- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 15)
-
11802 lượt thi
-
71 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hình bình hành ABCD có AB > BC. Đường phân giác của góc D cắt AB tại M, đường phân giác của góc B cắt CD tại N.
a) Chứng minh: AM = CN.
b) Chứng minh: tứ giác DMBN là hình bình hành.
Lời giải
a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD
Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{D}}C}\) (Hai góc so le trong) và AB = CD, AD = BC (1)
Vì DM là tia phân giác của góc ADC ⇒ \(\widehat {ADM} = \widehat {MDC} = \frac{1}{2}\widehat {CDA}\)
Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{DA}}}\)
Do đó tam giác ADM cân tại A
Suy ra AM = AD (tính chất) (2)
Vì BN là tia phân giác của góc ABC ⇒ \(\widehat {ABN} = \widehat {NBC} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\)
Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD nên \(\widehat {ABN} = \widehat {BNC}\) (Hai góc so le trong)
Suy ra \(\widehat {CBN} = \widehat {BNC}\)
Do đó tam giác BCN cân tại C
Suy ra CN = CB (tính chất) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = CN
Vậy AM = CN
b) Ta có:
AB = AM + MB
CD = CN + ND
Mà AB = CD, AM = CN (chứng minh câu a)
Suy ra MB = ND
Tứ giác DMBN có:
MB = ND (chứng minh trên)
MB // ND (vì AB // CD)
Suy ra DMBN là hình bình hành
Vậy DMBN là hình bình hành.
Câu 2:
Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh rằng DE // BF.
b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
Lời giải
a) Ta có:
ABCD là hình bình hành ⇒ AB // CD ⇒ \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{F_1}}\) (Hai góc so le trong) (1)
Vì DE là tia phân giác của góc D ⇒ \(\widehat {{D_1}} = \frac{1}{2}\widehat D\)
Vì BF là tia phân giác của góc B ⇒ \(\widehat {{B_1}} = \frac{1}{2}\widehat B\)
Mà \(\widehat B = \widehat D\) ( Do ABCD là hình bình hành)
⇒ \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{D_1}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {{D_1}} = \widehat {{F_1}}\left( { = \widehat {{B_1}}} \right)\)
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị ⇒ DE // BF (đpcm)
Vậy DE // BF
b) Tứ giác DEBF có:
DE // BF (chứng minh ở câu a)
BE // DF (vì AB // CD)
⇒ DEBF là hình bình hành
Vậy DEBF là hình bình hành.
Câu 3:
Lời giải
Ta đặt số có 6 chữ số đó là: abcdef
Số đúng là: 6bcde1
Số học sinh viết nhầm là: 1bcde6
Số đó giảm đi số đơn vị là:
6bcde1 - 1bcde6 = 60 000 – 10 000 + 6 – 1 = 50 005 (đơn vị)
Vậy số đó giảm đi 50 005 đơn vị.
Câu 4:
Lời giải
Ta đặt số có 6 chữ số đó là: abcdef
Số đúng là: 6bcde5
Số học sinh viết nhầm là: 5bcde6
Số đó giảm đi số đơn vị là:
6bcde5 - 5bcde6 = 60 000 – 50 000 + 6 – 5 = 10 001 (đơn vị)
Vậy số đó giảm đi 10 001 đơn vị.
Câu 5:
Lời giải
Điều kiện xác định: x ≥ 0, y ≥ 0, \(\sqrt x - \sqrt y \ne - 3\)
Ta có: \(\frac{{x - y + 3\sqrt x + 3\sqrt y }}{{\sqrt x - \sqrt y + 3}} = \frac{{(\sqrt x - \sqrt y ).(\sqrt x + \sqrt y ) + 3(\sqrt x + \sqrt y )}}{{\sqrt x - \sqrt y + 3}}\)
= \(\frac{{(\sqrt x + \sqrt y ).\left( {\sqrt x - \sqrt y + 3} \right)}}{{\sqrt x - \sqrt y + 3}} = \sqrt x + \sqrt y \)
Vậy giá trị biểu thức rút gọn bằng \(\sqrt x + \sqrt y \)
Câu 6:
Tìm các số không âm x,y sao cho biểu thức A đạt giá trị nhỏ nhất
\[{\rm{A}} = x + y - \sqrt {x - 3} .\sqrt {y - 2021} \]
Lời giải
Điều kiện xác định: x ≥ 3, y ≥ 2021
Ta có:
\[{\rm{A}} = x + y - \sqrt {x - 3} .\sqrt {y - 2021} \]
\[{\rm{A}} = (x - 3) - 2.\sqrt {x - 3} .\frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} + \frac{1}{4}(y - 2021) + \frac{3}{4}(y - 2021) + 2024\]
\[{\rm{A}} = {(\sqrt {x - 3} - \frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} )^2} + \frac{3}{4}(y - 2021) + 2024\]
Vì \({\left( {\sqrt {x - 3} - \frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} } \right)^2} \ge 0\), \(\frac{3}{4}(y - 2021) \ge 0\)
Nên \[{(\sqrt {x - 3} - \frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} )^2} + \frac{3}{4}(y - 2021) + 2024 \ge 2024\]
Hay A ≥ 2024
Dấu “ =” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}y - 2021 = 0\\\sqrt {x - 3} - \frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} = 0\end{array} \right.\)
Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}y = 2021\\\sqrt {x - 3} - \frac{1}{2}\sqrt {y - 2021} = 0\end{array} \right.\)
Nên \(\left\{ \begin{array}{l}y = 2021\\x = 3\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy biểu thức A đạt giá trị nhỏ nhất bằng 2024 khi x = 3, y = 2021.
Câu 7:
Lời giải
a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD
Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{D}}C}\) (Hai góc so le trong) và AB = CD, AD = BC (1)
Vì DM là tia phân giác của góc ADC ⇒ \(\widehat {ADM} = \widehat {MDC} = \frac{1}{2}\widehat {CDA}\)
Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{DA}}}\)
Do đó tam giác ADM cân tại A
Suy ra AM = AD (tính chất) (2)
Vì BN là tia phân giác của góc ABC ⇒ \(\widehat {ABN} = \widehat {NBC} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\)
Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD nên \(\widehat {ABN} = \widehat {BNC}\) (Hai góc so le trong)
Suy ra \(\widehat {CBN} = \widehat {BNC}\)
Do đó tam giác BCN cân tại C
Suy ra CN = CB (tính chất) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = CN
Vậy AM = CN
b) Ta có:
AB = AM + MB
CD = CN + ND
Mà AB = CD, AM = CN (chứng minh câu a)
Suy ra MB = ND
Tứ giác DMBN có:
MB = ND (chứng minh trên)
MB // ND (vì AB // CD)
Suy ra DMBN là hình bình hành
Vậy DMBN là hình bình hành.
c) Vì DMBN là hình bình hành nên DM // BN, DM = BN
Ta có DM // BN, NK ⊥ DM
Nên NK ⊥ BN (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Suy ra \(\widehat {KNH} = 90^\circ \)
Vì DM // BN, MH ⊥ BN
Nên DM ⊥ MH (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Suy ra \(\widehat {HMK} = 90^\circ \)
Vì H,K lần lượt là hình chiếu M và N trên BN và DM
Nên \(\widehat {MKN} = 90^\circ ,\widehat {MHN} = 90^\circ \)
Xét tứ giác MHNK có
\(\widehat {MKN} = 90^\circ ,\widehat {MHN} = 90^\circ \), \(\widehat {KNH} = 90^\circ \), \(\widehat {HMK} = 90^\circ \) (chứng minh trên)
Suy ra MHNK là hình chữ nhật
Vậy MHNK là hình chữ nhật.
d)Vì ABCD là hình bình hành nên AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Gọi O là trung điểm của AC (*)
Suy ra O là trung điểm của BD
Vì DMBN là hình bình hành nên MN và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm của BD
Suy ra O là trung điểm của MN (**)
Vì MHNK là hình chữ nhật nên MN và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm của MN
Suy ra O là trung điểm của HK (***)
Từ (*), (**) và (***) suy ra ba đường thẳng AC, MN, KH đồng quy tại điểm O
Vậy ba đường thẳng AC, MN, KH đồng quy.Câu 8:
Lời giải
Ta có: x2 + 2xy + 7(x + y) + 2y2 + 10 = 0
⟺ 4x2 + 8xy + 28x + 28y + 8y2 + 40 = 0
⟺ (4x2 + 8xy + 28x + 28y + 4y2 + 49) + 4y2 - 9 = 0
⟺ (2x + 2y + 7)2 + 4y2 = 9 (*)
Vì (2x + 2y + 7)2 ≥ 0
Nên 4y2 ≤ 9
Suy ra y2 ≤ \(\frac{9}{4}\)
Mà y nguyên nên \({y^2} \in \left\{ {0;1} \right\}\)
Suy ra \(y \in \left\{ {0;1; - 1} \right\}\)
+) Với y = 0, thay vào (*) ta có (2x + 2.0 + 7)2 + 4.0 = 9
Hay (2x + 7)2 = 9
Suy ra \(\left[ \begin{array}{l}2{\rm{x}} + 7 = 3\\2{\rm{x}} + 7 = - 3\end{array} \right.\)⟹\(\left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} = - 2\\{\rm{x}} = - 5\end{array} \right.\)
+) Với y = 1, thay vào (*) ta có (2x + 2.1 + 7)2 + 4.12 = 9
Hay (2x + 9)2 = 5
Suy ra không tìm được x nguyên thỏa mãn.
+) Với y = –1, thay vào (*) ta có (2x – 2.1 + 7)2 + 4. (–1)2 = 9
Hay (2x + 5)2 = 5
Suy ra không tìm được x nguyên thỏa mãn.
Vậy (x; y) = {(-2; 0); (-5; 0)}.
Câu 9:
Cho x, y thỏa mãn x2 + 2xy + 7(x + y) + 2y2 + 10 = 0.
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = x + y + 1.
Lời giải
Ta có: x2 + 2xy + 7(x + y) + 2y2 + 10 = 0
⟺ (x2 + 2xy + y2) + 7(x + y) + 10 = – y2
⟺ (x + y)2 + 2(x + y) + 5(x + y) + 10 = – y2
⟺ (x + y)(x + y + 2) + 5(x + y + 2) = – y2
⟺ (x + y + 2)(x + y + 5) = – y2
Vì – y2 ≤ 0
Nên (x + y + 2)( x + y + 5) ≤ 0
Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + 2 \le 0\\x + y + 5 \ge 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y \le - 2\\x + y \ge - 5\end{array} \right.\)
⇒ – 5 ≤ x + y ≤ – 2
⇒ – 4 ≤ x + y + 1 ≤ – 1
Hay – 4 ≤ S ≤ – 1
Nên S đạt giá trị nhỏ nhất bằng – 4 khi \(\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x + y + 5 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x = - 5\end{array} \right.\)
S đạt giá trị lớn nhất bằng – 1 khi \(\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x + y + 2 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x = - 2\end{array} \right.\)
Vậy giá trị lớn nhất của S là – 1 khi x = – 2, y = 0; giá trị nhỏ nhất của S là – 4 khi x = – 5, y = 0.
Câu 10:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có: \({u_{n + 1}} = \frac{{a{{(n + 1)}^2}}}{{(n + 1) + 1}} = \frac{{a{{(n + 1)}^2}}}{{n + 2}}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 11:
Cho x ≠ 0, biểu thức nào sau đây có nghĩa?
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Ta có: \({x^{\sqrt 2 }};{x^{ - 5}};{x^{ - \pi }}\) có nghĩa khi x > 0
x-5 có nghĩa khi x ≠ 0
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 12:
Cho x > 0, biểu thức nào sau đây có nghĩa?
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Biểu thức \(\sqrt {2 - x} \) có nghĩa khi 2 – x ≥ 0 hay x ≤ 2 nên đáp án A là sai
Biểu thức \(\sqrt {x - 2} \) có nghĩa khi x – 2 ≥ 0 hay x ≥ 2 nên đáp án B là sai
Biểu thức \(\sqrt {2x} \) có nghĩa khi 2x ≥ 0 hay x ≥ 0 nên đáp án C là đúng
Biểu thức \(\sqrt { - 2x} \) có nghĩa khi – 2x ≥ 0 hay x ≤ 0 nên đáp án D là sai
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 13:
Cho hàm số y = (2m – 3).x + m – 5. Tìm m để đồ thị hàm số:
a) tạo với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân
b) cắt đường thẳng y = 3x – 4 tại một điểm trên Oy
c) cắt đường thẳng y = – x – 3 tại một điểm trên Ox.
Lời giải
a) Gọi giao điểm của đồ thị hàm số với trục Ox là A
Suy ra \(A\left( {\frac{{5 - m}}{{2m - 3}};0} \right)\) nên OA = \(\left| {\frac{{5 - m}}{{2m - 3}}} \right|\); (m ≠ \(\frac{3}{2}\))
Gọi giao điểm của đồ thị hàm số với trục Oy là B
Suy ra B(0; m – 5) nên OB = \(\left| {m - 5} \right|\)
Ta có tam giác AOB vuông tại O.
Để tam giác AOB vuông cân tại O thì OA = OB
Hay \(\left| {\frac{{5 - m}}{{2m - 3}}} \right|\) = \(\left| {m - 5} \right|\)
\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{{5 - m}}{{2m - 3}} = m - 5\\\frac{{5 - m}}{{2m - 3}} = 5 - m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2m - 3 = - 1\\2m - 3 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2m = 2\\2m = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy m = 1 hoặc m = 2 thì đồ thị hàm số tạo với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân
b) Đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 3x – 4 tại một điểm trên Oy
Suy ra giao điểm B(0; m – 5) của đồ thị hàm số đã cho và Oy thuộc đường thẳng y = 3x – 4
Nên m – 5 = 3.0 – 4
Hay m = 1
Vậy m = 1 thì đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 3x – 4 tại một điểm trên Oy
c) Đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = – x – 3 tại một điểm trên Ox
Suy ra giao điểm \(A\left( {\frac{{5 - m}}{{2m - 3}};0} \right)\) của đồ thị hàm số đã cho và Ox thuộc đường thẳng \[y = --x--3\]
Nên \( - \frac{{5 - m}}{{2m - 3}} - 3 = 0\)
⇔ m – 5 = 3.(2m – 3)
⇔ m – 5 = 6m – 9
⇔ – 5m = – 4
\( \Leftrightarrow m = \frac{4}{5}\)
Vậy \(m = \frac{4}{5}\) thì đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = – x – 3 tại một điểm trên Ox.
Câu 14:
Lời giải
Gọi giao điểm của đồ thị hàm số với trục Ox là A
Suy ra \(A\left( {\frac{{1 - m}}{{m - 2}};0} \right)\) nên \(OA = \left| {\frac{{1 - m}}{{m - 2}}} \right|\); (m ≠ 2)
Gọi giao điểm của đồ thị hàm số với trục Oy là B
Suy ra B(0; m – 1) nên OB = \(\left| {m - 1} \right|\)
Ta có tam giác AOB vuông tại O. Để tam giác AOB vuông cân tại O thì OA = OB
Hay \(\left| {\frac{{1 - m}}{{m - 2}}} \right| = \left| {m - 1} \right|\); (m ≠ 2, m ≠ 1)
\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{{1 - m}}{{m - 2}} = m - 1\\\frac{{1 - m}}{{m - 2}} = 1 - m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 2 = - 1\\m - 2 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 3\end{array} \right.\)
Mà m ≠ 2, m ≠ 1 nên m = 3
Vậy m = 3 thì đồ thị hàm số tạo với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân.
Câu 15:
Cho a, b, c đôi một khác nhau thỏa mãn \(\frac{{a + b}}{c} = \frac{{b + c}}{a} = \frac{{c + a}}{b}\)
Tính giá trị của biểu thức \(P = \left( {1 + \frac{a}{b}} \right)\left( {1 + \frac{b}{c}} \right)\left( {1 + \frac{c}{a}} \right)\).
Lời giải
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\frac{{a + b}}{c} = \frac{{b + c}}{a} = \frac{{c + a}}{b} = \frac{{a + b + b + c + c + a}}{{c + a + b}} = \frac{{2(a + b + c)}}{{(a + b + c)}} = 2\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 2c\\b + c = 2{\rm{a}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - b\\b + c = 2{\rm{a}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - b\\b + c = 2(2c - b)\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - b\\b + c = 4c - 2b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - b\\3b = 3c\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - b\\b = c\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c - c\\b = c\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = c\\b = c\end{array} \right. \Leftrightarrow a = b = c\)
Khi đó P = (1 + 1). (1 + 1). (1 + 1) = 2. 2. 2 = 8
Vậy P = 8.
Câu 16:
Cho a, b, c đôi một khác nhau thỏa mãn (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2.
Tính \(P = \frac{{{a^2}}}{{{a^2} + 2bc}} + \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + 2ac}} + \frac{{{c^2}}}{{{c^2} + 2ab}}\).
Lời giải
Ta có (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2
⇔ a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac = a2 + b2 + c2
⇔ 2ab + 2bc + 2ac = 0
⇔ ab + bc + ac = 0
⇔ \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{ab = - bc - ac}}\\{\rm{bc = - ab - ac}}\\{\rm{ac = - ab - bc}}\end{array} \right.\)
Thay \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{ab = - bc - ac}}\\{\rm{bc = - ab - ac}}\\{\rm{ac = - ab - bc}}\end{array} \right.\) vào biểu thức P ta có
P = \(\frac{{{a^2}}}{{{a^2} + 2bc}} + \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + 2ac}} + \frac{{{c^2}}}{{{c^2} + 2ab}}\)
P = \(\frac{{{a^2}}}{{{a^2} + bc + bc}} + \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + ac + ac}} + \frac{{{c^2}}}{{{c^2} + ab + ab}}\)
P = \(\frac{{{a^2}}}{{{a^2} + bc - ab - ac}} + \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + ac - ab - bc}} + \frac{{{c^2}}}{{{c^2} + ab - bc - ac}}\)
P = \(\frac{{{a^2}}}{{a(a - b) - c(a - b)}} + \frac{{{b^2}}}{{ - b(a - b) + c(a - b)}} + \frac{{{c^2}}}{{ - c(b - c) + a(b - c)}}\)
P = \(\frac{{{a^2}}}{{(a - b)(a - c)}} + \frac{{{b^2}}}{{(a - b)(c - b)}} + \frac{{{c^2}}}{{(b - c)(a - c)}}\)
P = \(\frac{{{a^2}(c - b) + {b^2}(a - c) + {c^2}(b - a)}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{{a^2}c - {a^2}b + {b^2}a - {b^2}c + {c^2}b - {c^2}a}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{{a^2}c - {a^2}b + {b^2}a - {b^2}c + {c^2}b - {c^2}a}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{(abc - {b^2}c - a{c^2} + b{c^2}) + ({a^2}c - {a^2}b + a{b^2} - abc)}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{c(ab - {b^2} - ac + bc) + a(ac - ab + {b^2} - bc)}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{(ab - {b^2} - ac + bc)(c - a)}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}}\)
P = \(\frac{{(a - b)(b - c)(c - a)}}{{(a - b)(b - c)(c - a)}} = 1\)
Vậy P = 1.
Câu 17:
Cho hình thang vuông ABCD có \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \), \[AB = AD = \frac{1}{2}CD\]. Gọi E là trung điểm của CD. M là giao điểm của AC và BE, K là giao điểm của AE và DM. Kẻ DH vuông góc với AC, cắt AE ở I.
a) Tứ giác ABCE là hình gì?
b) Tứ giác ABED là hình gì?
c) Tứ giác BIDK là hình gì?
Lời giải
a) Vì E là trung điểm của CD (giả thiết)
Nên \[CE = ED = \frac{1}{2}\;CD\]
Mà \[AB = AD = \frac{1}{2}CD\] (giả thiết)
Suy ra AB = AD = CE = ED
Vì ABCD là hình thang vuông (giả thiết)
Nên AB // CD
Xét tứ giác ABCE có AB // CE, AB = CE (chứng minh trên)
Suy ra ABCE là hình bình hành
b) Xét tứ giác ABED có AB // DE, AB = DE (chứng minh câu a)
Suy ra ABED là hình bình hành
Mà \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \), AB = AD (giả thiết)
Do đó ABED là hình vuông
c) Gọi O là giao điểm của AE và BD
Vì ABED là hình vuông
Suy ra OE = OA = OD = OB, BD ⊥ AE , \(\widehat {ABM} = \widehat {DEM} = 90^\circ \)
Xét hình bình hành ABCE có AC cắt BE tại M
Suy ra M là trung điểm của AC và BE
Hay BM = ME
Xét tam giác ABM và tam giác DEM có
\(\widehat {ABM} = \widehat {DEM} = 90^\circ \) (chứng minh trên)
AB = DE (chứng minh câu a)
BM = ME (chứng minh trên)
Do đó DABM = DDEM (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {BAM} = \widehat {EDM}\) (hai góc tương ứng)
Xét DAHD vuông tại H có \(\widehat {HA{\rm{D}}} + \widehat {H{\rm{D}}A} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà \(\widehat {HA{\rm{D}}} + \widehat {HAB} = \widehat {DAB} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {HAB} = \widehat {H{\rm{D}}A}\)
Lại có \(\widehat {BAH} = \widehat {EDM}\) (chứng minh trên)
Suy ra \(\widehat {HDA} = \widehat {EDM}\)
Xét tam giác ADE có \(\widehat {ADE} = 90^\circ \), AD = DE
Nên tam giác ADE vuông cân tại D
Suy ra \(\widehat {DAE} = \widehat {DE{\rm{A}}} = \frac{{90^\circ }}{2} = 45^\circ \)
Xét tam giác AID và tam giác EKD có
\(\widehat {DAE} = \widehat {DE{\rm{A}}}\) (chứng minh trên)
AD = DE (chứng minh câu a)
\(\widehat {IDA} = \widehat {EDK}\) (chứng minh trên)
Do đó △AID = △EKD (g.c.g)
Suy ra DI = KD, AI = EK (các cặp cạnh tương ứng)
Ta có OA = OI + IA, OE = OK + KE
Mà OA = OE, AI = EK (chứng minh trên)
Suy ra OI = OK
Xét tứ giác BIDK có BD cắt IK tại O
Mà OI = OK, OB = OD (chứng minh trên)
Suy ra BIDK là hình bình hành
Lại có DI = DK (chứng minh trên)
Do đó BIDK là hình thoi.Câu 18:
Lời giải
Ta có AD = AE + ED
Suy ra DE = AD – AE
Mà AE = 8 cm, AD = 17cm (giả thiết)
Nên DE = 17 – 8 = 9 (cm)
Ta có \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{DE}}}} = \frac{6}{9} = \frac{2}{3}\); \(\frac{{{\rm{AE}}}}{{{\rm{DC}}}} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}\)
Suy ra \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{DE}}}} = \frac{{{\rm{AE}}}}{{{\rm{DC}}}}\)
Xét tam giác ABE và tam giác DEC có
\(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{DE}}}} = \frac{{{\rm{AE}}}}{{{\rm{DC}}}}\) (chứng minh trên)
\(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \) (giả thiết)
Do đó ∆ABE đồng dạng ∆DEC (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {ABE} = \widehat {DEC}\)
Xét tam giác ABE vuông tại A có \(\widehat {ABE} + \widehat {A{\rm{E}}B} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà .\(\widehat {ABE} = \widehat {DEC}\). (chứng minh trên)
Nên \(\widehat {DEC} + \widehat {A{\rm{E}}B} = 90^\circ \)
Lại có \(\widehat {DEC} + \widehat {A{\rm{E}}B} + \widehat {{\rm{CE}}B} = \widehat {A{\rm{ED}}} = 180^\circ \)
Suy ra \(\widehat {BEC} = 90^\circ \)
Vậy \(\widehat {BEC} = 90^\circ \).
Câu 19:
Lời giải
Gọi E là giao điểm của JK và CD, H là giao điểm của EI và AD
Suy ra thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng (IJK) là tứ giác IJKH
Xét tam giác ABC có I,J lần lượt là trung điểm của AC, BC
Nên IJ là đường trung bình
Suy ra IJ // AB
Ta có AB ⊂ (ABD), IJ ⊂ (IJK), AB // IJ (chứng minh trên)
Suy ra (ABD) ∩ (IJK) = HK // AB // IJ
Do đó IJKH là hình thang (1)
Vì ABCD là tứ diện đều (giả thiết) nên AC = BC, \(\widehat {CBD} = \widehat {CA{\rm{D}}}\), AD = BD
Ta có AC = BC, AC = 2AI, BC = 2BJ
Suy ra AI = BJ
Xét tam giác ABD có HK // AB và BK = 2KD
Suy ra AH = 2 HD
Mà AD = BD nên AH = BK
Xét tam giác AHI và tam giác BKJ có
AH = BK (chứng minh trên)
\(\widehat {KBJ} = \widehat {HAI}\) (chứng minh trên)
AI = BJ (chứng minh trên)
Do đó △AHI = △BKJ (c.g.c)
Suy ra HI = KJ (hai cạnh tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) ta có IJKH là hình thang cân
Vậy thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng (IJK) là hình thang cân.
Câu 20:
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Xét tam giác ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC
Nên MN là đường trung bình của tam giác ABC
Suy ra MN // BC
Vì MN // BC, E là điểm chung
Nên giao tuyến của mp(MNE) và mp(BCD) là Ex
Gọi F là giao điểm của Ex và BD
Do đó MN // FE
Suy ra 4 điểm M, N, E, F đồng phẳng và MNEF là hình thang
Vậy hình thang MNEF là thiết diện cần tìm.
Câu 21:
Lời giải
Cách 1:
12 chiếc bút có giá là:
12 × 1 500 = 18 000 (đồng)
35 hộp bút có giá là:
35 × 18 000 = 630 000 (đồng)
Cách 2:
35 hộp bút có số bút là:
35 × 12 = 420 (chiếc)
Mua 35 hộp bút hết số tiền là:
420 × 1 500 = 630 000 (đồng)
Vậy mua 35 hộp bút đó hết 630 000 đồng.
Câu 22:
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Hàm số \[y = {\left( {{x^3}--{x^2}} \right)^{ - 5}}\] xác định khi và chỉ khi
x3 – x2 ≠ 0
⟺ x2 (x – 1) ≠ 0
⟺ \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{x }} \ne {\rm{ 0}}\\{\rm{x }} \ne {\rm{ 1}}\end{array} \right.\)
Hay D = ℝ ∖ {0; 1}
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 23:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Hàm số \[y = {\left( {2x--3} \right)^{ - 2}}\] xác định khi và chỉ khi
2x – 3 ≠ 0
\( \Leftrightarrow x \ne \frac{3}{2}\)
Hay tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{3}{2}} \right\}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 24:
Lời giải
Vì ABCD là hình bình hành
Nên \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \)
Ta có \(\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AD} = (\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} ) + 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AC} + 2\overrightarrow {AC} = 3\overrightarrow {AC} \)
Vậy \(\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AD} = 3\overrightarrow {AC} \).
Câu 25:
Lời giải
Với ba điểm A, B, C bất kì ta có:
\[3\left( {\overrightarrow {AB} + 2\,\overrightarrow {BC} } \right) - 2\left( {\overrightarrow {AB} + 3\,\overrightarrow {BC} } \right)\]
\[ = 3\overrightarrow {AB} + 6\overrightarrow {BC} - 2\overrightarrow {AB} - 6\,\overrightarrow {BC} \]
\[ = \left( {3\overrightarrow {AB} - 2\overrightarrow {AB} } \right) + \left( {6\overrightarrow {BC} - 6\,\overrightarrow {BC} } \right)\]
\( = \overrightarrow {AB} \)
Vậy \[3\left( {\overrightarrow {AB} + 2\,\overrightarrow {BC} } \right) - 2\left( {\overrightarrow {AB} + 3\,\overrightarrow {BC} } \right) = \overrightarrow {AB} \].
Câu 26:
Tính
a) 372,95 : 3.
b) 757,5 : 35.
c) 431,25 : 125.
d) 35,1 : 15.
Lời giải
a) 372,95 : 3 = 124,316666666….
b) 757,5 : 35 = 21,6428571…
c) 431,25 : 125 = 3,45.
d) 35,1 : 15 = 2,34.
Câu 27:
Tính
a) 372,95 : 3.
b) 757,5 : 35.
c) 431,25 : 125.
d) 35,1 × 8,5.
Lời giải
a) 372,95 : 3 = 124,316666666….
b) 757,5 : 35 = 21,6428571…
c) 431,25 : 125 = 3,45.
d) 35,1 × 8,5 = 298,35.
Câu 28:
Lời giải
Ta có:
5(x + 3y) – 15x (x + 3y)
= (x + 3y)(5 – 15x)
= 5(x + 3y)(1 – 3x).
Câu 29:
Phân tích thành nhân tử
a) 5(x + 3y) – 15x(x + 3y);
b) 2(x + 1)2 – y(x + 1);
c) xy(x + y)2 – y(x + y);
d) xy(x – y) – 2x + 2y.
Lời giải
a) Ta có: 5(x + 3y) – 15x(x + 3y)
= (x + 3y)(5 – 15x)
= 5(x + 3y)(1 – 3x).
b) Ta có: 2(x + 1)2 – y(x + 1)
= (x + 1)[2(x + 1) – y]
= (x + 1)(2x + 2 – y).
c) Ta có: xy(x + y)2 – y(x + y)
= y(x + y)[x(x + y) – 1]
= y(x + y)(x2 + xy – 1).
d) Ta có: xy(x – y) – 2x + 2y
= xy(x – y) – 2(x – y)
= (x – y)(xy – 2).
Câu 30:
Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Chứng minh rằng:
a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EA} \) = \(\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {ED} \).
b) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} \) = \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CB} \).
Lời giải
a) Ta có:
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EA} \)
= \(\overrightarrow {EA} + \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} \)
= \(\overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CD} \)
= \(\overrightarrow {ED} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} \)
= \(\overrightarrow {ED} + \overrightarrow {CB} + (\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DB} )\)
= \(\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {ED} \)
Vậy \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EA} \) = \(\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {ED} \)
b) Ta có:
\(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} \)
= \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {CE} \)
= \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CD} \)
= \(\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {CD} \)
= \(\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} \)
= \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CB} \)
Vậy \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} \) = \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CB} \).
Câu 31:
Cho (O; R), lấy điểm A cách O một khoảng bằng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.
a) Chứng minh: Tam giác OBA vuông tại B và Tam giác OAK cân tại K.
b) Đường thẳng KI cắt AB tại M. Chứng minh rằng KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Tính chu vi tam giác AMK theo R.
Lời giải
a) Xét (O; R) có AB là 2 tiếp tuyến tại điểm B
Suy ra AB ⊥ OB hay tam giác OAB vuông tại B
Ta có AB ⊥ OB, OK ⊥ OB
Nên AB // OK
Suy ra \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (hai góc so le trong)
Xét (O;R) có AB , AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A
Suy ra AO là tia phân giác của góc BAC, AC = AB
Do đó \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\)
Mà \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (chứng minh trên)
Nên \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_1}}\)
Suy ra tam giác OAK cân tại K
b) Vì I thuộc (O; R) nên OI = R
Mà OA = 2R (giả thiết)
Suy ra IA = OI = R
Do đó I là trung điểm của OA
Xét tam giác OAK cân tại K có KI là đường trung tuyến
Suy ra KI là đường cao
Nên KI ⊥ OA
Hay KM ⊥ OA
Suy ra KM là tiếp tuyến của đường tròn (O)
c) Vì tam giác OAB vuông tại O nên OA2 = OB2 + AB2 (định lý Pytago)
Hay AB2 = OA2 – OB2 = (2R)2 – R2 = 3R2
Suy ra \(AB = R\sqrt 3 \)
Xét (O;R) có KC, KI là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại K
Nên KI = KC
Xét (O;R) có MB, MI là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M
Nên MI = MB
Chu vi tam giác MKA là:
MK + MA + AK
= MI + IK + MA + AK
= MB + CK + MA + AK
= (MB + MA) + (MB + MA)
= AB + AC
\[ = 2AB = 2R\sqrt 3 \].
Vậy chu vi tam giác AKM bằng \[2R\sqrt 3 \].
Câu 32:
Cho đường tròn (O; R) và điểm A cách O một khoảng 2R. Từ A vẽ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đường thẳng vuông góc với OB tại O cắt AC tại N. Đường thẳng vuông góc với OC tại O cắt AB tại M.
a) Chứng minh: AMON là hình thoi.
b) Chứng minh: MN là tiếp tuyến của đường tròn.
c) Tính diện tích AMON.
Lời giải
a) ) Xét (O; R) có AB là 2 tiếp tuyến tại điểm B
Suy ra AB ⊥ OB
Mà ON ⊥ OB
Nên AB // ON
Xét (O;R) có AB , AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A
Suy ra AB = AC và AO là tia phân giác của góc BAC
Xét (O; R) có AC là 2 tiếp tuyến tại điểm C
Suy ra AC ⊥ OC
Mà OM ⊥ OC
Nên AC // OM
Xét tứ giác AMON có AM // ON và AN // OM (chứng minh trên)
Suy ra AMON là hình bình hành
Mà AO là tia phân giác của góc MAN
Suy ra AMON là hình thoi
b) Gọi I là trung điểm của OA
Suy ra \[IA = IO = \frac{1}{2}OA = \frac{{2R}}{2} = R\].
Do đó OI là bán kính của (O)
Mà AMON là hình thoi
Nên OA vuông góc MN tại điểm I
Hay OI vuông góc MN tại điểm I
Xét (O; R) có OI là bán kính của (O), OI vuông góc MN tại điểm I
Suy ra MN là tiếp tuyến của đường tròn (O)
c) Vì AMON là hình thoi, AO cắt MN tại I
Nên I là trung điểm của MN
suy ra MN = 2 IN
Xét tam giác OAB vuông ở B có sin\(\widehat {OAB} = \frac{{OB}}{{AO}} = \frac{R}{{2{\rm{R}}}} = \frac{1}{2}\)
Suy ra \(\widehat {OAB}\) = 30°
Vì AB // ON nên \(\widehat {OAB} = \widehat {ION}\) (hai góc so le trong)
Mà \(\widehat {OAB}\) = 30°
Suy ra \(\widehat {ION} = 30^\circ \)
Xét tam giác OIN vuông ở I có \(\tan \widehat {ION} = \frac{{IN}}{{OI}}\)
Hay \(\tan 30^\circ = \frac{{IN}}{R}\)
Suy ra \(IN = \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
Mà MN = 2IN (chứng minh trên)
Do đó \(MN = \frac{{2R}}{{\sqrt 3 }}\)
Diện tích hình thoi AMON bằng: \(\frac{1}{2}OA.MN = \frac{1}{2}.2R.\frac{{2R}}{{\sqrt 3 }} = \frac{{2{R^2}}}{{\sqrt 3 }}\).
Vậy diện tích hình thôi AMON là \(\frac{{2{R^2}}}{{\sqrt 3 }}\).Câu 33:
Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến Ax, By của đường tròn(O) lấy một điểm C sao cho AC < BC. Tiếp tuyến tại C của đường tròn (O) cắt Ax, By lần lượt tại E, F.
a) Chứng minh EF= AE + BF.
b) BC cắt Ax tại D. Chứng minh AD2 = DC. DB.
c) Gọi I là giao điểm của OD và AC, OE cắt AC tại H, tia DH cắt AB tại K. Chứng minh IK//AD.
d) IK cắt EO tại M. Chứng minh: A, M, F thẳng hàng.
Lời giải
a) Xét (O;R) có EA , EC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại E
Suy ra AE = EC
Mà AO = OC nên EO là trung trực của AC
Hay EO ⊥ AC
Xét (O;R) có FC , FB là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại F
Suy ra FB = FC
Mà OF = OB nên FO là trung trực của BC
Hay OF ⊥ BC
Ta có EF = EC + CF = AE+ BF
Vậy EF= AE+ BF
b) Vì tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính AB
nên tam giác ABC vuông tại C
Suy ra AC ⊥ BD
Xét tam giác ABD vuông tại A có AC ⊥ BD
Suy ra AD2 = DC. DB (hệ thức lượng trong tam giác)
Vậy AD2 = DC. DB
c) Ta có EA = EC, OA = OC
Nên OE là trung trực của AC
Suy ra OE ⊥ AC
Mà AC ⊥ BD
Do đó OE // BD (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Trên tia đối của tia EO lấy P sao cho EP = EH
Xét tứ giác AHDP có E là giao điêm của hai đường chéo AD và HP, E là trung điểm của HP
Suy ra AHDP là hình bình hành
Suy ra HI // PD
Do đó \(\frac{{{\rm{OI}}}}{{{\rm{DI}}}} = \frac{{{\rm{OH}}}}{{{\rm{PH}}}}\)
Vì HK // AP nên \(\frac{{{\rm{OK}}}}{{{\rm{AK}}}} = \frac{{{\rm{OH}}}}{{{\rm{PH}}}}\)
Mà \(\frac{{{\rm{OI}}}}{{{\rm{DI}}}} = \frac{{{\rm{OH}}}}{{{\rm{PH}}}}\)
Suy ra \(\frac{{{\rm{OI}}}}{{{\rm{DI}}}} = \frac{{{\rm{OK}}}}{{{\rm{AK}}}}\)
Do đó IK // AD.
d) Ta có IK // AD, AD ⊥ BA nên IK ⊥ AB
Xét tam giác IAO có HO ⊥ AC, IK ⊥ AO và OH cắt IK tại M
Suy ra M là trực tâm tam giác OIA
Do đó AM ⊥ IO (1)
Gọi Q là giao điểm của FO và AD
Xét tam giác OBF và tam giác OAQ có
\(\widehat {OBF} = \widehat {OAQ}\left( { = 90^\circ } \right)\)
OA = OB
\(\widehat {BOF} = \widehat {QOA}\) (hai góc đối đỉnh)
Do đó DOBF = DOAQ (g.c.g)
Suy ra FO = QO (hai cạnh tương ứng)
Xét tứ giác AFBQ có
AB cắt QF tại điểm O
O là trung điểm của AB, QF
Suy ra AFBQ là hình bình hành
Do đó AF // BQ
Xét tam giác BQD có AB ⊥ DQ, QF ⊥ DB
AB cắt QF tại O
Suy ra O là trực tâm tam giác BQD
Nên DO ⊥ QB
Mà BQ // AF (chứng minh trên)
Suy ra DO ⊥ AF (2)
Từ (1) và (2) suy ra A, M, F thẳng hàng
Vậy A, M, F thẳng hàng.
Câu 34:
Cho (O; R) có AB là đường kính. Lấy điểm C thuộc tiếp tuyến Ax, BC cắt đường tròn (O) tại H.
a) Chứng minh BH . BC = 4R2.
b) Phân giác của góc ABC cắt (O) ở M và cắt AC ở D. Chứng minh BM . BD = BH . BC.
c) Gọi K là trung điểm của AC. Chứng minh KH là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Lời giải
a) Vì AB là đường kính (O; R) nên AB = 2R
Vì C thuộc tiếp tuyến Ax của (O)
Nên CA ⊥ AB
Suy ra tam giác ABC vuông tại A
Vì H thuộc (O) đường kính AB
Nên tam giác ABH vuông tại H
Suy ta HA ⊥ HB
Xét tam giác ABC vuông tại A có HA ⊥ HB (chứng minh trên)
Suy ra BH . BC = AB2 = (2R)2 = 4 R2
b) Vì M thuộc (O) đường kính AB
Nên tam giác ABM vuông tại M
Suy ta MA ⊥ MB
Xét tam giác ABC vuông tại A có MA ⊥ MB (chứng minh trên)
Suy ra BM . BD = AB2
Mà BH . BC = AB2 (chứng minh câu a)
Do đó BM . BD = BH . BC
c) Vì H, A cùng thuộc (O)
Nên OA = OH
Do đó tam giác AOH cân tại O
Suy ra \(\widehat {OAH} = \widehat {OHA}\)
Vì AH ⊥ BC nên tam giác AHC vuông tại H
Suy ra \(\widehat {CAH} + \widehat {HCA} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà \(\widehat {CAH} + \widehat {HAO} = \widehat {CAO} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {OAH} = \widehat {HCA}\)
Lại có \(\widehat {OAH} = \widehat {OHA}\) (chứng minh trên)
Do đó \(\widehat {OHA} = \widehat {HCA}\) (1)
Xét tam giác AHC vuông tại H có HK là đường trung tuyến
Suy ra \(HK = KC = \frac{1}{2}AC\)
Do đó tam giác HCK cân tại K
Suy ra \(\widehat {KHC} = \widehat {KCH}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {KHC} = \widehat {OHA}\)
Mặt khác \(\widehat {KHC} + \widehat {KHA} = \widehat {CHA} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {OHA} + \widehat {KHA} = 90^\circ \)
Hay \(\widehat {OHK} = 90^\circ \)
Nên OH ⊥ HK
Xét (O) có H thuộc (O), OH ⊥ HK
Suy ra KH là tiếp tuyến của (O)
Vậy KH là tiếp tuyến của (O).
Câu 35:
Cho các số a, b, c khác nhau đôi một và thoả mãn a2 – 2b = b2 – 2c = c2 – 2a.
Tính giá trị của biểu thứcA = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2).
Lời giải
Ta có: a2 – 2b = c2 – 2a
⇔ a2 – c2 = 2b – 2a
⇔ (a – c)(a + c) = 2(b – a)
\( \Leftrightarrow a + c = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{a - c}}\)
\( \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{a - c}} + 2\)
\( \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{a - c}} + 2\)
\[ \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right) + 2\left( {a - c} \right)}}{{a - c}}\]
\[ \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2b - 2a + 2a - 2c}}{{a - c}}\]
\[ \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - c} \right)}}{{a - c}}\]
Chứng minh tương tự ta có:
\(a + b + 2 = \frac{{2\left( {a - c} \right)}}{{a - b}}\) và \(b + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{b - c}}\)
Suy ra A = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2)
\[ = \frac{{2\left( {a - c} \right)}}{{a - b}}.\frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{b - c}}.\frac{{2\left( {b - c} \right)}}{{a - c}} = - 8\]
Vậy A = – 8.
Câu 36:
Lời giải
Ta có x2 ≤ 4
⟹ – 2 ≤ x ≤ 2
⟹ A = [– 2; 2]
Ta có x < 1
⟹ B = (– ∞; 1)
Vậy:
A ∪ B = (– ∞; 2];
A ∩ B = [– 2; 1);
A ∖ B = [1; 2];
CRB = [1; + ∞).
Câu 37:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Vì x2 + 4 > 0 ∀x ∈ R nên A = ∅.
(x2 – 4)(x2 + 1) = 0 ⇔ (x2 – 4) = 0 ⇔ x = ±2 nên B = {– 2; 2}.
|x| < 2 ⇔ – 2 < x < 2 nên D = (– 2; 2).
=> A ⊂ B = C ⊂ D.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 38:
Lời giải
Chiều rộng mảnh đất là: 1,5 + 2,5 = 4 (m)
Chiều dài mảnh đất là: 24 : 4 = 6 (m)
Diện tích trồng hoa là: \[S = \frac{1}{2}.6.2,5 = 7,5{\rm{ }}\left( {{m^2}} \right)\].
Vậy diện tích trồng hoa là 7,5 m2.
Câu 39:
Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm hai đường chéo. Vẽ đường thẳng qua B song song AC, vẽ đường thẳng qua C song song với BD, hai đường thẳng đó cắt nhau tại K.
a) Tứ giác OBKC là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh: AB = OK.
c) Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác OBKC là hình vuông.
Lời giải
a) Xét hình thôi ABCD có AC và BD là hai đường chéo
Þ ONKC là hình chữ nhật.
b) Vì OBKC là hình chữ nhật (chứng minh câu a)
Nên BC = OK
Mà BC = AB (vì ABCD là hình thoi)
Suy ra AB = OK
Vậy AB = OK
c) OBKC là hình chữ nhật, do đó để OBKC là hình vuông thì OB = OC.
ABCD là hình thoi nên O là trung điểm của AC và BD.
\( \Rightarrow OB = \frac{1}{2}BD,OC = \frac{1}{2}AC\)
Mà OB = OC nên AC = BD.
Do đó ABCD là hình vuông.
Vậy ABCD là hình vuông thì tứ giác OBKC là hình vuông.
Câu 40:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh:
a) AB2 = BH . BC;
b) AH2 = BH . HC;
c) AB . AC = AH . BC;
d) AC2 = CH . BC.
Lời giải
a) Xét ∆ABH và ∆CBA có:
\(\widehat {BHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)
\(\widehat {ABC}\) chung.
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AB}}{{CB}} = \frac{{BH}}{{BA}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AB2 = BH . BC.
b) Vì tam giác AHC vuông tại H nên \(\widehat {HCA} + \widehat {HAC} = 90^\circ \)(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà \(\widehat {BAH} + \widehat {HAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)
Xét ∆AHB và ∆CHA có:
\(\widehat {BHA} = \widehat {AHC} = 90^\circ \)
\(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)(chứng minh trên)
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AH}}{{CH}} = \frac{{BH}}{{AH}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AH2 = BH . CH.
c) Ta có \[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC\]
Suy ra AB . AC = AH . BC.
d) Xét ∆CAH và ∆CBA có:
\(\widehat {CHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \).
\(\widehat {ACB}\) chung.
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{HC}}{{AC}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AC2 = CH . BC.
Câu 41:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh:
a) AB2 = BH . BC;
b) AC2 = CH . BC;
c) \(\frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{H}}^2}}} = \frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{B}}^2}}} + \frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{C}}^2}}}\).
Lời giải
a) Xét ∆ABH và ∆CBA có:
\(\widehat {BHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)
\(\widehat {ABC}\) chung.
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AB}}{{CB}} = \frac{{BH}}{{BA}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AB2 = BH . BC.
d) Xét ∆CAH và ∆CBA có:
\(\widehat {CHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \).
\(\widehat {ACB}\) chung.
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{HC}}{{AC}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AC2 = CH . BC.
c) Ta có \(\frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{B}}^2}}} + \frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{C}}^2}}} = \frac{1}{{{\rm{BH}}{\rm{.BC}}}} + \frac{1}{{{\rm{CH}}{\rm{.BC}}}}\)
\( = \frac{{{\rm{CH}}{\rm{.BC}}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}} + \frac{{{\rm{BH}}{\rm{.BC}}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}}\)
\( = \frac{{{\rm{CH}}{\rm{.BC + BH}}{\rm{.BC}}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}}\)
\( = \frac{{{\rm{BC(CH + BH)}}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}} = \frac{{{\rm{BC}}{\rm{. BC}}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}}\)
\( = \frac{{{\rm{B}}{{\rm{C}}^2}}}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}{\rm{.B}}{{\rm{C}}^2}}} = \frac{1}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}}}\).
Vì tam giác AHC vuông tại H nên \(\widehat {HCA} + \widehat {HAC} = 90^\circ \)(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà \(\widehat {BAH} + \widehat {HAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)
Xét ∆AHB và ∆CHA có:
\(\widehat {BHA} = \widehat {AHC} = 90^\circ \)
\(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)(chứng minh trên)
Do đó (g.g)
Suy ra \(\frac{{AH}}{{CH}} = \frac{{BH}}{{AH}}\) (tỉ số đồng dạng)
Do đó AH2 = BH . CH.
Vậy \(\frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{B}}^2}}} + \frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{C}}^2}}}\)= \(\frac{1}{{{\rm{CH}}{\rm{.BH}}}}\)= \(\frac{1}{{{\rm{A}}{{\rm{H}}^2}}}\).
Câu 42:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm M thuộc cạnh BC. Từ M vẽ các đường thẳng vuông góc với cạnh AB ở D và với cạnh AC ở E.
a) Chứng minh AM = DE
b) Gọi I là điểm đối xứng của D qua A và K là điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh rằng các đoạn thẳng IK, DE, AM đồng quy tại trung điểm O của mỗi đoạn
c) Gọi AH là đường cao của tam giác ABC (H thuộc BC). Tính số đo góc DHE
d) Tìm vị trí của điểm M trên cạnh BC để tứ giác DIEK là hình thoi
Lời giải
a) Vì MD ⊥ AB nên \(\widehat {M{\rm{D}}A} = 90^\circ \)
ME ⊥ AC nên \(\widehat {MEA} = 90^\circ \)
Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat {BAC} = 90^\circ \)
Xét tứ giác ADME có \(\widehat {M{\rm{D}}A} = 90^\circ \), \(\widehat {MEA} = 90^\circ \), \(\widehat {DAE} = 90^\circ \)
Suy ra ADME là hình chữ nhật
Mà AM, DE là 2 đường chéo
Suy ra AD = ME, AM = DE, AM cắt DE tại trung điểm của mỗi đoạn
Vậy AM = DE.
b) Gọi O là giao điểm của AM và DE
Nên ta có O là trung điểm của AM, DE (chứng minh câu a) (1)
Vì I là điểm đối xứng của D qua A và K là điểm đối xứng của E qua M
Nên \[IA = AD = \frac{1}{2}DI,\,\,\,KM = EM = \frac{1}{2}KE\]
Mà AD = ME (chứng minh câu a)
Suy ra DI = KE
Ta có DI ⊥ AC, KE ⊥ AC
Suy ra DI // KE (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Xét tứ giác DKEI có DI // KE và DI = KE (chứng minh trên)
Suy ra DKEI là hình bình hành
Suy ra DE cắt KI tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm của DE
Do đó O là trung điểm của KI (2)
Từ (1) và (2) suy ra các đoạn thẳng IK, DE, AM đồng quy tại trung điểm O của mỗi đoạn
c) Vì tam giác AHM vuông tại H, HO là đường trung tuyến
nên \[HO = \frac{1}{2}AM\]
Mà AM = DE
Suy ra HO = \(\frac{1}{2}\)DE
Xét tam giác DHE có \[HO = \frac{1}{2}DE\], HO là trung tuyến
Suy ra tam giác DHE vuông tại H
Do đó \(\widehat {DHE} = 90^\circ \)
d) Để hình bình hành DIKE là hình thoi
Thì EK = EI
Mà EK = 2EM, EI = AM
Suy ra AM = 2EM
Xét tam giác AEM vuông tại E có AM = 2EM
Suy ra \(\widehat {MAE} = 30^\circ \)
Vậy lấy M thuộc BC sao cho \(\widehat {MAC} = 30^\circ \) thì tứ giác DIEK là hình thoi.
Câu 43:
Cho a, b, c là ba cạnh của một tam giác. Chứng minh rằng:
\(A = \frac{{\rm{a}}}{{{\rm{b + c - a}}}} + \frac{{\rm{b}}}{{{\rm{a + c - b}}}} + \frac{{\rm{c}}}{{{\rm{a + b - c}}}} \ge 3\).
Lời giải
Vì a, b, c là ba cạnh của một tam giác
Nên \(\frac{{\rm{a}}}{{{\rm{b + c - a}}}} > 0,\frac{{\rm{b}}}{{{\rm{a + c - b}}}} > 0,\frac{{\rm{c}}}{{{\rm{a + b - c}}}} > 0\)
Ta có:
Hay A ≥ 3
Vậy A ≥ 3.
Câu 44:
Lời giải
Nửa chu vi mảnh đất là: 100 : 2 = 50 (m)
Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m) (0 < x < 50)
Chiều dài của mảnh đất là: 50 – x (m)
Vì chiều dài gấp 4 lần chiều rộng nên ta có phương trình :
50 – x = 4x ⇔ 5x = 50 ⇔ x = 10 (thỏa mãn)
Nên chiều dài của mảnh đất là: 4 . 10 = 40 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
10 . 40 = 400 ( m2)
Số tiền của mảnh đất đó là :
15 x 400 = 6000 ( triệu đồng) = 6 tỷ đồng
Vậy giá tiền của mảnh đất đó là 6 tỷ đồng.
Câu 45:
Lời giải
Nửa chu vi mảnh đất là: 100 : 2 = 50 (m)
Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m) (0 < x < 50)
Chiều dài của mảnh đất là: 50 – x (m)
Vì 5 lần chiều rộng hơn 2 lần chiều dài 40m nên ta có phương trình :
5x – 2(50 – x) = 40
⇔ 5x – 100 + 2x = 40
⇔ 7x = 140
⇔ x = 20 (thỏa mãn)
Nên chiều dài của mảnh đất là : 50 – 20 = 30 (m)
Vậy chiều rộng của miếng đất là 20 m, chiều dài của mảnh đất là 30 m.
Câu 46:
Lời giải
Ta có: \(\overrightarrow {{\rm{MA}}} - \overrightarrow {{\rm{MB}}} + \overrightarrow {{\rm{MC}}} = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow \overrightarrow {{\rm{BA}}} = \overrightarrow {{\rm{CM}}} \)
Suy ra M là tập hợp các điểm đi qua C và song song với AB
Hay M là đỉnh của hình bình hành ABCM
Vậy M là đỉnh của hình bình hành ABCM.
Câu 47:
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Gọi M(x; y)
Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{\rm{MA}}} = \left( { - 1 - x;3 - y} \right)\\\overrightarrow {{\rm{MB}}} = \left( {2 - x;4 - y} \right)\\\overrightarrow {{\rm{MC}}} = \left( {2 - x; - 1 - y} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \overrightarrow {{\rm{MA}}} - \overrightarrow {{\rm{MB}}} + \overrightarrow {{\rm{MC}}} = ( - 1 - x; - 2 - y)\)
Mà \(\overrightarrow {{\rm{MA}}} - \overrightarrow {{\rm{MB}}} + \overrightarrow {{\rm{MC}}} = \overrightarrow 0 \)
Nên \(\left\{ \begin{array}{l} - 1 - x = 0\\ - 2 - y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = - 2\end{array} \right.\)
Suy ra M (– 1; – 2)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 48:
Lời giải
Ta có: sin 3x = sin (2x + x) = sin 2x . cos x + cos 2x . sin x
= (2sin x. cos x) . cos x + (1 – 2sin2x) . sin x
= 2sin x. cos2 x + sin x – 2 sin3x
= 2sin x . (1 – sin2x) + sin x – 2 sin3x
= 2sin x – 2 sin3x + sin x – 2 sin3x
= 3sin x – 4sin3x
Vậy sin 3x = 3sin x – 4sin3x
Ta có: cos 3x = cos (2x + x) = cos 2x . cos x – sin 2x . sin x
= (–1 + 2cos2x) . cos x – 2cos x . sin x . sin x
= – cos x + 2cos3 x – 2cos x . sin2 x
= – cos x + 2cos3 x – 2cos x . (1 – cos2 x)
= – cos x + 2cos3 x – 2cos x + 2cos3 x
= 4cos3x – 3cos x
Vậy cos 3x = 4cos3x – 3cos x .
Câu 49:
So sánh giá trị của biểu thức A và B biết
\(A = \overline {a,65} + \overline {4,bc} \); \(B = \overline {a,b} + 3,5 + \overline {1,2c} \).
Lời giải
Ta có
A = \(\overline {a,65} + \overline {4,bc} \) = a + 0,65 + 4 + \(\overline {0,bc} \) = \(\overline {a,bc} \) + 4,65
B = \(\overline {a,b} + 3,5 + \overline {1,2c} \) = \(\overline {a,b} + 3,5 + 1,2 + \overline {0,0c} \) = \(\overline {a,bc} \) + 4,7
Vì 4,65 < 4,7 nên A < B
Vậy A < B.
Câu 50:
Số hạng không chứa x trong khai triển của \({\left( {x\sqrt x + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^n}\) với x > 0, nếu biết rằng \({\rm{C}}_n^2 - {\rm{C}}_n^1 = 44\)
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có \({\rm{C}}_n^2 - {\rm{C}}_n^1 = 44\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} - n = 44\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 11\\n = - 8\,\,\,\left( {loai} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
Với n = 11 số hạng thứ k + 1 trong khai triển nhị thức \({\left( {x\sqrt x + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^{11}}\) là :
\(C_{11}^k{\left( {x\sqrt x } \right)^{11 - k}}{\left( {\frac{1}{{{x^4}}}} \right)^k} = C_{11}^k{x^{\frac{{33}}{2} - \frac{{11}}{2}k}}\)
Theo giả thiết ta có: \(\frac{{33}}{2} - \frac{{11}}{2}{\rm{k = 0}}\)
Suy ra k = 3
Do đó số hạng không chứa x trong khai triển đã cho là \({\rm{C}}_{11}^3 = 165\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 51:
Lời giải
Đặt SAOD = x, SBOC = y
Ta có \(\frac{{{S_{AO{\rm{D}}}}}}{{{S_{CO{\rm{D}}}}}} = \frac{{AO}}{{OC}}\), \(\frac{{{S_{AOB}}}}{{{S_{COB}}}} = \frac{{AO}}{{OC}}\)
Suy ra \(\frac{{{S_{AO{\rm{D}}}}}}{{{S_{CO{\rm{D}}}}}} = \frac{{{S_{AOB}}}}{{{S_{COB}}}}\)
Hay \(\frac{x}{9} = \frac{4}{y}\)
Suy ra xy = 36
\[{S_{ABC{\rm{D}}}} = {S_{AOB}} + {S_{BOC}} + {S_{CO{\rm{D}}}} + {S_{AO{\rm{D}}}} = 4 + y + 9 + x = x + y + 13\]
Suy ra \[{S_{ABCD}} \ge 2\sqrt {xy} + 13\]
Nên \[{S_{ABCD}} \ge 2\sqrt {36} + 13\]
Hay SABCD ≥ 25
Dấu bằng xảy ra khi x = y = 6
Vậy diện tích tứ giác ABCD nhỏ nhất bằng 25 khi SAOD = SBOC = 6.
Câu 52:
Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Qua A và B vẽ lần lượt hai tiếp tuyến (d) và (d’) với đường tròn (O). Một đường thẳng qua O cắt đường thẳng d ở M và cắt đường thẳng (d’) ở P. Từ O vẽ một tia vuông góc với MP cắt đường thẳng (d’) ở N.
a) Chứng minh OM = OP và tam giác NMP cân
b) Kẻ OI vuông góc MN. Chứng minh MN là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại I
c) Chứng minh AM . BN = R2
d) Tìm vị trí của M để diện tích tứ giác AMNB nhỏ nhất.
Lời giải
a) Vì (d) và (d’) là tiếp tuyến của (O) tại A, B
Nên OA ⊥ d, OB ⊥ d’
Suy ra \(\widehat {OAM} = 90^\circ \), \(\widehat {OBP} = 90^\circ \)
Ta có đường tròn (O; R), đường kính AB
Nên OA = OB = R
Xét tam giác OAM và tam giác OBP có
\(\widehat {OAM} = \widehat {OBP}\left( { = 90^\circ } \right)\)
OA = OB
\(\widehat {MOA} = \widehat {POB}\) (hai góc đối đỉnh)
Do đó △OAM = △OBP (g.c.g)
Suy ra OM = OP (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác MNP có NO vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến
Suy ra tam giác MNP cân tại N
b) Xét tam giác MNP cân tại N có NO là đường cao
Suy ra NO là tia phân giác của góc MNP
Suy ra \(\widehat {ONI} = \widehat {ONB}\)
Xét tam giác ONI và tam giác ONB có
\(\widehat {OIN} = \widehat {OBN}\left( { = 90^\circ } \right)\)
ON là cạnh chung
\(\widehat {ONI} = \widehat {ONB}\)(chứng minh trên)
Do đó △ONI = △ONB (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra OI = OB (hai cạnh tương ứng)
Mà OB = R nên OI = R
Xét (O; R) có OI = R, OI ⊥ MN
Suy ra MN là tiếp tuyến của (O) tại I
c) Xét (O) có MA , MI là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M
Suy ra MA = MI
Xét (O) có NB , NI là hai tiếp tuyến cắt nhau tại N
Suy ra NB = NI
Vì tam giác OMN vuông tại O có OI ⊥ MN
Nên IM . IN = OI2 = R2
Mà MA = MI, NB = NI (chứng minh trên)
Suy ra AM . BN = R2
d) Tứ giác ABNM có \(\widehat {MAB} = \widehat {ABN} = 90^\circ \)
Nên ABNM là hình thang vuông
Suy ra \({S_{ABNM}} = \frac{{(AM + BN).AB}}{2} = \frac{{\left( {AI + IN} \right).2{\rm{R}}}}{2} = MN.R\)
Kẻ MH vuông góc d’
Ta có tam giác MHN vuông tại H
Suy ra MN ≥ MH
Để diện tích tứ giác ABNM nhỏ nhất
⟺ MN nhỏ nhất
Mà MN ≥ MH (chứng minh trên)
Dấu “ = ” xảy ra khi M ≡ H
Vậy điểm M nằm trên đường thẳng song song AB cách AB một khoảng bằng R thì diện tích tứ giác ABNM nhỏ nhất.
Câu 53:
Lời giải
Gọi O là giao điểm của AC và BD
+) Trường hợp 1: O ≡ M
Ta có MA + MB + MC + MD = OA + OB + OC + OD = AC +BD (1)
+) Trường hợp 2: O ≠ M
Xét tam giác AMC có AC ≤ AM + MC (bất đẳng thức trong tam giác)
Xét tam giác MBD có BD ≤ BM + MB (bất đẳng thức trong tam giác)
Suy ra MA + MB + MC + MD ≥ AC + BD (2)
Từ (1) và (2) suy ra MA + MB + MC + MD ≥ AC + BD
Dấu “ = ” xảy ra khi O ≡ M
Vậy tổng các khoảng cách từ M đến các đỉnh tứ giác nhỏ nhất khi M là giao điểm của AC và BD.
Câu 54:
Lời giải
Ta có: x5 = x4 + x3 + x2 + x +2
⇔ x5 – 1 = x4 + x3 + x2 + x +1
⇔ (x – 1) . (x4 + x3 + x2 + x +1) = x4 + x3 + x2 + x +1
⇔ (x – 2) . (x4 + x3 + x2 + x +1) = 0 (*)
Vì x4 + x3 + x2 + x +1
\( = \left( {{x^4} + 2{x^2}.\frac{x}{2} + \frac{{{x^2}}}{4}} \right) + \left( {\frac{{{x^2}}}{4} + 2.\frac{x}{2}.1 + 1} \right) + \frac{{{x^2}}}{2}\)
\( = {\left( {{{\rm{x}}^2} + \frac{{\rm{x}}}{2}} \right)^2} + {\left( {\frac{{\rm{x}}}{2} + 1} \right)^2} + \frac{{{x^2}}}{2} > 0\)
Do đó (*) ⇔ x – 2 = 0
⇔ x = 2
Vậy phương trình có nghiệm là x = 2.
Câu 55:
Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
x5 – x4 – x3 – x2 – x – 2
Lời giải
Ta có: x5 – x4 – x3 – x2 – x – 2
= x5 + x4 – 2x4 + x3 – 2x3 + x2 – 2x2 + x – 2x – 2
= (x5 – 2x4) + (x4 – 2x3) + (x3 – 2x2) + (x2 – 2x) +(x – 2)
= x4(x – 2) + x3(x – 2) + x2(x – 2) + x(x – 2) + (x – 2)
= (x – 2) . (x4 + x3 + x2 + x +1)
Vậy x5 – x4 – x3 – x2 – x – 2 = (x – 2) . (x4 + x3 + x2 + x +1)
Câu 56:
Lời giải
Cách 1: x3 – 7x – 6
= x3 + x2 – x2 – x – 6x – 6
= x2(x + 1) – x(x + 1) – 6(x + 1)
= (x + 1)(x2 – x – 6)
= (x + 1)(x2 + 2x – 3x – 6)
= (x + 1)[x(x + 2) – 3(x + 2)]
= (x + 1)(x + 2)(x – 3).
Cách 2: x3 – 7x – 6
= x3 – x – 6x – 6
= x(x2 – 1) – 6(x + 1)
= x(x – 1)(x + 1) – 6(x + 1)
= (x + 1)[x(x – 1) – 6]
= (x + 1)(x2 – x – 6)
= (x + 1)(x2 + 2x – 3x – 6)
= (x + 1)[x(x + 2) – 3(x + 2)]
= (x + 1)(x + 2)(x – 3).
Câu 57:
Lời giải
Hình chữ nhật ABCD có AC là tia phân giác của góc BAD
Suy ra \(\widehat {DAC} = \widehat {CAB}\)
Vì ABCD là hình chữ nhật
Nên \(\widehat {ADC} = \widehat {ABC} = 90^\circ \)
Xét tam giác ABC và tam giác ADC có
\(\widehat {ADC} = \widehat {ABC} = 90^\circ \)
AC là cạnh chung
\(\widehat {DAC} = \widehat {CAB}\) (chứng minh trên)
Do đó △ABC = △ADC (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra AB = AD
Xét hình chữ nhật ABCD có AB = AD
Nên ABCD là hình vuông
Vậy hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
Câu 58:
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 5a – 10ax – 15a.
b) – 2a2b – 4ab2 – 6ab.
c) 3a2x – 6a2y + 12a.
Lời giải
a) 5a – 10ax – 15a
= 5a + 5ax – 15ax – 15a
= 5a(1 + x) – 15a(x + 1)
= (1 + x)(5a – 15a)
= – 10a(1 + x)
b) – 2a2b – 4ab2 – 6ab
= – (2a2b + 4ab2 + 6ab)
= – 2ab(a + 2b + 3)
c) 3a2x – 6a2y + 12a
= 3a(ax – 2ay + 4)
Câu 59:
Lời giải
Gọi thời gian làm một mình xong công việc của lớp 9A là x (giờ)
Thời gian làm một mình xong công việc của lớp 9B là y (giờ)
Đổi 1 giờ 20 phút = \(\frac{4}{3}\) giờ
Trong \(\frac{4}{3}\) giờ lớp 9A làm được \(\frac{4}{{3x}}\) công việc
Trong \(\frac{4}{3}\) giờ lớp 9B làm được \(\frac{4}{{3y}}\) công việc
Suy ra \(\frac{4}{{3x}} + \frac{4}{{3y}} = 1\) (1)
Thời gian lớp 9A làm nửa công việc là \(\frac{1}{2}x\)
Thời gian lớp 9B làm nửa công việc là \(\frac{1}{2}y\)
Suy ra \(\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}y = 3\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{4}{{3{\rm{x}}}} + \frac{4}{{3y}} = 1\\\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}y = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{{\rm{x}}} + \frac{1}{y} = \frac{3}{4}\\x + y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{{6 - y}} + \frac{1}{y} = \frac{3}{4}\\x = 6 - y\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{{6 - y}} + \frac{1}{y} = \frac{3}{4}\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{y + 6 - y}}{{(6 - y)y}} = \frac{3}{4}\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3y(6 - y) = 24\\x = 6 - y\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3y(6 - y) = 24\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3{y^2} + 18y - 24 = 0\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}(y - 2)(y - 4) = 0\\x = 6 - y\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}(y - 2)(y - 4) = 0\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}y = 2\\y = 4\end{array} \right.\\x = 6 - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}y = 2\\x = 4\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}y = 4\\x = 2\end{array} \right.\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy nếu làm một mình lớp 9A sau 4 giờ hoàn thành công việc, lớp 9B sau 2 giờ hoàn thành công việc hoặc lớp 9A sau 2 giờ hoàn thành công việc, lớp 9B sau 4 giờ hoàn thành công việc.
Câu 60:
Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và điểm C thuộc đường tròn sao cho AC > BC. Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với dây AC ở H. Kẻ tiếp tuyến tại A của đường tròn cắt tia OH ở D. BD cắt đường tròn tâm O ở E.
a) Chứng minh HA = HC và \(\widehat {DCO} = 90^\circ \)
b) Chứng minh DH . DO = DE . DB
c) Trên tia đối của EA lấy F sao cho E là trung điểm AF. Từ F vẽ đường thẳng vuông góc AD ở K. KF cắt BC ở M. Chứng minh MK = MF.
Lời giải
a) Vì A, C cùng thuộc (O), OH ⊥ AC
Nên H là trung điểm của AC (liên hệ giữa đường kính và dây cung)
Suy ra AH = HC
Vì OA = OC nên tam giác AOC cân tại O
Mà OH là đường cao
Suy ra OH là phân giác của góc AOC
Do đó \(\widehat {AOH} = \widehat {HOC}\)
Xét tam giác DAO và tam giác DCO có
DO là cạnh chung
\(\widehat {AOD} = \widehat {DOC}\) (chứng minh trên)
OA = OC
Do đó △DAO = △DCO (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {DAO} = \widehat {DCO}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {DAO} = 90^\circ \) (vì DA là tiếp tuyến của (O))
Nên \(\widehat {DCO} = 90^\circ \)
b) Xét tam giác ADO vuông tại A có AH ⊥ DO
Nên DH . DO = AD2 (1)
Vì E thuộc đường tròn (O) đường kính AB
Nên tam giác ABE vuông tại E
Suy ra AE ⊥ BE
Xét tam giác ADB vuông tại A có AE ⊥ DB
Nên DE . DB = AD2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra DH . DO = DE . DB
c) Gọi P là giao điểm của AM và DO, Q là giao điểm của AD và EP
Xét tam giác ABM có OP // BM, OA = OB
Suy ra P là trung điểm của AM
Xét tam giác AMF có
P là trung điểm của AM, E là trung điểm của AF
Suy ra PE là đường trung bình
Do đó PE // MF
Mà MF ⊥ AD, AB ⊥ AD
Suy ra PE // KF // AB
Xét tam giác AKF có EA = EF, QE // FK
Suy ra Q là trung điểm của AK
Xét tam giác ADB có \(\frac{{PQ}}{{AO}} = \frac{{DP}}{{DO}} = \frac{{PE}}{{OB}}\)
Mà AO = BO nên PQ = PE
Xét tam giác AKF có \(\frac{{PQ}}{{KM}} = \frac{{PE}}{{MF}}\left( { = \frac{{AP}}{{AM}}} \right)\)
Suy ra KM = MF
Câu 61:
Một hộp bóng đèn có 12 bóng, trong đó có 7 bóng tốt. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Tính xác suất để lấy được:
a) Ít nhất 2 bóng tốt.
b) Ít nhất 1 bóng tốt.
Lời giải
Ta có n(Ω) = \({\rm{C}}_{12}^3\) = 220
a) Gọi biến cố A: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 2 bóng tốt ”
+) Trong 3 bóng có 2 bóng tốt, 1 bóng không tốt: \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\)
+) Trong 3 bóng có 3 bóng tốt: \({\rm{C}}_7^3\)
Suy ra n(A) = \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\) + \({\rm{C}}_7^3\) = 140
Vậy xác suất để lấy được ít nhất 2 bóng tốt là \(P\left( A \right) = \frac{{140}}{{220}} = \frac{7}{{11}}\).
b) Gọi biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 1 bóng tốt ”
Gọi \(\overline {\rm{B}} \) là biến có đối của biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra đều là bóng không tốt ”
Nên \({\rm{n}}\left( {\overline B } \right){\rm{ = }}\,{\rm{C}}_5^3 = 10\)
Suy ra \(P\left( {\overline B } \right) = \frac{{10}}{{220}} = \frac{1}{{22}}\).
Vậy xác suất để lấy được ít nhất 1 bóng tốt là: \(P\left( B \right) = 1 - P\left( {\overline B } \right) = 1 - \frac{1}{{22}} = \frac{{21}}{{22}}\).
Câu 62:
Một hộp đèn có 12 bóng, trong đó có 4 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Tính xác suất để trong 3 bóng có 1 bóng hỏng.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Trong 3 bóng có 1 bóng hỏng
Ta có \(n\left( \Omega \right) = {\rm{C}}_{12}^3 = 220\)
Gọi biến cố A: “ trong 3 bóng lấy ra có 1 bóng hỏng ”
Ta có \({\rm{n}}\left( A \right){\rm{ = C}}_4^1.{\rm{C}}_8^2 = 112\)
Suy ra \(P\left( A \right) = \frac{{112}}{{220}} = \frac{{28}}{{55}}\).
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 63:
Lời giải
Phương trình 2x2 + (m + 1)x + m – 8 = 0 (1) là phương trình bậc hai một ẩn có:
a = 2, b = m + 1, c = m – 8 (m là tham số)
∆ = (m + 1)2 – 4 . 2 . (m – 8) = m2 + 2m + 1 – 8m + 64 = m2 – 6m + 65
Để phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi ∆ ≥ 0 ⇔ m2 – 6m + 65 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai m2 – 6m + 65 có:
∆m = (– 6)2 – 4 . 1 . 65 = – 224 < 0 và hệ số am = 1 > 0
Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai, tam thức m2 – 6m + 65 mang dấu dương với mọi m ∈ ℝ
Do đó m2 – 6m + 65 > 0 với mọi số thực m
Vậy phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi giá trị thực của m.
Câu 64:
Tìm tất cả các cặp số (x, y) thỏa mãn:
\(5x - 2\sqrt x \left( {y + 2} \right) + {y^2} + 1 = 0\).
Lời giải
Điều kiện xác định: x ≥ 0
Ta có \(5x - 2\sqrt x \left( {y + 2} \right) + {y^2} + 1 = 0\)
\( \Leftrightarrow 5x - 2\sqrt x y - 4\sqrt x + {y^2} + 1 = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {x - 2\sqrt x y + {y^2}} \right) + \left( {4x - 4\sqrt x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - y} \right)^2} + {\left( {2\sqrt x - 1} \right)^2} = 0\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt {\rm{x}} - {\rm{y = 0}}\\2\sqrt {\rm{x}} - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = \sqrt {\rm{x}} \\\sqrt {\rm{x}} = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = \frac{1}{2}\\{\rm{x}} = \frac{1}{4}\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy \(\left( {x;y} \right) = \left( {\frac{1}{4};\frac{1}{2}} \right)\).
Câu 65:
Lời giải
Đồ thị hàm số y = x3 – 4x + 3 cắt trục hoành nên y = 0
Suy ra x3 – 4x + 3 = 0
⇔ x3 – x2 + x2 – x – 3x + 3 = 0
⇔ x(x2 – 1) + x( x – 1) – 3(x – 1) = 0
⇔ x(x – 1)(x + 1) + x( x – 1) – 3(x – 1) = 0
⇔ (x – 1)[x(x + 1) + x – 3] = 0
⇔ (x – 1)(x2 + x – 3) = 0
\[ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left[ {\left( {{x^2} + 2x.\frac{1}{2} + \frac{1}{4}} \right) - \frac{{13}}{4}} \right] = 0\]
\( \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left[ {{{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)}^2} - \frac{{13}}{4}} \right] = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x + \frac{1}{2} - \frac{{\sqrt {13} }}{2}} \right)\left( {x + \frac{1}{2} + \frac{{\sqrt {13} }}{2}} \right) = 0\)
⇔ \(\left[ \begin{array}{l}{\rm{x = 1}}\\{\rm{x = }}\frac{{\sqrt {13} - 1}}{2}\\{\rm{x = }}\frac{{ - \sqrt {13} - 1}}{2}\end{array} \right.\)
Vậy đồ thị hàm số x3 – 4x + 3 cắt trục hoành tại các điểm (1; 0), \(\left( {\frac{{\sqrt {13} - 1}}{2};0} \right)\), \(\left( {\frac{{ - \sqrt {13} - 1}}{2};0} \right)\).
Câu 66:
Đồ thị hàm số y = x4 – x3 – 2 cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?
Lời giải
Đáp án đúng là: B
y = x4 – x3 – 2
y’ = 4x3 – 3x2 = 0 ⇔ x2(4x – 3) = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \frac{3}{4}\end{array} \right.\)
Ta có bảng biến thiên:
Quan sát bảng ta thấy số giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành là 2
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 67:
Lời giải
Người bán bò lãi số tiền là:
15 – 10 + 17 – 20 = 2 (triệu đồng)
Vậy người bán bò lãi 2 triệu đồng.
Câu 68:
Lời giải
Ta có \(\overrightarrow {BC} = \left( { - 2; - 1} \right)\) suy ra \(BC = \sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} = \sqrt 5 \)
Gọi H(x; y) thuộc đường thẳng BC là hình chiếu của A lên BC
Nên \(\overrightarrow {BH} = k\overrightarrow {BC} \) (với \(\overrightarrow {BH} = \left( {x - 2;y - 3} \right)\))
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 = - 2k\\y - 3 = - k\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2 - 2k\\y = 3 - k\end{array} \right.\)
Suy ra H(2 – 2k; 3 – k). Khi đó \(\overrightarrow {AH} = \left( {3 - 2k;1 - k} \right)\).
Vì AH ⊥ BC nên \(\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC} = 0\)
⟺ (3 – 2k)( – 2) + (1 – k)( – 1) = 0
⟺ – 6 + 4k – 1 + k = 0
⟺ k = \(\frac{7}{5}\)
Suy ra H\(\left( {\frac{{ - 4}}{5};\frac{8}{5}} \right)\) và \(\overrightarrow {AH} = \left( {\frac{1}{5};\frac{{ - 2}}{5}} \right)\).
Suy ra \(AH = \sqrt {{{\left( {\frac{1}{5}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{ - 2}}{5}} \right)}^2}} = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\)
Ta có \[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AH.BC = \frac{1}{2}.\frac{1}{{\sqrt 5 }}.\sqrt 5 = \frac{1}{2}\]
Vậy H\(\left( {\frac{{ - 4}}{5};\frac{8}{5}} \right)\) và \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}\).
Câu 69:
Cho A(3; 2), B(2; 0), C(5; 0)
a) Tìm tọa độ hình chiếu H của A trên đường thẳng BC.
b) Gọi I là trung điểm của AC. Tìm điểm M trên cạnh BC sao cho MA + MI nhỏ nhất.
Lời giải
a) Ta có \(\overrightarrow {BC} = \left( {3;0} \right)\)
Gọi H(x; y) thuộc đường thẳng BC là hình chiếu của A lên BC
Nên \(\overrightarrow {BH} = k\overrightarrow {BC} \) (với \(\overrightarrow {BH} = \left( {x - 2;y} \right)\))
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 = 3k\\y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2 - 3k\\y = 0\end{array} \right.\)
Suy ra H(2 – 3k; 0). Khi đó \(\overrightarrow {AH} = \left( { - 1 - 3k; - 2} \right)\).
Vì AH ⊥ BC nên \(\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC} = 0\)
⟺ (– 1 – 3k).3 + (–2).0 = 0
⟺ – 1 – 3k = 0
⟺ k = \(\frac{{ - 1}}{3}\)
Suy ra H(3; 0).
b) Vì I là trung điểm AC nên I(4; 1).
Ta có: \(\overrightarrow {BC} = \left( {3;0} \right)\) suy ra \({\overrightarrow n _{BC}} = \left( {0;3} \right)\) nên phương trình BC là:
0(x – 2) + 3(y – 0) = 0 Û y = 0.
A và I nằm cùng phía so với BC
Gọi I’ là điểm đối xứng I qua BC. Suy ra I’ (4; – 1)
Vì M nằm trên BC nên MI = MI’
Suy ra MI + MA = MI’ + MA
Để MA + MI nhỏ nhất thì MA + MI’ nhỏ nhất
Hay M, A, I’ thẳng hàng
Suy ra M là giao điểm của BC và AI’
Ta có \(\overrightarrow {AI'} = \left( {1; - 3} \right)\)
Suy ra \({\overrightarrow n _{AI'}} = \left( {3;1} \right)\)
Nên ta có phương trình AI’ là:
3(x – 3) + (y – 2) = 0
⇔ 3x + y – 11 = 0
Với y = 0 ta có \(x = \frac{{11}}{3}\).
Suy ra M\(\left( {\frac{{11}}{3};0} \right)\)
Vậy M\(\left( {\frac{{11}}{3};0} \right)\) thì MA + MI nhỏ nhất.
Câu 70:
Lời giải
Gọi M’ (x’; y’) thuộc d’ là ảnh của M(x; y) thuộc d
Qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {2;3} \right)\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x + 2\\y' = y + 3\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = x' - 2\\y = y' - 3\end{array} \right.\)
Vì M(x; y) thuộc d nên 3x – 5y + 3 = 0
⇔ 3(x’ – 2) – 5(y’ – 3) + 3 = 0
⇔ 3x’ – 5y’ – 3 +12 = 0
Vậy phương trình đường thẳng d’ là 3x’ – 5y’ – 3 +12 = 0.
Câu 71:
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Vì △’ // △ nên phương trình đường thẳng △’ có dạng x + 2y + c = 0
Lấy A(1; 0) thuộc △, khi đó
\({T_{\overrightarrow v }}\left( A \right) = A' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 1 + 1 = 2\\{y_{A'}} = 0 - 1 = - 1\end{array} \right. \Rightarrow A'\left( {2; - 1} \right)\)
Vì A’ ∈ △’ nên 2 + 2 . (–1) + c = 0
Suy ra c = 0
Do đó phương trình đường thẳng △’ là x + 2y = 0
Vậy ta chọn đáp án D.