức dạng: \[ax + by = c,\] trong đó \[a,\,\,b,\,\,c\] là những số cho trước, \[a \ne 0\] hoặc \[b \ne 0.\]
Ta thấy hệ thức ở phương án C có cả hai số \[a,{\rm{ }}b\] đều bằng 0.
Do đó hệ thức ở phương án C không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A
Phương trình bậc nhất hai ẩn \[x,y\] là hệ thức dạng \[ax + by = c\] với \[a \ne 0\] hoặc \[b \ne 0.\]
Ta viết phương trình \[ - 7x - 12 = 0\] thành \( - 7x + 0y = 12\).
Do đó, ta có \[a = - 7,\,\,b = 0,\,\,c = 12.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 3:
Đáp án đúng là: D
⦁ Thay \[x = - 1,y = 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:
\[3 \cdot \left( { - 1} \right) - 2 \cdot 1 + 1 = - 4 \ne 0.\]
Do đó cặp số \[\left( { - 1;1} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]
⦁ Thay \[x = 5,y = 3\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:
\[3 \cdot 5 - 2 \cdot 3 + 1 = 10 \ne 0.\]
Do đó cặp số \[\left( {5;3} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]
⦁ Thay \[x = 0,y = 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:
\[3 \cdot 0 - 2 \cdot 1 + 1 = - 1 \ne 0.\]
Do đó cặp số \[\left( {0;1} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]
⦁ Thay \[x = - 1,y = - 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:
\[3 \cdot \left( { - 1} \right) - 2 \cdot \left( { - 1} \right) + 1 = 0\] (đúng).
Do đó cặp số \[\left( { - 1; - 1} \right)\] là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Ta viết hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 9y = 10\\5y - 3x = - 6\end{array} \right.\] thành \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 9y = 10\\ - 3x + 5y = - 6\end{array} \right.\] có dạng \[\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right..\]
Trong đó, \[a = 2,b = 9,c = 10\] và \[a' = - 3,b' = 5,c' = - 6.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào phương trình \[x - 5y = 13,\] ta được: \[1 - 5 \cdot \left( { - 5} \right) = 26 \ne 13.\]
Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] không là nghiệm của hệ phương trình ở các phương án A, B.
⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào mỗi phương trình trong hệ ở phương án C, ta được:
\[1 - \left( { - 5} \right) = 6\] (đúng);
\[2 \cdot 1 + \left( { - 5} \right) = - 3\] (đúng).
Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] là nghiệm của từng phương trình trong hệ phương trình ở phương án C.
Vì vậy cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình ở phương án C.
⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào phương trình \[x + y = 8,\] ta được: \[1 + \left( { - 5} \right) = - 4 \ne 8\]
Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] không là nghiệm của hệ phương trình ở phương án D.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Mỗi nghiệm của phương trình \[7x + 0y = 4\] được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng có đồ thị là hình vẽ nào trong các hình vẽ sau?
Đáp án đúng là: D
Ta có: \[7x + 0y = 4\] hay \[7x = 4,\] tức là \[x = \frac{4}{7}.\]
Mỗi nghiệm của phương trình \[7x + 0y = 4\] được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng \[x = \frac{4}{7}\] (Hình 4).
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Với \[x = 1,y = 3,\] ta có: \[3x + y = 3 \cdot 1 + 3 = 6.\]
Suy ra \[M\left( {1;3} \right)\] thuộc đường thẳng có phương trình là \[3x + y = 6.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Thay \[x = {x_0},y = - 2\] vào phương trình đã cho, ta có:
\[{x_0} - 7 \cdot \left( { - 2} \right) = 21\] hay \[{x_0} = 7.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 9:
Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l} - x - 3y = 2\\5x + 9y = - 11\end{array} \right..\] Khi giải hệ phương trình bằng phương pháp thế (biểu diễn \(x\) theo \(y)\), ta được phương trình ẩn \(y\) là
Đáp án đúng là: C
Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l} - x - 3y = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\5x + 9y = - 11\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]
Từ phương trình (1), ta có: \[x = - 3y - 2\] (3)
Thế (3) vào phương trình (2), ta được:
\[5 \cdot \left( { - 3y - 2} \right) + 9y = - 11\]
\[ - 15y - 10 + 9y = - 11\]
\[ - 6y = - 1.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Với \[m = 1,\] hệ phương trình trở thành: \[\left\{ \begin{array}{l}x - 7y = 1\\ - x + 2y = 9\end{array} \right.\] (I)
Cách 1. ⦁ Thay \[x = 13,y = 2\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:
\[13 - 7 \cdot 2 = - 1 \ne 1.\]
\[ - 13 + 2 \cdot 2 = - 9 \ne 9.\]
Do đó cặp số \[\left( {13;2} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).
⦁ Tương tự như vậy, ta thu được các cặp số \[\left( {13; - 2} \right),\left( {2; - 13} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).
⦁ Thay \[x = - 13,y = - 2\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:
\[ - 13 - 7 \cdot \left( { - 2} \right) = 1\] (đúng);
\[ - \left( { - 13} \right) + 2 \cdot \left( { - 2} \right) = 9\] (đúng).
Do đó cặp số \[\left( { - 13; - 2} \right)\] là nghiệm của hệ (I).
Vì vậy khi \[m = 1\] thì hệ phương trình đã cho có nghiệm là \[\left( { - 13; - 2} \right).\]
Cách 2. Sử dụng máy tính cầm tay, lần lượt bấm các phím
Trên màn hình hiện lên màn hình hiện ra kết quả: \(x = - 13,\) ấn thêm phím = ta nhận được kết quả \(y = - 2.\)
Do đó cặp số \[\left( { - 13; - 2} \right)\] là nghiệm của hệ (I).
Cách 3. Giải hệ phương trình:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ (I), ta được: \( - 5y = 10,\) nên \(y = - 2.\)
Thay \(y = - 2\) vào phương trình \[x - 7y = 1,\] ta được: \(x - 7.\left( { - 2} \right) = 1,\) suy ra \(x = - 13.\)
Do đó cặp số \[\left( { - 13; - 2} \right)\] là nghiệm của hệ (I).
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 11:
Đáp án đúng là: B
Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {y + 1} \right) = xy + 4\\\left( {x + 2} \right)\left( {y - 1} \right) = xy - 10\end{array} \right.\]
Hay \[\left\{ \begin{array}{l}xy + x - y - 1 = xy + 4\\xy - x + 2y - 2 = xy - 10\end{array} \right.\]
Khi đó \[\left\{ \begin{array}{l}x - y = 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - x + 2y = - 8\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]
Để tìm được nghiệm của hệ phương trình trên, ta có hai cách như sau:
⦁ Cách 1. Sử dụng máy tính cầm tay, lần lượt bấm các phím
Trên màn hình hiện lên kết quả \(x = 2\), ta ấn tiếp phím = thì màn hình hiện lên kết quả \(y = - 3\).
Như vậy cặp số \[\left( {2; - 3} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - y = 5\\ - x + 2y = - 8\end{array} \right.\].
Vậy ta chọn phương án B.
⦁ Cách 2. Giải hệ phương trình:
Cộng từng vế của hai phương trình của hệ, ta được: \[y = - 3.\]
Thay \[y = - 3\] vào phương trình (1), ta được: \[x - \left( { - 3} \right) = 5\] hay \[x = 2.\]
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là \[\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 3} \right).\]
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 12:
Để giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - 7y = 9\\3x - 5y = 6\end{array} \right.\] bằng máy tính cầm tay, ta ấn liên tiếp các phím:
Đáp án đúng là: C
Ta ấn liên tiếp các phím:
Ta thấy màn hình hiện ra kết quả \[x = - \frac{3}{{16}}.\]
Ấn tiếp phím = ta thấy trên màn hình hiện ra kết quả \[y = - \frac{{21}}{{16}}.\]
Vậy để giải hệ phương trình đã cho bằng máy tính cầm tay, ta ấn liên tiếp các phím:
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 13:
III. Vận dụng
Đáp án đúng là: C
Thay \[x = - 10,y = - 1\] vào phương trình đã cho, ta được:
\[2 \cdot \left( { - 10} \right) - {\left( {m - 2} \right)^2} \cdot \left( { - 1} \right) = 5\]
\[ - 20 + {\left( {m - 2} \right)^2} = 5\]
\[{m^2} - 4m + 4 - 25 = 0\]
\[{m^2} - 4m - 21 = 0\]
\[{m^2} + 3m - 7m - 21 = 0\]
\[m\left( {m + 3} \right) - 7\left( {m + 3} \right) = 0\]
\[\left( {m + 3} \right)\left( {m - 7} \right) = 0\]
\(m + 3 = 0\) hoặc \(m - 7 = 0\)
\[m = - 3\] hoặc \[m = 7\]
So với điều kiện \[m > 0,\] ta nhận \[m = 7.\]
Vậy \[m = 7\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 14:
Đáp án đúng là: A
Gọi \[x,y\] lần lượt là số sách ở ngăn thứ nhất, ngăn thứ hai ban đầu \[\left( {x,y \in {\mathbb{N}^ * }} \right).\]
Vì tổng số sách hai ngăn là \[500\] cuốn nên ta có phương trình: \[x + y = 500\] (1)
Sau khi chuyển \[75\] cuốn sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai thì số sách ở ngăn thứ hai gấp \[3\] lần số sách ở ngăn thứ nhất, thì:
⦁ Số sách ở ngăn thứ nhất lúc này là \(x - 75\) (cuốn);
⦁ Số sách ở ngăn thứ hai lúc này là \(y + 75\) (cuốn).
Ta có phương trình: \[y + 75 = 3\left( {x - 75} \right)\] (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 500\\y + 75 = 3\left( {x - 75} \right)\end{array} \right.\] hay \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 500\\3x - y = 300\end{array} \right.\]
Giải hệ phương trình trên, ta được: \[\left\{ \begin{array}{l}x = 200\\y = 300\end{array} \right.\] (thỏa mãn điều kiện \[x,y \in {\mathbb{N}^ * }).\]
Vậy lúc đầu ngăn thứ nhất có \[200\] cuốn sách, ngăn thứ hai có \[300\] cuốn sách.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 15:
Đáp án đúng là: B
Xét phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - my = 1\,\,\,\,\left( 1 \right)\\mx + y = 3\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Từ phương trình (1), ta có: \(x = my + 1.\,\,\,\left( 3 \right)\)
Thế phương trình (3) vào phương trình (2), ta được:
\(m\left( {my + 1} \right) + y = 3\)
\({m^2}y + m + y = 3\)
\(\left( {{m^2} + 1} \right)y = 3 - m\)
\(y = \frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}}\) (do \({m^2} + 1 \ne 0)\)
Thay \(y = \frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}}\) vào phương trình (3), ta được:
\(x = m \cdot \frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}} + 1 = \frac{{3m - {m^2} + {m^2} + 1}}{{{m^2} + 1}} = \frac{{3m + 1}}{{{m^2} + 1}}.\)
Như vậy, hệ phương trình đã cho có nghiệm là \(\left( {{x_0};\,\,{y_0}} \right) = \left( {\frac{{3m + 1}}{{{m^2} + 1}};\,\,\frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}}} \right)\).
Ta có: \(P = x_0^2 + y_0^2 - {x_0} - 3{y_0} = {\left( {\frac{{3m + 1}}{{{m^2} + 1}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}}} \right)^2} - \frac{{3m + 1}}{{{m^2} + 1}} - 3 \cdot \frac{{3 - m}}{{{m^2} + 1}}\)
\[ = \frac{{{{\left( {3m + 1} \right)}^2} + {{\left( {3 - m} \right)}^2} - \left( {3m + 1} \right)\left( {{m^2} + 1} \right) - 3\left( {3 - m} \right)\left( {{m^2} + 1} \right)}}{{{{\left( {{m^2} + 1} \right)}^2}}}\]
\[ = \frac{{9{m^2} + 6m + 1 + 9 - 6m + {m^2} - \left( {3{m^3} + 3m + {m^2} + 1} \right) - \left( {9{m^2} + 9 - 3{m^3} - 3m} \right)}}{{{{\left( {{m^2} + 1} \right)}^2}}}\]
\[ = \frac{{9{m^2} + 6m + 1 + 9 - 6m + {m^2} - 3{m^3} - 3m - {m^2} - 1 - 9{m^2} - 9 + 3{m^3} + 3m}}{{{{\left( {{m^2} + 1} \right)}^2}}}\]
\[ = \frac{0}{{{{\left( {{m^2} + 1} \right)}^2}}} = 0.\]
Vậy \(P = 0,\) ta chọn phương án B.