Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 5)

  • 1658 lượt thi

  • 107 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các lọ hoá chất mất nhãn sau: K2SO4, KCl, KOH, H2SO4?

Xem đáp án

- Trích các mẫu thử ra ống nghiệm, có đánh số lần lượt.

- Dùng giấy quỳ tím nhận biết các dung dịch:

+ Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4

+ Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH

+ Dung dịch nào không làm giấy quỳ tím chuyển màu là K2SO4 hoặc KCl.

- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch còn lại:

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4

PTHH: K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl

+ Dung dịch nào không có hiện tượng gì là KCl.


Câu 2:

Cho 2,11 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl thu được dung dịch X và 1,456 lít khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm về số mol và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên?

b. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng?

c. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch X?

d. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch X biết khối lượng riêng của dung dịch X là 1,4g/ml.

Xem đáp án

nH2=1,45622,4=0,065(mol)

Gọi nAl = x, nZn = y (mol; x, y > 0)

2Al+6HCl2AlCl3+3H2x.......................................1,5x(mol)Zn+2HClZnCl2+H2y....................................y(mol)

Theo đề bài ra, ta có:

a)               27x+65y=2,111,5x+y=0,065x=0,03y=0,02

%nAl=0,030,05.100%=60%%nZn=100%60%=40%

%mAl=0,03.272,11.100%=38,39%%mZn=100%38,39%=61,61%

b)               mHCl=0,13.36,5=4,745(g)C%ddHCl=4,745200.100%=2,3725%

 nHCl = 3. 0,03 + 2. 0,02 = 0,13 (mol)

c) Dung dịch X gồm 0,03 mol AlCl3 và 0,02 mol ZnCl2

mdd sau phản ứng = mhh kim loại + mddHCl - = 2,11 + 200 – 0,065. 2 = 201,98 (g)

d)C%AlCl3=0,03.133,5201,98.100%=1,98%C%ZnCl2=0,02.136201,98.100%=1,35%

Vdd=mddd=201,981,4=144,27(ml)

CMAlCl3=0,03.1000144,27=0,21MCMZnCl2=0,02.1000144,27=0,14M


Câu 3:

Cho cấu hình của Zn2+ là [Ar]3d10. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Zn ⟶ Zn2+ + 2e

Cấu hình của Zn2+ là [Ar]3d10.

⇒ Cấu hình electron của Zn là [Ar]3d104s2.

⇒ Nguyên tử Zn có 30 electron phân bố trên 4 lớp electron và electron hóa trị bằng 2.

⇒ Nguyên tố Zn nằm ở ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.


Câu 4:

Nguyên tử của nguyên tố X là nguyên tố d thuộc chu kì 4, nhóm IIB. Cấu hình electron của nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử của nguyên tố X là nguyên tố d thuộc chu kì 4, nhóm IIB.

⇒ Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào phân lớp d, có 4 lớp electron và 2 electron hóa trị.

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2.


Câu 6:

2. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475 g một chất kết tủa. Bỏ qua sự thuỷ phân của ion amoni trong dung dịch.

Xem đáp án

2)nBaSO4=17,475233=0,075(mol)

Theo phản ứng, vì lấy dư dung dịch Ba(OH)2 nên chuyển hết thành BaSO4 và  chuyển thành NH3. Do đó:

nSO42=nBaSO4=0,075(mol)

nNH4+=2nSO42=2.0,075=0,15(mol)

Nồng độ mol các ion trong 75 ml dung dịch muối amoni sunfat:

NH4+=0,150,075=2M

SO42=0,0750,075=1M


Câu 7:

Có hỗn hợp khí gồm CO và CO2. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, sinh ra 1 gam kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học.

Xem đáp án

a)    Hỗn hợp khí tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư:

Phương trình hoá học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CO (oxit trung tính) + Ca(OH)2: Không xảy ra phản ứng

Kết tủa màu trắng thu được là CaCO3, Ca(OH)2 dư, vậy CO2 hết.

- Hỗn hợp khí tác dụng với CuO dư, nung nóng:

Phương trình hóa học: 

          (màu đen)    (màu đỏ)

Kim loại màu đỏ thu được là Cu, CuO dư vậy CO hết.


Câu 8:

b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

Xem đáp án

b) Số mol các chất là:  nCaCO3=1100=0,01(mol);nCu=0,6464=0,01(mol)

Theo (1):nCO2=nCaCO3=0,01(mol)

Theo 2):nCO=nCu=0,01(mol)

Phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp là:%VCO2=%nCO2=nCO2nCO2+nCO.100%=0,010,01+0,01.100%=50%%VCO=100%%VCO2=100%50%=50%


Câu 10:

Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 31,11% nitơ. Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Amin đơn chức X có dạng RNH2

%mN=14MR+16.100%=31,11%MR=29(C2H5)

Vậy R là C2H5NH2


Câu 11:

Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Xem đáp án

a) Hiện tượng: Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là AgCl.

Phương trình hóa học:

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ca(NO3)2

b) Khối lượng chất rắn:nCaCl2=2,22111=0,02(mol);nAgNO3=1,7170=0,01(mol)

Nhận thấy:  0,021>0,012CaCl2 dư, AgNO3 hết.

Phương trình hóa học:CaCl2+2AgNO3Invalid <m:msub> elementCa+2AgCl0,005.......0,01..............0,005.........0,01(mol)

⇒ mAgCl = 0,01.143,5 = 1,435 gam

c) Nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch:

Vdd = 30 + 70 = 100 ml = 0,1 lít

CMCa(NO3)2=0,0050,1=0,05M

CMCaCl2du=0,020,0050,1=0,015M


Câu 12:

Cho khối lượng nguyên tử của đồng là 64u.

a. Tính khối lượng tuyệt đối của đồng bằng gam.

b. Tính số nguyên tử đồng có trong 2,88 kg đồng.

(cho biết 1 mol nguyên tử chứa 6,02.1023 nguyên tử)

Xem đáp án

a.     Khối lượng tuyệt đối của đồng bằng gam là:

mCu = 64. 0,16605.10-23 = 10,6272. 10-23 (g)

b. nCu=2,8864.1000=45(mol)

Số nguyên tử đồng có trong 2,88 kg đồng là:

45. 6,02.1023 = 270,9.1023 (nguyên tử).


Câu 13:

1) Tính khối lượng riêng g/cm3 của nguyên tử H. Biết bán kính của nguyên tử H r = 0,53 Å và khối lượng của H = 1,0079 gam

2) Giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ như sau: r = 1,5.10-13.A1/3. Tính khối lượng riêng của hạt nhân.

Xem đáp án

Coi hạt nhân nguyên tử có dạng hình cầu thì giữa thể tích hạt nhân và bán kính hạt nhân có mối liên hệ như sau:V=43πr3(1)

Thay vào (1) ta có:V=43π(1,5.1013.A1/3)3

Trong nguyên tử, khối lượng của electron rất nhỏ nên khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân. Do đó, khối lượng (gam) của 1 mol nguyên tử (M) có giá trị xấp xỉ bằng số khối (A).

Khối lượng của 1 nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của hạt nhân bằng:M6,023.1023=A6,023.1023

Khối lượng riêng của hạt nhân d=mV=A6,023.1023V=A6,023.102343π(1,5.1013.A1/3)3

=1,175.1014 gam/cm3 = 1,175.1014 tấn/cm3


Câu 14:

Cho 68,7g hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dd HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (đktc) và m gam rắn B không tan. Tìm giá trị của m?

Xem đáp án

Al, Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội, chỉ có Cu phản ứng nên chất rắn B không tan là Al, Fe

nNO2=26,8822,4=1,2(mol)

Phương trình: Cu + 4HNO3 (đặc, nguội) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

                    0,6……………………………….1,2             (mol)

mCu = 0,6. 64 = 38,4 (g)

m = mB = 68,7 – 38,4 = 30,3 (g)


Câu 15:

Một hợp kim đồng và thiếc có khối lượng 22 kg, chứa 75% đồng. Hỏi phải thêm vào đó bao nhiêu thiếc nguyên chất để được một hợp kim mới có chứa 64% đồng.
Xem đáp án

Trong hợp kim đồng và thiếc có khối lượng 22 kg, chứa 75% đồng nên đồng có khối lượng là:22.75100=16,5(kg)

Khối lượng hợp kim đồng và thiếc sau khi thêm thiếc nguyên chất vào (đồng vẫn giữ nguyên khối lượng) là:16,5.10064=25,78125(kg)

Khối lượng thiếc nguyên chất đã thêm vào là: 25,78125 – 22 = 3,78125 (kg)

Vậy phải thêm vào đó 3,78125 kg thiếc nguyên chất để được một hợp kim mới có chứa 64% đồng.


Câu 17:

Viết phương trình ion thu gọn của phương trình:

Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O

Xem đáp án

Ca2++2OH+2NH4++CO32CaCO3+NH3+2H2O

Chú ý: Cách viết phương trình ion thu gọn:

Bước 1: Viết phương trình phân tử

Bước 2: Từ phương trình phân tử, chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử.

Bước 3: Lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế.


Câu 18:

Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

Xem đáp án

mCO2+mNaOH=mmuoi+mH2Ommuoi=0,15.44+0,2.400,015.18=13,7(g)


Câu 22:

Tổng số hạt mang điện trong ion AB43là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện tích dương trong nguyên tử B là 22. Tính số hiệu của từng nguyên tử.

Xem đáp án

Vì tổng số hạt mang điện trong ion AB43là 50 nên:

pA + 4pB + 3 = 50 (1)

Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện tích dương trong nguyên tử B là 22 nên:

2pA – pB = 22 (2)

Từ (1), (2), ta được: pA+ 4pB+ 3 = 502pA pB= 22pA= 15 pB= 8


Câu 23:

Nhận biết NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl?

Xem đáp án

Trích các mẫu thử ra ống nghiệm, có đánh số lần lượt

Cho quỳ tím vào mỗi mẫu:

+ Mẫu làm cho quỳ tím hoá đỏ là HCl hoặc H2SO4

+ Mẫu làm cho quỳ tím hoá xanh là NaOH

+ Mẫu không làm cho quỳ tím chuyển màu là Na2SO4

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu làm quỳ tím hoá đỏ

+ Mẫu nào tạo kết tủa trắng là H2SO4

+ Mẫu nào không có hiện tượng gì là HCl

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl


Câu 24:

Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào sau đây?

A. P2O3;

B. P2O5;

C. P4O4;

D. P4O10.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi công thức cần tìm là PxOy

Theo quy tắc hoá trị, ta có: V. x = II. y

xy=IIV=25x=2y=5

Vậy công thức cần tìm là P2O5


Câu 26:

Viết các phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.

(Các hóa chất cần thiết coi như có đủ).

Xem đáp án

a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4

Phương trình hóa học:

2Cu+O2t°2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Hoặc: Cu+2H2SO4dact°CuSO4+SO2+2H2O

b) Cho các chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.


Câu 27:

Cân 1 kg gạo với 2 kg nước rồi cho vào nồi nặng 0,5 kg sau khi cơm chín đen nồi đi cân nặng 3,5 kg

a) Định luật bảo toàn khối lượng có áp dụng cho trường hợp này ko?

b) Giả sử tiếp tục đun cơm bốc hơi thu được 0,2 kg hơi tính khối lượng nồi cơm trong trường hợp trên.

Xem đáp án

a) Khối lượng của nồi cơm nhỏ hơn tổng khối lượng của nồi, gạo, nước; điều này là do khi đun, một lượng nước đã hóa hơi và bay ra khỏi nồi. Vì vậy định luật bảo toàn về khối lượng áp dụng đúng cho trường hợp này.

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng

1 + 2 + 0,5 - 0,2 = 3,3 (kg)


Câu 28:

Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

VX = 0,3 lít

→ Thể tích mỗi dung dịch axit thành phần là 0,1 lít

nH+=nHCl+2nH2SO4+3nH3PO4=0,1.0,3+2.0,1.0,2+3.0,1.0,1=0,1(mol)

Để trung hòa thì: nH+=nOH=0,1(mol)

Có: nOH=nNaOH+2nBa(OH)2=(0,2+0,1.2).V.103=0,1(mol)

→ V = 250 ml.


Câu 30:

Một nguyên tố có 3 đồng vị mà số khối là 3 số liên tiếp có tổng là 51, đồng vị nhẹ nhất có số p bằng số n. Hỏi số hạt n trong đồng vị nặng nhất là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi X là số khối đồng vị nhẹ nhất

→ Số khối đồng vị thứ 2 là X + 1

→ Số khối đồng vị nặng nhất là X + 2

Ta có: Tổng số khối của 3 đồng vị là 51 nên có:

X + X + 1 + X + 2 = 51 → X= 16

Mà đồng vị nhẹ nhất có số p bằng số n nên số p của đồng vị nhẹ nhất là 8

Số hạt n trong đồng vị nặng nhất là: 18 – 8 = 10.


Câu 31:

Viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ, phương trình ion thu gọn của phản ứng BaCl2 tác dụng với H2SO4?

Xem đáp án

Phương trình phân tử: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Phương trình ion đầy đủ: Ba2++2Cl+2H++SO42BaSO4+2Cl+2H+

Phương trình ion thu gọn: Ba2++SO42BaSO4


Câu 32:

Trong phân tử HNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là: (Cho H11,N714,O816)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tổng số hạt mang điện trong HNO3 là: 2. 1 + 2. 7 + 2. 8. 3 = 64 hạt (Số p = số e)

Tổng số hạt không mang điện trong HNO3 là: 0 + 7 + 8. 3 = 31 hạt

Vậy trong phân tử HNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là: 64 – 31 = 33 hạt.


Câu 34:

Sự kết tinh của muối ăn là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?

Xem đáp án

Sự kết tinh của muối ăn là hiện tượng vật lý do chỉ có sự thay đổi trạng thái của chất, không có sự tạo thành chất mới.


Câu 35:

Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn cho các phản ứng (nếu có):

a) Fe2(SO4)3 + AlCl3

b) Pb(NO3)2 + H2S

Xem đáp án

a) Fe2(SO4)3 + AlCl3 → không xảy ra phản ứng

b) Phương trình phân tử:

Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3

Phương trình ion rút gọn:

Pb2++S2PbS


Câu 36:

Số phân tử trong 1 mol SO2 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số phân tử trong 1 mol SO2 là: 1. 6.1023 = 6.1023 phân tử.

Mở rộng:

1 phân tử SO2 có 3 nguyên tử.

Þ 1 mol SO2 có 3. 6.1023 = 18.1023 nguyên tử.


Câu 37:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cấu hình electron ở đáp án B là sai, phải là: 1s22s22p63s23p64s2.


Câu 38:

Cho 0,06 mol Fe vào dung dịch HNO3. Số mol HNO3 tối thiểu để hoà tan lượng Fe trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Do đề bài tính số mol HNO3 tối thiểu nên sẽ tạo ra Fe2+

Bài này bản chất sẽ có 2 phương trình hoá học như sau:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

2Fe3++Fe3Fe2+

Nên gặp bài này thì mình sẽ suy ra thẳng là sẽ tạo ra Fe2+theo phương trình hoá học:

3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,06 → 0,16                              mol

Vậy số mol HNO3 = 0,16 mol.


Câu 40:

Xác định hoá trị của Fe trong Fe3O4?

Xem đáp án

Fe3O4 được coi như là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 theo tỉ lệ 1:1. Cho nên hóa trị của Fe trong hợp chất đó là có cả II và III.

Hóa trị trung bình của Fe trong hợp chất trên là 83


Câu 42:

Trong phương trình phản ứng:

K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O

Tổng hệ số nguyên tối giản sau khi cân bằng của các chất tham gia phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

                     K2S+4O3 + KMn+7O4 + KHSO4  K2S+6O4 + Mn+2SO4 + H2O

Ta có các quá trình:

                                                    5×2×S+4S+6+2eMn+7+5eMn+2

Vậy phương trình hoá học:

5K2SO3 + 2KMnO4 + 6KHSO4 → 9K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O

Tổng hệ số nguyên của chất tham gia phản ứng là: 5 + 2 + 6 = 13.


Câu 43:

Phản ứng nào dưới đây cho thấy NO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

2N+4O2+2NaOHNaN+3O2+NaN+5O3+H2O

Cho thấy NO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa vì số oxi hoá của N tăng từ +4 lên +5 và giảm từ +4 xuống +3 sau phản ứng.


Câu 44:

Cho các phản ứng sau:

H2S + O2 dư → Khí X + H2O

NH3+O2850°C,Pt Khí Y + H2O

NH4HCO3 + HClloãng → Khí Z + NH4Cl + H2O

Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O

4NH3+5O2850°C,Pt 4NO + 6H2O

NH4HCO3 + HClloãng → CO2 + NH4Cl + H2O


Câu 45:

Viết phương trình hoá học thực hiện dãy sau:

N2→ NO → NO2→ HNO3 → KNO3

Xem đáp án

Phương trình phản ứng:

(1) N2+O2t°2NO

(2) 2NO + O2 → 2NO2

(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

(4) HNO3 + KOH → KNO3 + H2O


Câu 47:

CO2 có tác dụng với O2 không?

Xem đáp án

CO2 không tác dụng với O2. Do C trong CO2 đã có số oxi hoá cao nhất +4.

Ngoài ra, nếu CO2 tác dụng với O2 sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.


Câu 48:

Cho 10 gam CaCO3, MgCO3 vào 100ml dung dịch HCl 1,5 M, cho tới khi phản ứng xảy ra xong. Thể tích CO2 (đktc) thoát ra là:

Xem đáp án

nHCl = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

Ta có: 10MCaCO3<nhh<10MMgCO30,1<nhh<0,12

0,2<nHClpu=2nhh<0,24
Mà nHCl đề cho = 1,5 mol

→ Hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 dư, HCl phản ứng hết

nCO2=0,5nHCl=0,075(mol)VCO2=0,075.22,4=1,68(l)


Câu 49:

Nguyên tố kim loại M chiếm 52,94% về khối lượng hợp chất trong oxit cao nhất của nó.

a, Xác định M.

b, Cho 20,4 gam oxit của M tan trong 246,6 gam dung dịch 17,86% của hợp chất hiđro với phi kim X thuộc nhóm VIIA tạo thành dung dịch B. Gọi tên X và tính C% của dung dịch B.

Xem đáp án

a, Gọi công thức hoá học của oxit cần tìm là M2On ( n là hoá trị của kim loại M, 1n3)

Nguyên tố kim loại M chiếm 52,94% về khối lượng hợp chất trong oxit cao nhất của nó nên ta có:

2.MM2.MM+16n=52,94100MM=9n

Thay n = 1, 2, 3 → Chỉ có n = 3, MM = 27 g/mol thoả mãn

Vậy M là nhôm (Al)

b, nAl2O3=20,4102=0,2(mol)

Hợp chất hidro với phi kim X thuộc nhóm VIIA là HX

mHX=246,6.17,86100=44,04276(g)

Phương trình:

 Al2O3+6HX2AlX3+3H2O0,2.........1,2..........0,4

MHX=44,042761,2=35,7023(g/mol)35,5

Vậy X là clo (Cl)

Dung dịch B có AlCl3 0,4 mol

mdd=mddHCl+mAl2O3=246,6+20,4=267(g)C%=0,4.135,5267.100%=20%


Câu 53:

Anion X2có số electron là 10, số nơtron là 8 thì nguyên tử khối của X là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Anion X2có số electron là 10 nên X có số electron là 10 – 2 = 8

Mà số proton bằng số electron nên số proton bằng 8

Vậy nguyên tử khối của X là: 8 + 8 = 16.


Câu 54:

Cacbon tác dụng được với các axit nào? Viết phương trình hoá học.

Xem đáp án

Cacbon tác dụng được với các axit: H2SO4 đặc, HNO3 đặc.

Phương trình hoá học:

C+2H2SO4dact°CO2+2SO2+2H2O

C+4HNO3dact°CO2+4NO2+2H2O


Câu 56:

Khi đốt nóng 1 gam magie (Mg) kết hợp được với 2,96 gam clo (Cl) tạo ra hợp chất magie clorua. Tìm công thức hóa học của magie clorua, biết phân tử của hợp chất chỉ có một nguyên tử magie.

Xem đáp án

Khi đốt nóng:

1 gam magie (Mg) kết hợp được với 2,96 gam clo (Cl)

Vậy 24 gam magie (Mg) kết hợp được với 24.2,96171(g)clo (Cl)

nMg=2424=1(mol);nCl=7135,5=2(mol)

Nên trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Mg, 2 nguyên tử Cl

Vậy công thức hoá học của hợp chất là MgCl2


Câu 58:

Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nNaOH=140=0,025(mol);nHNO3=1630,016(mol)

Phương trình: NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

So sánh: 0,0251>0,0161nên NaOH dư, HNO3 phản ứng hết

Dung dịch sau phản ứng gồm có NaNO3 và NaOH dư

Vậy dung dịch sau phản ứng có môi trường bazơ.


Câu 59:

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

nAlCl3=0,2.1,5=0,3(mol);nAl(OH)3=15,678=0,2(mol)

Giá trị lớn nhất của V → Sẽ xảy ra trường hợp tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan 1 phần còn lại đúng 0,2 mol.

nAl(OH)3=4nAl3+nOH0,2=4.0,3nOHnOH=1(mol)VNaOH=nNaOHCM=10,5=2(l)

Câu 60:

Cân bằng phương trình hoá học bằng phương pháp thăng bằng electron:

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Xem đáp án

Fe+2S12+ O02t° Fe+32O23+ S+4O22

Ta có các quá trình:

                                                     4×11×Fe+2S12 Fe+3+2S+4++11e2O0+2.2e2O2

4FeS2+ 11O2t° 2Fe2O3+ 8SO2


Câu 61:

Một dung dịch chứa 0,39 gam K+, 0,54 gam Al3+, 1,92 gam SO42và ion NO3Nếu cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Xem đáp án

nK+=0,3939=0,01(mol);nAl3+=0,5427=0,02(mol)nSO42=1,9296=0,02(mol);nNO3=x(mol,x>0)

Áp dụng bảo toàn điện tích, ta có:

0,01. 1 + 0,02. 3 = 0,02. 2 + x. 1 → x = 0,03

mmuoi=mK++mAl3++mSO42+mNO3=0,01.39+0,02.27+0,02.96+0,03.62=4,71(g)


Câu 62:

Tính bán kính nguyên tử (theo nm) của 1 nguyên tử Mg biết nguyên tử khối của Mg là 24,31 và khối lượng riêng là 1,74g/cm3.

Xem đáp án

Giả sử có 1 mol nguyên tử Mg thì chứa 6,02.1023 nguyên tử Mg

Thể tích của 1 mol nguyên tử Mg là V=24,3051,74

Ta có: V1 nguyên tử = V6,02.1023

Gọi cạnh của hình lập phương là a cm. Vì các nguyên tử Mg là hình cầu nội tiếp trong các hình lập phương nên bán kính của nguyên tử Mg là r = 0,5a (cm)

Ta có thể tích của hình lập phương là a3 = (2r)3 = V6,02.1023

8r3=24,3051,74.6,02.1023r=1,426.108cm=0,1426nm


Câu 63:

Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H2SO4 dư vào nước lọc, thu thêm 1,65 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

nBaCO3=9,85197=0,05(mol);nBaSO4=1,65233=0,007(mol)      

Trường hợp 1: Dung dịch là Ba(HCO3)2

Bảo toàn Ba: nBa(HCO3)2=nBaSO4=0,007(mol)

nCO2=0,05+0,007.2=0,064(mol)VCO2=0,064.22,4=1,437(l)

Trường hợp 2: Dung dịch là Ba(OH)2

Bảo toàn Ba: nBa(OH)2=nBaSO4=0,007(mol)

nCO2=0,05(mol)VCO2=0,05.22,4=1,12(l)


Câu 64:

Nêu cách điều chế Ca(OH)2?

Xem đáp án

Một số cách điều chế Ca(OH)2

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2


Câu 66:

Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau :

Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau : (ảnh 1)
Xem đáp án

a)    HCl + NaOH → NaCl + H2O

b)    BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

c)    NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

d)    2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2↑


Câu 67:

Hoà tan 2,13 gam Al(NO3)3 vào nước được 200 ml dung dịch. Nồng độ của ion NO3 trong dung dịch là:

Xem đáp án

nAl(NO3)3=2,13213=0,01(mol)

nNO3=3nAl(NO3)3=3.0,01=0,03(mol)NO3=nNO3Vdd=0,030,2=0,15M


Câu 68:

Hãy tính phân tử khối của phân tử CaSO4?

Xem đáp án

Phân tử khối của phân tử CaSO4 là: 40 + 32 + 16. 4 = 136 đvC.


Câu 71:

Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn sau:

Ca(HCO3)2 + NaOH→?

Xem đáp án

Phương trình phân tử:

Ca(HCO3)2 + 2NaOH→ CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

Phương trình ion rút gọn:

Ca2++HCO3+OHCaCO3+H2O


Câu 72:

Cho 6,5 gam kẽm tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl

a) Tính nồng độ mol dung dịch axit đã tham gia?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)?

Xem đáp án

nZn=6,565=0,1(mol)

Phương trình: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

a) Theo phương trình: nHCl = 2nZn = 2. 0,1 = 0,2 (mol)

CMHCl=0,20,2=1M

b) Theo phương trình: nH2=nZn=0,1(mol)VH2=0,1.22,4=2,24(l)


Câu 73:

Các cách viết 4 C, 6 Al, 8 Ca lần lượt chỉ ý gì? Hãy dùng chữ số và các kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Bốn nguyên tử nitơ, mười hai nguyên tử canxi, sáu nguyên tử natri?

Xem đáp án

Các cách viết:

4 C: Bốn nguyên tử cacbon;

6 Al: Sáu nguyên tử nhôm;

8 Ca: Tám nguyên tử canxi.

Áp dụng:

Bốn nguyên tử nitơ: 4 N;

Mười hai nguyên tử canxi: 12 Ca;

Sáu nguyên tử natri: 6 Na.


Câu 74:

Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Tỉ số hạt mang điện trong X so với trong Y là 10:3. Tìm 2 nguyên tố X và Y.

Xem đáp án

Gọi px; py lần lượt là số proton của X và Y.

nx; ny lần lượt là số nơtron của X và Y.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

2(pX+pY)+nX+nY=782(pX+pY)(nX+nY)=26pX+pY=26nX+nY=26

Lại có:

pX+pY=26pXpY=103pX=20pY=6

Vậy X là Ca, Y là C.


Câu 76:

Có 4 chất rắn: KNO3; NaNO3; KCl; NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng?

Xem đáp án

Đem đốt bốn chất rắn trên

 – Muối của Na cháy với ngọn lửa màu cam (NaNO3 và NaCl) (nhóm 1)

 – Muối của K cháy với ngọn lửa màu tím (KNO3 và KCl) (nhóm 2)

Cho dung dịch AgNO3 vào lần lượt từng mẫu ở hai nhóm 1 và 2 nếu thấy:

 – Có kết tủa trắng xuất hiện là NaCl và KCl

 – Không có hiện tượng gì là NaNO3 và KNO3

Phương trình:

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3


Câu 80:

Viết phương trình ion thu gọn của: K2CO3 + MgSO4

Xem đáp án

K2CO3 + MgSO4 → K2SO4 + MgCO3↓

Phương trình ion thu gọn:

Mg2++CO32MgCO3


Câu 81:

Nhận biết MgSO4, K2CO3, BaCl2, Na2SO3?

Xem đáp án

Trích các mẫu thử ra ống nghiệm, có đánh số lần lượt

- Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết:

+ Chất nào cho khí mùi hắc thoát ra là Na2SO3:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑

+ Chất nào cho khí thoát ra là K2CO3:

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + H2O + CO2↑

+ Chất nào cho kết tủa trắng là BaCl2:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Chất còn lại, không có hiện tượng gì là MgSO4.


Câu 82:

Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,15 mol NaHCO3 vào V lít dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thoát ra 2,8 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là?

Xem đáp án

nCO2=2,822,4=0,125(mol)

Gọi số mol Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng lần lượt là x (mol) và y (mol).

Phương trình hoá học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

x                  2x                          x                  mol

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

y                  y                            y                  mol

Theo bài ra: nkhí = x + y = 0,125 (1)

Lại có: xy=0,10,15=233x2y=0      (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,05 và y = 0,075.

Þ nHCl = 2x + y = 0,175 mol Þ VHCl = 0,175/1 = 0,175 lít = 175 ml.


Câu 88:

Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 gam nitơ và 4 gam khí NO (ở đktc)?
Xem đáp án

nN2=1428=0,5(mol);nNO=430=215(mol)

Thể tích của hỗn hợp khí ở đktc là: 0,5+215.22,4=14,187(l)


Câu 89:

Nêu ví dụ về vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo?

Xem đáp án

- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.Ví dụ: Cây ngô, sông, suối,…

- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra. Ví dụ: Ấm đun nước, bàn, ghế,…


Câu 91:

Oxide cao nhất của một nguyên tố là RO3. Nó có trong thành phần của oleum, được sử dụng trong sản xuất nhiều chất nổ. Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

Xem đáp án

Oxide cao nhất của nguyên tố R là RO3. Công thức hợp chất khí với hydrogen của R là RH2. Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng nên:

%mR%mH=MR2MH=1005,885,88MR2=94,125,88MR=32(g/mol)

Vậy R là sulfur (S), oxide cao nhất của R là SO3.


Câu 92:

Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl. Bằng phương pháp hoá học, em hãy nhận biết các lọ trên.
Xem đáp án

Lấy mỗi lọ ra 1 ít cho vào 3 chén sứ để làm thí nghiệm

Dùng quỳ tím nhúng vào các chén sứ đựng mẫu thử.

- Dung dịch HCl làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

- Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

- Dung dịch NaCl không làm quỳ tím chuyển màu.


Câu 93:

Khi cho dung dịch H3PO4 tác dụng với dung dịch NaOH tạo được dung dịch M.

a) Hỏi M có thể chứa những muối nào?

b) Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm KOH vào dung dịch M?

c) Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm H3PO4 (hoặc P2O5) vào dung dịch M?

Viết phương trình hoá học (PTHH) của các phản ứng.

Xem đáp án

a) Tuỳ theo tỉ lệ giữa NaOH và H3PO4 sẽ tạo được:

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

nNaOHnH3PO4=T

T = 1 thì M chứa muối NaH2PO4

T = 2 thì M chứa muối Na2HPO4

T = 3 thì M chứa muối Na3PO4

T < 1 thì M chứa NaH2PO4 và H3PO4 dư

1 < T < 2 thì M chứa 2 muối: NaH2PO4 và Na2HPO4

2 < T < 3 thì M chứa 2 muối: Na2HPO4 và Na3PO4

T > 3 thì M chứa Na3PO4 và NaOH dư.

b) Dựa vào ý a ta thấy M có thể là NaH2PO4; Na2HPO4; Na3PO4

Hoặc là các hỗn hợp: NaH2PO4 và H3PO4 dư; NaH2PO4 và Na2HPO4; Na2HPO4 và Na3PO4; Na3PO4 và NaOH dư.

Khi cho KOH vào M có thể có các phản ứng:

2NaH2PO4 + 3KOH → Na2HPO4 + K3PO4 + 3H2O

Na2HPO4 + KOH → Na3PO4 + K3PO4 + H2O

3NaH2PO4 + 6KOH → Na3PO4 + 2K3PO4 + 6H2O

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

c) Khi thêm H3PO4 (hoặc P2O5) vào dung dịch M có thể xảy ra phản ứng:

2Na3PO4 + H3PO4 → 3Na2HPO4

Na2HPO4 + H3PO4 → 2NaH2PO4

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O


Câu 94:

Có 4 lọ bị mất nhãn đựng các chất NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch này.

Xem đáp án

- Lấy mỗi chất 1 ít ra từng ống nghiệm làm mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng     

- Cho vào 4 mẫu mỗi mẫu 1 mẩu giấy quỳ tím                                                          

+ Nếu mẫu nào quỳ tím hóa đỏ thì lọ đựng HCl                                                       

+ Nếu mẫu nào quỳ tím hóa xanh thì lọ đó là NaOH                                                

+ Hai mẫu còn lại là NaNO3 và NaCl                                                                        

- Cho vào mẫu vài giọt AgNO3.                                                                            

+ Nếu mẫu nào có kết tủa trắng thì đó là NaCl                                                         

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

+ Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3


Câu 96:

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của anđehit tương ứng.

(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng.

(c) Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí axetilen.

(d) Cho axetilen phàn ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một ancol.

(e) Trùng hợp etilen thu được teflon.

(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa andehit tạo kết tủa trắng, ánh kim.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phát biểu (a) đúng. Giữa các phân tử của ancol có liên kết hidro liên phân tử còn giữa các phân tử andehit không có liên kết hidro liên phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của andehit tương ứng.

Phát biểu (b) sai. Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phản ứng với axetilen tạo kết tủa vàng nhưng đó không phải là phản ứng oxi hóa mà là phản ứng thế nguyên tử H.

HCCH+2AgNO3+2NH3t°AgCCAg+2NH4NO3

Phát biểu (c) sai. Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí etilen hay đất đèn (chất sinh khí axetilen).

Phát biểu (d) sai. Cho axetilen phản ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một andehit.

HCCH+H2OHgSO4,t°CH3CHO

Phát biểu (e) sai. Trùng hợp etilen thu được polietilen còn gọi là Teflon hay poli (tetrafloetilen) là một polime có công thức hóa học là (CF2 CF2)n

Phát biểu (f) đúng. Andehit tham gia phản ứng tráng gương tạo Ag có màu trắng, có ánh kim.

RCHO+2AgNO3+3NH3+H2Ot°RCOONH4+2Ag+2NH4NO3

Vậy có tất cả 4 phát biểu sai.


Câu 97:

Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đặt công thức hợp chất Y là CxHy có phân tử khối MY.

%C = 82,76 ⇒ %H = 100 − 82,76 = 17,24%

Vì khối lượng mỗi nguyên tố tỉ lệ với thành phần phần trăm khối lượng của nó.

Ta có:

mCmY=%C100%12x58=82,76100x=4mHmY=%H100%y58=17,24100y=10

Công thức của Y là C4H10.


Câu 99:

Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala-Gl; 2,925 gam Val; 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly; 18,375 gam Ala-Val-Gly; 12,25 gyam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng a mol O2. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nVal-Ala-Val-Gly = 0,025 mol

nAla-Val-Gly = 0,075 mol

nAla-Gly-Val = 0,05 mol

X là Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly

(1) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + H2O → Ala-Gly + Val-Ala-Val-Gly

                      x                              x                 x                     x

(2) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + 2H2O → Val + Ala-Gly + Ala-Val-Gly

                y                                      2y          y          y                      y

(3) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + H2O → Ala-Gly-Val + Ala-Val-Gly

                         z                           z                 z                      z

nVal = y = 0,025

nVal-Ala-Val-Gly  = x = 0,025

nAla-Val-Gly = y + z = 0,075

nAla-Gly-Val = z = 0,05

=> x = 0,025; y = 0,025;  z = 0,05 mol

=> nX = x + y + z = 0,1 mol

Đốt Y tương đương đốt X

C20H36O7N6 + 25,5 O2 t° 20CO2 + 18H2O

0,1        →       2,55 mol


Câu 101:

Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: Dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối. Hãy nêu cách nhận biết mỗi lọ dung dịch bằng phương pháp hoá học?

Xem đáp án

Lấy mẫu thử và đánh dấu

Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

- Mẫu thử làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch axit

- Mẫu thử làm quỳ tím hoá xanh là dung dịch bazơ

- Mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch muối.


Câu 103:

Cho biết 1 nguyên tử Mg có 12e, 12p, 12n.

a) Tính khối lượng 1 nguyên tử Mg?

b) 1 (mol) nguyên tử Mg nặng 24,305 (g). Tính số nguyên tử Mg có trong 1 (mol) Mg.

Xem đáp án

Số khối A = p + n = 12 + 12 = 24 đvC

1 đvC = 1,67. 10-24 gam

Khối lượng của 1 nguyên tử Mg là 1,67. 10-24. 24 = 40,08. 10-24 gam

1 mol Mg chứa số nguyên tử là: 24,30540,08.1024=6.1023


Câu 106:

c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.

Xem đáp án

c) Phân tử Z có PTK = 80. 1,225 = 98

Gọi số nguyên tử S là X

Số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử của S → H có 2X nguyên tử

Số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H → O có 4X nguyên tử

Gọi CTHH là H2XSXO4X, ta có:

1. 2X + 32. X + 16. 4X = 98 → X = 1

Vậy CTHH là H2SO4.


Bắt đầu thi ngay