IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 20)

  • 8735 lượt thi

  • 102 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

So sánh: A = 2017.2019 và B = 20182.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: A − B = 2017.2019 − 20182

= 2017.(2018 + 1) − 2018.(2017 + 1)

= 2017.2018 + 2017 − 2018.2017 − 2018

= 2017 − 2018 = −1 < 0

Þ A − B < 0 Þ A < B.


Câu 2:

So sánh: \(A = \frac{{2017 + 2018}}{{2018 + 2019}}\)\(B = \frac{{2017}}{{2018}} + \frac{{2018}}{{2019}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(A = \frac{{2017 + 2018}}{{2018 + 2019}}\)\( = \frac{{2017}}{{2018 + 2019}} + \frac{{2018}}{{2018 + 2019}}\).

Ta thấy \(\frac{{2017}}{{2018 + 2019}} < \frac{{2017}}{{2018}}\); \(\frac{{2018}}{{2018 + 2019}} < \frac{{2018}}{{2019}}\)

Nên \(\frac{{2017}}{{2018 + 2019}} + \frac{{2018}}{{2018 + 2019}} < \frac{{2017}}{{2018}} + \frac{{2018}}{{2019}}\).

Do đó A < B.


Câu 3:

Tìm tất cả các giá tị thực của tham số m để hàm số

y = x3 − 3x2 + (m + 1)x + 2 có hai điểm cực trị.

Xem đáp án

Lời giải

Ta có y = x3 − 3x2 + (m + 1)x + 2

Þ y' = 3x2 − 6x + m + 1

Hàm số y = x3 − 3x2 + (m + 1)x + 2 có hai điểm cực trị

Û y' = 0 có hai nghiệm phân biệt

Û ∆' > 0 Û 32 − 3(m + 1) > 0 Û m < 2


Câu 4:

Tìm tất cả các giá tị thực của tham số m để hàm số

y = −x2 + (m − 1)x + 2 nghịch biến trên khoảng (1; 2).

Xem đáp án

Lời giải

Với mọi x1 ≠ x2, ta có:

\(\frac{{f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right)}}{{{x_1} - {x_2}}}\)

\( = \frac{{\left[ { - {x_1}^2 + \left( {m - 1} \right){x_1} + 2} \right] - \left[ { - {x_2}^2 + \left( {m - 1} \right){x_2} + 2} \right]}}{{{x_1} - {x_2}}}\)

= − (x1 + x2) + m − 1

Để hàm số nghịch biến trên (1; 2) Û − (x1 + x2) + m − 1 < 0, với mọi x1, x2 Î (1; 2)

Û m < (x1 + x2) + 1, với mọi x1, x2 Î (1; 2)

Û m < (1 + 1) + 1 = 3

Đáp án cần chọn là C.


Câu 5:

Phân tích đa thức thành nhân tử: \[x - 2\sqrt x - 3\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[x - 2\sqrt x - 3\]\( = x - 3\sqrt x + \sqrt x - 3\)

\( = \sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right) + \sqrt x - 3\)\( = \left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)\)


Câu 6:

Giải phương trình: \[x - 2\sqrt {x - 3} = 3\].
Xem đáp án

Lời giải

\[x - 2\sqrt {x - 3} = 3\] (ĐK: x ≥ 3)

\[ \Leftrightarrow x - 3 - 2\sqrt {x - 3} = 0\]

\( \Leftrightarrow \sqrt {x - 3} \left( {\sqrt {x - 3} - 2} \right) = 0\)

+) TH1: \(\sqrt {x - 3} = 0\)

Û x − 3 = 0

Û x = 3 (TMĐK)

+) TH2: \(\sqrt {x - 3} = 2\)

Û x − 3 = 4

Û x = 7 (TMĐK)

Vậy x = 3 hoặc x = 7.


Câu 7:

Cho hình vuông ABCD tâm O cạnh a. Gọi M là trung điểm AB. Tính độ dài \[\overrightarrow {AB} ,\;\,\,\overrightarrow {AC} ,\,\,\;\overrightarrow {OA} ,\;\,\,\overrightarrow {OM} ,\,\,\;\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} \].
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

+) Vì ABCD là hình vuông nên \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = AB = a\)

+) \(\left| {\overrightarrow {AC} } \right| = AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \)

+) Vì O là tâm hình vuông nên \(\left| {\overrightarrow {OA} } \right| = OA = OC = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

+) Vì M là trung điểm của AB nên OM là đường trung bình ∆ABD nên ta có:

\(\left| {\overrightarrow {OM} } \right| = OM = \frac{{AD}}{2} = \frac{a}{2}\).

+) \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OE} = 2\overrightarrow {OM} \) (dựng AOBE là hình bình hành)

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right| = \left| {2\overrightarrow {OM} } \right| = 2OM = a\).


Câu 8:

Cho hình vuông ABCD cạnh a, tâm O và M là trung điểm AB. Tính độ dài của các vectơ \[\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} \,.\]

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có: \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = AB = a\);

\(\left| {\overrightarrow {AC} } \right| = AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \);

\(\left| {\overrightarrow {OA} } \right| = OA = OC = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\);

\(\left| {\overrightarrow {OM} } \right| = OM = \frac{{AD}}{2} = \frac{a}{2}\).

Gọi E là điểm sao cho tứ giác OBEA là hình bình hành khi đó nó cũng là hình vuông

Ta có: \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OE} \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right| = \left| {\overrightarrow {OE} } \right| = OE = AB = a\).

Câu 9:

Cho hình vuông ABCD cạnh a, tâm O. Tính \[\left| {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right|.\]
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi M là trung điểm của BC.

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right| = 2\left| {\overrightarrow {OM} } \right| = 2OM = AB = a.\)

Đáp án cần chọn là A.


Câu 10:

Cho hình vuông ABCD cạnh a, tâm O và M là trung điểm AB. Tính độ dài của các vectơ \[\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} \,.\]
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

\(\left| {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right| = 2\left| {\overrightarrow {OM} } \right| = 2OM = AD = a.\)


Câu 11:

Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 24 cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Độ dài đáy của hình bình hành đó là:

(24 + 4) : 2 = 14 (cm)

Chiều cao của hình bình hành đó là:

24 − 14 = 10 (cm)

Diện tích của hình bình hành đó là:

14 × 10 = 140 (cm2)

Đáp số: 140 cm2


Câu 12:

Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 25 cm, độ dài cạnh đáy hơn chiều cao 7 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Độ dài đáy của hình bình hành đó là:

(25 + 7) : 2 = 16 (cm)

Chiều cao của hình bình hành đó là:

25 − 16 = 9 (cm)

Diện tích của hình bình hành đó là:

16 × 9 = 126 (cm2)

Đáp số: 126 cm2


Câu 13:

Rút gọn phân thức sau: \(\frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{2x + 6}}\;\,\left( {x \ne - 3} \right)\).
Xem đáp án

Lời giải

Với điều kiện x ≠ −3, ta có:

\(\frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{2x + 6}}\)\( = \frac{{{x^2} + 3x + x + 3}}{{2\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{x\left( {x + 3} \right) + x + 3}}{{2\left( {x + 3} \right)}}\)

\( = \frac{{\left( {x + 3} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{2\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{x + 1}}{2}\).


Câu 14:

Thực hiện phép cộng: \(\frac{6}{{{x^2} + 4x}} + \frac{3}{{2x + 8}}.\)
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\frac{6}{{{x^2} + 4x}} + \frac{3}{{2x + 8}} = \frac{6}{{\left( {x + 4} \right)x}} + \frac{3}{{2\left( {x + 4} \right)}}\)

\( = \frac{{6\,.\,2}}{{2\left( {x + 4} \right)x}} + \frac{{3x}}{{2x\left( {x + 4} \right)}}\)

\( = \frac{{12}}{{2x\left( {x + 4} \right)}} + \frac{{3x}}{{2x\left( {x + 4} \right)}}\)

\( = \frac{{12 + 3x}}{{2x\left( {x + 4} \right)}} = \frac{{3\left( {x + 4} \right)}}{{2x\left( {x + 4} \right)}} = \frac{3}{{2x}}\).


Câu 15:

Giải phương trình \(\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) + \sin 2x = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

\(\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) + \sin 2x = 0\)

\( \Leftrightarrow \sin 2x = - \cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \sin 2x = \sin \left( {x + \frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \sin 2x = \sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = x - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\2x = \pi - x + \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\3x = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \frac{{7\pi }}{{18}} + \frac{{k2\pi }}{3}\end{array} \right.\).


Câu 16:

Giải phương trình \(\sin 2x + \cos \left( {6x + \frac{\pi }{3}} \right) = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

\(\sin 2x + \cos \left( {6x + \frac{\pi }{3}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {6x + \frac{\pi }{3}} \right) = - \sin 2x\)

\[ \Leftrightarrow \cos \left( {6x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {2x + \frac{\pi }{2}} \right)\]

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}6x + \frac{\pi }{3} = 2x + \frac{\pi }{2} + k2\pi \\6x + \frac{\pi }{3} = - 2x - \frac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\8x = - \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{\pi }{2}\\x = - \frac{{5\pi }}{{48}} + k\frac{\pi }{4}\end{array} \right.\).


Câu 17:

Rút gọn biểu thức: \[A = \sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } \].
Xem đáp án

Lời giải

\[A = \sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } \]

\( = \frac{{\sqrt {4 + 2\sqrt 3 } + \sqrt {4 - 2\sqrt 3 } }}{{\sqrt 2 }}\)

\( = \frac{{\sqrt {3 + 2\sqrt 3 + 1} + \sqrt {3 - 2\sqrt 3 + 1} }}{{\sqrt 2 }}\)

\( = \frac{{\sqrt {{{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} }}{{\sqrt 2 }}\)

\( = \frac{{\sqrt 3 + 1 + \sqrt 3 - 1}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 \,.\,\sqrt 3 = \sqrt 6 \).


Câu 18:

Rút gọn \[\sqrt {2 - \sqrt 3 } \].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[\sqrt {2 - \sqrt 3 } = \frac{{\sqrt {4 - 2\sqrt 3 } }}{{\sqrt 2 }}\]\( = \frac{{\sqrt {3 - 2\sqrt 3 + 1} }}{{\sqrt 2 }}\)

\( = \frac{{\sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} }}{{\sqrt 2 }}\)\( = \frac{{\sqrt 3 - 1}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{2}\).


Câu 19:

Tìm giá trị lớn nhất của \(\frac{3}{{\sqrt x + 3}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Do \(\sqrt x \ge 0,\;\forall x \ge 0\)

Nên \(\sqrt x + 3 \ge 3 \Rightarrow \frac{3}{{\sqrt x + 3}} \le \frac{3}{3} = 1\).

Do đó giá trị lớn nhất của \(\frac{3}{{\sqrt x + 3}} = 1 \Leftrightarrow \sqrt x = 1 \Rightarrow x = 0\).

Vậy giá trị lớn nhất của \(\frac{3}{{\sqrt x + 3}}\) là 1 khi x = 0.


Câu 20:

Tìm giá trị nhỏ nhất của \(\frac{{ - 3}}{{\sqrt x + 3}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Do \(\sqrt x \ge 0,\;\forall x \ge 0\)

Nên \(\sqrt x + 3 \ge 3 \Rightarrow \frac{3}{{\sqrt x + 3}} \le \frac{3}{3} = 1\)

\( \Rightarrow \frac{{ - 3}}{{\sqrt x + 3}} \ge - 1\).

Vậy giá trị nhỏ nhất của \(\frac{{ - 3}}{{\sqrt x + 3}}\) là −1 khi và chỉ khi \(\sqrt x = 1 \Rightarrow x = 0\).


Câu 21:

Trong dịp tổng kết cuối năm lớp 6A không có học sinh yếu, kém. Biết 125 % số học sinh khá là 35 em. Số học sinh giỏi bằng \(\frac{5}{7}\) số học sinh khá. Số học sinh  trung bình bằng 10 % số học sinh giỏi.

a) Tính số học sinh mỗi loại.

b) Số học sinh giỏi bằng bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

Xem đáp án

Lời giải

a) Số học sinh khá là:

35 : 125% = 28 (hoc sinh)

Số học sinh giỏi là:

28 . \(\frac{5}{7}\) = 20 (học sinh)

Số học sinh trung bình là:

20 × 10% = 2 (học sinh).

b) Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi so với số học sinh cả lớp là:

\(\frac{{20}}{{28 + 20 + 2}} \times 100\% = 40\% \)


Câu 22:

Lớp 5A có \[\frac{1}{4}\] số học sinh là học sinh trung bình, số học sinh giỏi bằng \(\frac{2}{3}\) số học sinh khá và không có học sinh yếu kém. Biết số học sinh giỏi hơn số học sinh trung bình 2 bạn. Tính số học sinh của lớp 5A.
Xem đáp án

Lời giải

Số học sinh khá và giỏi bằng:

\(1 - \frac{1}{4} = \frac{3}{4}\) (số học sinh cả lớp)

Số học sinh giỏi bằng \(\frac{2}{3}\) số học sinh khá nên số học sinh giỏi bằng:

\(2:\left( {2 + 3} \right) = \frac{2}{5}\) (số học sinh khá và giỏi)

Và số học sinh giỏi bằng:

\(\frac{2}{5} \times \frac{3}{4} = \frac{3}{{10}}\) (số học sinh cả lớp)

Số học sinh giỏi hơn số học sinh trung bình là:

\(\frac{3}{{10}} - \frac{1}{4} = \frac{1}{{20}}\) (số học sinh cả lớp) ứng với 2 học sinh

 Số học sinh cả lớp là:

 \(2:\frac{1}{{20}} = 40\) (học sinh)

Đáp số: 40 (học sinh)


Câu 23:

Chứng minh \[\sin 2a = 2\sin a.\cos a\]
Xem đáp án

Lời giải

Ta có:

sin 2a = sin (a + a)

\( = \sin a.\cos a + \cos a.\sin a = 2\sin a.{\mathop{\rm co}\nolimits} sa\)


Câu 24:

Cho tam giác ABC vuông tại A, AB < AC, góc C = a < 45°, đường trung tuyến AM, đường cao AH, MA = MB = MC. Chứng minh: \(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha .\cos \alpha \)
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có:

\(\sin 2\alpha = \sin \left( {2\widehat {ACB}} \right) = \sin \left( {\widehat {MCA} + \widehat {MAC}} \right)\)

\( = \sin \left( {\widehat {AMH}} \right) = \frac{{AH}}{{AM}} = \frac{{2AH}}{{BC}}\)

\( = 2.\frac{{AH}}{{AC}}.\frac{{AC}}{{BC}} = 2\sin \alpha .\cos \alpha \)


Câu 25:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6 cm, AC = 8 cm.

a) Tính số đo góc B, góc C (làm tròn đến độ) và đường cao AH.

b) Chứng minh rằng: \(AB.\cos B + AC.\cos C = BC.\)

c) Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho DC = 2DA. Vẽ DE vuông góc với BC tại E. Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\)

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) ∆ABC vuông tại A, đường cao AH

\( \Rightarrow BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10\;cm\)

Ta có:

\(\sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{8}{{10}} = \frac{4}{5} \Rightarrow \widehat B = {53^ \circ } \Rightarrow \widehat C = {37^ \circ }\)

Có AH.BC = AB.AC (Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông)

\( \Rightarrow AH = \frac{{AB.AC}}{{BC}} = \frac{{6.8}}{{10}} = 4,8\;cm\)

b) ∆HBA vuông tại H (AH ^ BC) Þ BH = AB.cos B

Tương tự: ∆HCA vuông tại H (AH ^ BC) Þ CH = AC.cos C

Mà BH + CH = BC Þ \(AB.\cos B + AC.\cos C = BC.\)

c) ∆ABC vuông tại A, đường cao AH

\( \Rightarrow \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\) (1)

Ta có: DE // AH (cùng vuông góc với BC)

\( \Rightarrow \frac{{DE}}{{AH}} = \frac{{CD}}{{AC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow \frac{{D{E^2}}}{{A{H^2}}} = \frac{4}{9} \Rightarrow \frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\)


Câu 26:

Cho tam giác ABC vuông tại A, biết \(\widehat C = 52^\circ \). Hỏi số đo góc B bằng bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Áp dụng định lí tổng số đo ba góc trong một tam giác, ta có:

\[\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \]

Suy ra \(\widehat B = 180^\circ - \widehat A - \widehat C = 180^\circ - 90^\circ - 52^\circ = 38^\circ \).

Vậy số đo góc B bằng 38o.


Câu 27:

Cho tam giác ABC. Chứng minh sin A = sin B.cos C + sin C.cos B.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: sin B.cos C + sin C.cos B = sin (B + C)

\( = \sin \left( {{{180}^ \circ } - B - C} \right) = \sin A\).

Do đó sin A = sin B.cos C + sin C.cos B (đpcm).


Câu 28:

Chứng minh rằng trong tam giác ABC ta có các hệ thức:

a) sin A = sin B.cos C + sin C.cos B;

b) ha = 2R.sin B.sin C.

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có: sin B.cos C + sin C.cos B = sin (B + C)

\( = \sin \left( {{{180}^ \circ } - B - C} \right) = \sin A\)

b) Theo định lý sin ta có: \(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} = 2R\).

Do đó: a = 2R.sin A, b = 2R.sin B, c = 2R.sin C.

Khi đó: 2R.sin B.sin C \( = \frac{{bc}}{{2R}} = \frac{{{S_{ABC}}}}{{R.\sin A}} = \frac{2}{a}.\frac{1}{2}.{h_a}.\,a = {h_a}\).


Câu 29:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (h.5). Giải bài toán trong mỗi trường hợp sau:

a) Cho AH = 16, BH = 25. Tính AB, AC, BC, CH. 

b) Cho AB = 12, BH = 6. Tính AH, AC, BC, CH.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) – Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu, ta có: AH2 = BH.CH

\( \Rightarrow CH = \frac{{A{H^2}}}{{BH}} = \frac{{{{16}^2}}}{{25}} = 10,24\)

BC = BH + CH = 25 + 10,24 = 35,24.

– Theo hệ thức liên hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu, ta có:

AB2 = BH.BC

\( \Rightarrow AB = \sqrt {BH\,.\,BC} = \sqrt {25\,.\,35,24} = 29,68\)

AC2 = HC.BC

\( \Rightarrow AC = \sqrt {CH\,.\,BC} = \sqrt {10,24\,.\,35,24} = 18,99\)

b) – Theo hệ thức liên hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu, ta có:   

AB2 = BH.BC

\( \Rightarrow BC = \frac{{A{B^2}}}{{BH}} = \frac{{{{12}^2}}}{6} = 24\)

CH = BC − BH = 24 − 6 = 18

– Theo hệ thức liên hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu, ta có:

AC2 = HC.BC

\( \Rightarrow AC = \sqrt {CH\,.\,BC} = \sqrt {18\,.\,24} = 20,78\)

– Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu cạnh góc vuông, ta có:

AH2 = BH.CH

\( \Rightarrow AH = \sqrt {HB\,.\,HC} = \sqrt {6\,.\,18} = 6\sqrt 3 \)


Câu 30:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Chứng minh AB2 = BH.BC.

b) Chứng minh AC2 = CH.BC.

c) Chứng minh \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}}\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆HAB và ∆ACB có:

\(\widehat {AHB} = \widehat {CAB}\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\)

\(\widehat B\) chung

Do đó ∆HAB ∆ACB (g.g)

Suy ra \(\frac{{HB}}{{AB}} = \frac{{AB}}{{CB}}\) (các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ).

Vậy \(A{B^2} = BH\,.\,BC\) (đpcm)

b) Xét ∆HAC và ∆ABC có:

\(\widehat {AHC} = \widehat {BAC}\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\)

\(\widehat C\): góc chung

Þ ∆HAC ∆ABC (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{HC}}{{AC}} = \frac{{AC}}{{BC}} \Rightarrow A{C^2} = CH\,.\,CB\) (đpcm)

c) Ta có: \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{BH\,.\,BC}} + \frac{1}{{CH\,.\,CB}}\)

\( = \frac{1}{{BC}}.\left( {\frac{1}{{BH}} + \frac{1}{{CH}}} \right) = \frac{1}{{BC}}.\frac{{CH + BH}}{{BH\,.\,CH}}\)

\( = \frac{1}{{BC}}.\frac{{BC}}{{BH\,.\,CH}} = \frac{1}{{BH\,.\,CH}}\) (1)

Lại có \(\widehat {HAB} = \widehat {HCA}\) (hai góc phụ \(\widehat {HAC}\))

Xét ∆HAB và ∆HCA có:

\(\widehat {HAB} = \widehat {HCA}\) (cmt)

\(\widehat {AHB} = \widehat {CHA}\;\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\)

Þ ∆HAB ∆HCA (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{HA}}{{HC}} = \frac{{HB}}{{HA}} \Rightarrow A{H^2} = CH\,.\,BH\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}}\) (đpcm).

Câu 31:

Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình: 2x + 5y = 15.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có 2x + 5y = 15

\( \Leftrightarrow x = \frac{{15 - 5y}}{2}\)

\( \Leftrightarrow x = 7 - 2y + \frac{{1 - y}}{2}\)

Vì x, y ÎÞ 1 − y 2

Þ 1 − y = 2m (m Î ℤ)

Û y = 1 − 2m (m Î ℤ)

\( \Leftrightarrow x = \frac{{15 - 5\left( {1 - 2m} \right)}}{2} = 5m + 5\) (m Î ℤ)

Vậy các cặp nghiệm (x; y) nguyên thỏa mãn là (5m + 5; 1 − 2m), với m Î


Câu 32:

Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình 5x3y = 8.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có 5x3y = 8

\( \Leftrightarrow y = \frac{{5x - 8}}{3}\)

\( \Leftrightarrow y = x - 2 + \frac{{2x - 2}}{3}\)

Vì x, y ÎÞ x − 1 3

Þ x − 1 = 3m

Û x = 3m + 1 (m Î ℤ)

\( \Leftrightarrow y = \frac{{5\left( {3m + 1} \right) - 8}}{3} = 5m - 1\) (m Î ℤ)

Vậy các cặp nghiệm (x; y) nguyên thỏa mãn là (3m + 1; 5m − 1), với m Î.


Câu 33:

Một hộp đựng 8 viên bi màu xanh, 5 viên bi đỏ, 3 viên bi màu vàng. Có bao nhiêu cách chọn từ hộp đó ra 4 viên bi trong đó có đúng 2 viên bi xanh?
Xem đáp án

Lời giải

• TH1: Chọn 2 viên bi xanh, 2 viên bi đỏ có:

\(C_8^2.C_5^2 = 280\) (cách).

• TH2: Chọn 2 viên bi xanh, 2 viên bi vàng có:

\(C_8^2.C_3^2 = 84\) (cách).

• TH3: Chọn 2 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi vàng có:

\(C_8^2.C_5^1.C_3^1 = 420\) (cách).

Vậy có: 280 + 84 + 420 = 784 (cách).


Câu 34:

Một hộp đựng 8 viên bi màu xanh, 5 viên bi đỏ, 3 viên bi màu vàng. Có bao nhiêu cách chọn từ hộp đó ra 4 viên bi sao cho số bi xanh bằng số bi đỏ?
Xem đáp án

Lời giải

• TH1: Chọn 2 viên bi xanh, 2 viên bi đỏ có:

\(C_8^2.C_5^2 = 280\) (cách).

• TH2: Chọn 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng có:

\(C_8^1.C_5^1.C_3^2 = 120\) (cách).

Vậy có: 280 + 120 = 400 (cách).


Câu 35:

Giải tam giác ABC vuông tại A, biết rằng: b = 8 cm, C = 60°
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có: \(\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \)

\(\cos C = \frac{{AC}}{{BC}} \Rightarrow BC = \frac{{AC}}{{\cos C}} = \frac{8}{{\cos {{60}^ \circ }}} = 16\;(cm)\)

\(AB = \sqrt {B{C^2} - A{C^2}} = \sqrt {{{16}^2} - {8^2}} = 8\sqrt 3 \;\,(cm)\).


Câu 36:

Cho tam giác ABC vuông tại A có \[\widehat {ABC} = 60^\circ \] và AB = 8 cm. Kẻ đường cao AH (H thuộc cạnh BC). Tính AH, AC, BC​​
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có:

\(\cos B = \frac{{AB}}{{BC}} \Rightarrow BC = \frac{{AB}}{{\cos C}} = \frac{8}{{\cos {{60}^ \circ }}} = 16\;(cm)\);

\(AB = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{16}^2} - {8^2}} = 8\sqrt 3 \;(cm)\);

\(AH\,.\,BC = AB\,.\,AC \Leftrightarrow AH = \frac{{AB\,.\,AC}}{{BC}} = \frac{{8\,\,.\,\,8\sqrt 3 }}{{16}} = 4\sqrt 3 \;\,(cm)\)


Câu 37:

Tìm x để x + 21 là bội của x + 3.
Xem đáp án

Lời giải

Để x + 21 là bội của x + 3 nên

x + 21 x + 3

(x + 3) + 18 x + 3

18 x + 3

Do đó x + 3 Î Ư(18) = {−18; −9; −6; −3; −2; −1; 1; 2; 3; 6; 9; 18}.

Vậy x Î {−21; −12; −9; −6; −5; −4; −2; −1; 0; 3; 6; 15}.


Câu 38:

Tìm x để (x + 17) chia hết cho (x + 3).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có x + 17 x + 3

(x + 3) + 14 x + 3

14 x + 3

Do đó x + 3 Î Ư(14) = {−14; −7; −2; −1; 1; 2; 7; 14}.

Vậy x Î {−17; −10; −5; −4; −2; −1; 4; 11}.


Câu 39:

Tìm tập hợp X sao cho {a; b} X {a; b; c; d}.
Xem đáp án

Lời giải

X = {a; b}

X = {a; b; c}; X = {a; b; d}

X = {a; b; c; d}.


Câu 40:

Tìm tập hợp X sao cho X A và X B, trong đó

A = {a; b; c; d; e} và B = {a; c; e; f}.

Xem đáp án

Lời giải

X A và X B Þ X (A B) = {a; c; e}.

Vậy:

X = {a}; X = {c}; X = {e}

X = {a; c}; X = {a; e}; X = {c; e}

X = {a; c; e}


Câu 41:

Một bạn học sinh dùng các khối lập phương xếp thành một cái tháp. Em tính giúp bạn xem để xếp được tháp cao 8 tầng thì cần chuẩn bị bao nhiêu khối lập phương.
Xem đáp án

Lời giải

Mỗi tầng hơn nhau 1 khối lập phương.

Vậy để xếp được cái tháp cao 8 tầng thì cần số khối lập phương là:

Áp dụng công thức \(\frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}\).

Vậy số khối lập phương cần tìm là: \(\frac{{8\,\,.\,\,\left( {8 + 1} \right)}}{2} = 36\) (khối).


Câu 42:

Cho hai tập hợp E = (2; 5] và F = [2m − 3; 2m + 2]. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để E hợp F là một đoạn có độ dài bằng 5.
Xem đáp án

Lời giải

Do độ dài của tập F bằng 5: (2m + 2) − (2m − 3) = 5.

Nên C = E F có độ dài bằng 5 khi và chỉ khi C = F

Û E Ì F

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2m - 3 \le 2\\2m + 2 \ge 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{3}{2} \le m \le \frac{5}{2}\).


Câu 43:

Cho hai tập hợp A = (2; 5] và B = [2m − 3; 2m + 3]. Tìm m để A giao B là một tập có độ dài bằng 5.
Xem đáp án

Lời giải

Vì A có đọ dài bằng 3 nên A giao B không thể là một tập có độ dài bằng 5.

Vậy không có giá trị nào của m thỏa mãn.


Câu 44:

Chứng minh: \[\frac{1}{{1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {79} + \sqrt {80} }} > 4\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\frac{1}{{\sqrt {k - 1} + \sqrt k }} > \frac{1}{{\sqrt k + \sqrt {k + 1} }}\)

\( \Rightarrow \frac{2}{{\sqrt {k - 1} + \sqrt k }} > \frac{1}{{\sqrt k + \sqrt {k + 1} }} + \frac{1}{{\sqrt {k - 1} + \sqrt k }}\)

\( = \sqrt k - \sqrt {k - 1} + \sqrt {k + 1} - \sqrt k = \sqrt {k + 1} - \sqrt {k - 1} \)

\( \Rightarrow 2\left( {\frac{1}{{1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {79} + \sqrt {80} }}} \right) > \sqrt 3 - \sqrt 1 + \sqrt 5 - \sqrt 3 + ... + \sqrt {81} - \sqrt {79} \)

\( \Rightarrow 2\left( {\frac{1}{{1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {79} + \sqrt {80} }}} \right) > 9 - 1 = 8\).

Vậy \[\frac{1}{{1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {79} + \sqrt {80} }} > 4\].


Câu 45:

Chứng minh rằng: \[\frac{R}{r} = \frac{{\sin A + \sin B + \sin C}}{{2\sin A\sin B\sin C}}\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} = 2R\)

\(S = \frac{{a + b + c}}{{2r}} = R.r.\left( {\sin A + \sin B + \sin C} \right)\)

Mặt khác: \(S = \frac{{abc}}{{4R}} = \frac{{2R\sin A.2R\sin B.2R\sin C}}{{4R}} = 2{R^2}\sin A\sin B\sin C\).

Nên \(R.r.\left( {\sin A + \sin B + \sin C} \right) = 2{R^2}\sin A\sin B\sin C\).

Hay \[\frac{R}{r} = \frac{{\sin A + \sin B + \sin C}}{{2\sin A\sin B\sin C}}\].


Câu 46:

Chứng minh S = 2R2.sin A.sin B.sin C với S là diện tích tam giác ABC.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(S = \frac{{abc}}{{4R}}\).

Áp dụng định lí sin, ta có:

\(S = \frac{{2R\,.\,\sin A\,.\,\sin B\,.\,\sin C}}{{4R}} = 2{R^2}\sin A\,.\,\sin B\,.\,\sin C\).


Câu 47:

Cho các điểm A, B, C, D, M, N, E bất kì. Chứng minh rằng:

a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} \);

b) \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CE} = \overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} \).

Xem đáp án

Lời giải

a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} \)

b) • \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CE} = \overrightarrow {AN} + \overrightarrow {NM} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} + \overrightarrow {CM} + \overrightarrow {ME} \)

\( = \left( {\overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} } \right) + \left( {\overrightarrow {CM} + \overrightarrow {NM} + \overrightarrow {ME} } \right)\)

\( = \left( {\overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} } \right) + \overrightarrow {EE} = \left( {\overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} } \right) + \overrightarrow 0 \)

\( = \overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} \)

\(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CE} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {EM} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {MN} + \overrightarrow {CN} + \overrightarrow {NE} \)

\( = \left( {\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} } \right) + \left( {\overrightarrow {EM} + \overrightarrow {MN} + \overrightarrow {NE} } \right)\)

\( = \left( {\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} } \right) + \overrightarrow {EE} = \left( {\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} } \right) + \overrightarrow 0 \)

\( = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} \).

Vậy \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CE} = \overrightarrow {AN} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CM} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} \).


Câu 48:

Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh:

a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} \);

b) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Lời giải

a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} \).

b) \[\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow {AA} = \overrightarrow 0 \].


Câu 49:

Cho hình chữ nhật ABCD có (AD < AB). Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với đường chéo AC tại C, cắt đường thẳng AD, AB lần lượt tại M, N.

a) Chứng minh rằng AB.AN = AD.AM.

b) Cho AD = 3 cm, AB = 4 cm. Tính DM và SAMN.

c) Chứng minh CD.CB = AB.AD.

d) Gọi E là trung điểm của MC, kẻ CH vuông DB tại H. Cho EB cắt CH tại K. Chứng minh K là trung điểm của CH.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆ACN vuông tại C có CB ^ AN.

Þ AC2 = AB.AN (Hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Tương tự AC2 = AD.AM

Þ AB.AN = AD.AM

b) Ta có ABCD là hình chữ nhật Þ CD = AB = 4

Xét ∆ACM vuông tại C, CD ^ AM

Þ CD2 = DA.DM

\( \Rightarrow DM = \frac{{C{D^2}}}{{AD}} = \frac{{16}}{3}\)

\( \Rightarrow AM = AD + DM = \frac{{25}}{3}\)

\(AC = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = 5\)

AC2 = AB.AN \( \Rightarrow AN = \frac{{A{C^2}}}{{AB}} = \frac{{25}}{4}\)

\( \Rightarrow {S_{AMN}} = \frac{1}{2}AM.AN = \frac{{625}}{{24}}\)

c) Ta có: CD.CB = AB.AD = 12.

d) Gọi BC Ç DE = F.

Ta có E là trng điểm CM, ∆DCM vuông tại D

\[ \Rightarrow \widehat {EDC} = \widehat {ECD} = \widehat {MCD} = {90^ \circ } - \widehat {ACD} = \widehat {DAC} = \widehat {ADB}\]

\( \Rightarrow \widehat {FDB} = \widehat {FDC} + \widehat {CDB} = \widehat {ADB} + \widehat {CDB} = \widehat {ADC} = 90^\circ \)

Þ FD ^ BD Þ DF // CH

Ta có: CF // DM \( \Rightarrow \frac{{ED}}{{EF}} = \frac{{EM}}{{EC}} = 1\)

Þ ED = EF Þ E là trung điểm DF

Mà CH // DF

\( \Rightarrow \frac{{HK}}{{DE}} = \frac{{BK}}{{BE}} = \frac{{CK}}{{EF}}\)

Þ KH = KC.

Vậy K là trung điểm của CH.


Câu 50:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB > BC. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AC, đường thẳng này cắt AC tại H, cắt CD tại M.

a) Chứng minh ΔCMH ΔCAD.

b) Chứng minh BC2 = CM.CD. Tính độ dài đoạn MC, biết AB = 8 cm, BC = 6 cm.

c) Kẻ MK vuông góc với AB tại K, MK cắt AC tại điểm I. Chứng minh \(\widehat {BIM} = \widehat {AMC}.\)

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆CMH và ∆CAD có:

\(\widehat {ACD}\) chung

\(\widehat {CDA} = \widehat {CHM} = {90^ \circ }\)

Þ ΔCMH ΔCAD (g.g)

b) Vì ABCD là hình chữ nhật nên \({\widehat D_1} = {\widehat C_1}\).

\({\widehat C_1} + {\widehat M_1} = {90^ \circ }\)\({\widehat B_1} + {\widehat M_1} = 90^\circ \) nên \({\widehat B_1} = {\widehat D_1}\).

Xét ∆BCM và ∆DCB có:

\({\widehat B_1} = {\widehat D_1}\) (cmt)

\(\widehat {BCM} = \widehat {DCB} = 90^\circ \) (gt)

Do đó ΔBCM ΔDCB (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{BC}}{{CM}} = \frac{{CD}}{{BC}} \Rightarrow B{C^2} = CM.CD\)

Vì ABCD là hình chữ nhật nên CD = AB = 8 cm

Theo trên BC2 = CM.CD Þ 62 = 8.CM

\( \Rightarrow CM = \frac{9}{2}\;cm\)

c) Gọi P là giao điểm của BI và AM.

Xét ∆ABM có AH, MK là hai đường cao cắt nhau tại I nên I là trực tâm tam giác ABM.

Suy ra BP ^ MA \( \Rightarrow \widehat {KBP} = \widehat {BAP} = 90^\circ \)

\({\widehat A_1} + \widehat {BAP} = 90^\circ \Rightarrow {\widehat A_1} = \widehat {KBI}\)

Xét ∆AMD và ∆BKI có:

\(\widehat {ADM} = \widehat {BKI} = 90^\circ \)

\({\widehat A_1} = \widehat {KBI}\) (cmt)

Do đó ΔAMD ΔBKI (g.g)

Suy ra \({\widehat M_2} = {\widehat I_1}\) (hai góc tương ứng).

\({\widehat M_2} + \widehat {AMC} = 180^\circ \)\({\widehat I_1} + \widehat {BIM} = 180^\circ \).

Vậy \(\widehat {BIM} = \widehat {AMC}\).


Câu 51:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Biết AB = 4 cm, \(AC = 4\sqrt 3 \;cm\). Giải tam giác ABC.

b) Kẻ HD, HE lần lượt vuông góc với AB, AC (D thuộc AB, E thuộc AC). Chứng

minh BD.DA + CE.EA = AH2.

c) Lấy diểm M nằm giữa E và C, kẻ AI vuông góc với MB tại I. Chứng minh:

\[\sin \widehat {AMB}\,.\,\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\].

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) ∆ABC vuông tại A

\( \Rightarrow BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{4^2} + {{\left( {4\sqrt 3 } \right)}^2}} = 8\;(cm)\)

\(\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{4}{8} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {ACB} = 30^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {BAC} - \widehat {ACB} = 180^\circ - 90^\circ - 30^\circ = 60^\circ \)

b) Tứ giác ADHE có \(\widehat A = \widehat D = \widehat E = 90^\circ \) nên tứ giác ADHE là hình chữ nhật

Þ DE = AH và \(\widehat {DHE} = 90^\circ \)

Þ ∆DHE vuông tại H Þ DH2 + EH2 = DE2

Xét ∆ADH và ∆HDB có:

\(\widehat {ADH} = \widehat {HDB}\;\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\)

\(\widehat {DAH} = \widehat {DHB}\) (cùng phụ \(\widehat {AHD}\))

Do đó ∆ADH ∆HDB (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{EA}}{{EH}} = \frac{{EH}}{{CE}} \Rightarrow EA.EC = E{H^2}\)

Þ BD.DA + CE.EA = DH2 + EH2 = DE2 = AH2.

Vậy BD.DA + CE.EA = AH2 (đpcm).

c) Ta có \(\widehat {AIB} = \widehat {AHB} = 90^\circ \) nên I, H thuộc đường tròn đường kính AB

Þ Tứ giác ABHI nội tiếp đường tròn đường kính AB

\( \Rightarrow \widehat {BAH} = \widehat {BIH}\) (góc nội tiếp chắn cung BM)

\(\widehat {BAH} = \widehat {BCM}\) (cùng phụ \(\widehat {CAM}\))

Nên \(\widehat {BIH} = \widehat {BCM}\)

Xét ∆BIH và ∆BCM có:

\(\widehat B\) chung

\(\widehat {BIH} = \widehat {BCM}\) (cmt)

Do đó ∆BIH ∆BCM (g.g)

Suy ra \(\frac{{BH}}{{BM}} = \frac{{HI}}{{CM}}\) (các cạnh tương ứng tỉ lệ)

Xét ∆BAM và ∆BCA có:

\(\widehat B\) chung

\(\widehat {BMA} = \widehat {BAC}\;\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\) (cmt)

Do đó ∆BAM ∆BCA (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{BH}}{{BA}} = \frac{{AB}}{{BC}} \Rightarrow BH = \frac{{A{B^2}}}{{BC}} \Rightarrow \frac{{A{B^2}}}{{BC.BM}} = \frac{{HI}}{{CM}}\)

Khi đó \(\sin \widehat {AMB}\,\,.\,\,\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BM}}\,.\,\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A{B^2}}}{{BM\,.\,BC}} = \frac{{HI}}{{CM}}\).

Vậy \[\sin \widehat {AMB}\,.\,\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\] (đpcm).


Câu 52:

Cho tam giác ABC, đường cao AH.

Biết \(AB = 4\;cm,\;AC = 4\sqrt 2 \;cm,\;BC = 4\sqrt 3 \;cm.\) Chứng minh tam giác ABC vuông. Tính độ dài các đoạn thẳng AH, HB.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Theo hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao nên ta có:

AH.BC = AB.AC

Suy ra \(AH = \frac{{AB\,.\,AC}}{{BC}} = \frac{{4\,\,.\,\,4\sqrt 2 }}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{4\sqrt 6 }}{3}\;\,(cm)\).

AB2 = HB.BC

Suy ra \(HB = \frac{{A{B^2}}}{{BC}} = \frac{{{4^2}}}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\;\,(cm)\).

Vậy \(AH = \frac{{4\sqrt 6 }}{3}\;\,cm;\,\,HB = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\;\,cm\).


Câu 53:

Cho tam giác ABC. Chứng minh điều kiện cần và đủ để hai trung tuyến BM và CN vuông góc với nhau là b2 +  c2 = 5a2.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi G  là giao điểm của hai trung tuyến BM, CN.

Áp dụng công thức tính trung tuyến, ta có:

\(G{B^2} = \frac{4}{9}B{M^2} = \frac{1}{9}\left( {2{a^2} + 2{c^2} - {b^2}} \right)\);

\(G{C^2} = \frac{4}{9}C{N^2} = \frac{1}{9}\left( {2{a^2} + 2{b^2} - {c^2}} \right)\).

BM và CN vuông góc với nhau khi BG2 + CG2 = BC2.

\( \Leftrightarrow \frac{1}{9}\left( {2{a^2} + 2{c^2} - {b^2}} \right) + \frac{1}{9}\left( {2{a^2} + 2{b^2} - {c^2}} \right) = {a^2}\)

Û 4a2 + b2 + c2 = 9a2

Û b2 +  c2 = 5a2.


Câu 54:

Cho tam giác ABC. Chứng minh c.mc = b.mb khi b2 + c2 = 2a2.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có c.mc = b.mb

\( \Leftrightarrow {c^2}.{m_c}^2 = {b^2}.{m_b}^2\)

\( \Leftrightarrow {c^2}.\frac{{2\left( {{a^2} + {b^2}} \right) - {c^2}}}{4} = {b^2}.\frac{{2\left( {{a^2} + {c^2}} \right) - {b^2}}}{4}\)

Û 2c2(a2 + b2) − c4 = 2b2(a2 + c2) − b4

Û 2c2a2 + 2c2b2 − c4 = 2b2a2 + 2b2c2 − b4

Û b4 − c4 = 2b2a2 − 2c2a2

Û (b2 + c2)(b2 − c2) = 2a2(b2 − c2)

Û b2 + c2 = 2a2 (với b ≠ c).


Câu 55:

Giải phương trình: \(\cos \left( {3x + \frac{\pi }{3}} \right) - \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\cos \left( {3x + \frac{\pi }{3}} \right) - \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {3x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x + \frac{\pi }{3} = x - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\3x + \frac{\pi }{3} = - x + \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \\4x = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \\x = - \frac{\pi }{{24}} + k\frac{\pi }{2}\end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)


Câu 56:

Giải phương trình: \(\sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) - \cos \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right) = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

\(\sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) - \cos \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {\frac{\pi }{2} - x - \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = \cos \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x + \frac{\pi }{6} = x - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\3x + \frac{\pi }{6} = - x + \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\4x = k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \\x = k\frac{\pi }{2}\end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)


Câu 57:

Một cái thang dài 4 m đang dựa vào tường, chân thang cách chân tường 2 m. Tính góc tạo bởi thang với mặt đất và với mặt tường.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi thang là AB (A là điểm dựa vào tường, B là điểm trên mặt đất), chân tường là C

Xét tam giác ABC vuông tại C có:

\(\cos \widehat {ABC} = \frac{{BC}}{{AB}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {ABC} = 60^\circ \).

\(\widehat {ACB} = 90^\circ - \widehat {ABC} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \).

Vậy góc tạo bởi thang với mặt đất là 60° và góc tạo bởi thang với mặt tường là 30°.


Câu 58:

Một cái thang dài 4 m, đặt dựa vào một bức tường, góc giữa thang và mặt đất là 60°. Hỏi khoảng cách giữa chân thang và tường bằng bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét ∆ABC vuông tại A:

\(\cos \widehat C = \frac{{AC}}{{BC}} \Rightarrow AC = BC.\cos \widehat C = 4.\cos 60^\circ = 2\) (m)

Vậy khoảng cách giữa chân thang và tường bằng 2 m.


Câu 59:

Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2; 3). Trong bốn điểm sau, ảnh của M qua phép đối xứng qua đường thẳng x − y = 0 là

Xem đáp án

Lời giải

Biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua đường thẳng x − y = 0 là: \(\left\{ \begin{array}{l}x' = y\\y' = x\end{array} \right.\).

Vậy ảnh của M qua phép đối xứng qua đường thẳng x − y = 0 là A(3; 2).

Đáp án cần chọn là A.


Câu 60:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M (−2; 3). Hỏi trong bốn điểm sau, điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng với trục là đường thẳng d: x − y = 0?

Xem đáp án

Lời giải

Biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua đường thẳng x − y = 0 là: \(\left\{ \begin{array}{l}x' = y\\y' = x\end{array} \right.\)

Vậy ảnh của M qua phép đối xứng qua đường thẳng x − y = 0 là A(3; −2).

Đáp án cần chọn là D.


Câu 61:

Tính giá trị biểu thức A = 3x3y + 6x2y2 + 3xy3 tại \(x = \frac{1}{2};\;y = - \frac{1}{3}\).
Xem đáp án

Lời giải

Với \(x = \frac{1}{2};\;y = - \frac{1}{3}\) thì:

\[A = 3{\left( {\frac{1}{2}} \right)^3}\left( { - \frac{1}{3}} \right) + 6{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^2} + {\rm{ }}3\left( {\frac{1}{2}} \right){\left( { - \frac{1}{3}} \right)^3}\]

\(\begin{array}{l} = 3.\frac{1}{8}.\left( { - \frac{1}{3}} \right) + 6.\frac{1}{4}.\frac{1}{9} + 3.\frac{1}{2}.\left( { - \frac{1}{{27}}} \right)\\ = - \frac{1}{8} + \frac{1}{6} - \frac{1}{{18}} = - \frac{1}{{72}}\end{array}\)


Câu 62:

Rút gọn biểu thức A = 1 + 2 + 21 + 22 + … + 225.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: A = 1 + 2 + 21 + 22 + … + 225.

Suy ra 2A = 2 . (1 + 2 + 21 + 22 + … + 225) = 2 + 21 + 22 + … + 226.

Do đó 2A – A = (2 + 21 + 22 + … + 226) – (1 + 2 + 21 + 22 + … + 225)

= 2 + 21 + 22 + … + 226 – 1 – 2 – 21 – 22 – … – 225

= (2 – 2) + (21 – 21) + (22 – 22) + … (225 – 225) + 226 – 1.

= 226 – 1.


Câu 63:

Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 − 6x + 17.
Xem đáp án

Lời giải

A = x2 − 6x + 17

= (x2 − 6x + 9) + 8 = (x − 3)2 + 8

Có (x − 3)2 ≥ 0 với mọi x

Þ (x − 3)2 + 8 ≥ 8 Þ A ≥ 8.

Dấu ''='' xảy ra Û x − 3 = 0 Û x = 3.


Câu 64:

Tìm giá trị nhỏ nhất hoặc lớn nhất của biểu thức sau: 

A = x2 + 6x + 10.

Xem đáp án

Lời giải

Ta có A = x2 + 6x + 10

= (x2 + 6x + 9) + 1 = (x + 3)2 + 1

Có (x + 3)2 ≥ 0 với mọi x

Þ (x + 3)2 + 1 ≥ 1 Þ A ≥ 1

Dấu ''='' xảy ra Û x + 3 = 0 Û x = −3.


Câu 65:

Tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số: \(y = 3 + 2\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right)\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \( - 1 \le \cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\)

\( \Leftrightarrow 1 \le 3 + 2\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) \le 5\).

Vậy GTNN của hàm số là \(y = 3 + 2\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = 1\) khi \[\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = - 1\]

\[ \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{3} = \pi + k2\pi \Leftrightarrow x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \;\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

Vậy GTLN của hàm số là \(y = 3 + 2\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = 5\) khi \[\cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = 1\]

\[ \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{3} = k2\pi \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 66:

Hàm số \[y = - 2{\mathop{\rm co}\nolimits} s\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) - 5\] đạt giá trị lớn nhất tại giá trị bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \( - 1 \le \cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\)

\( \Leftrightarrow - 7 \le - 2\cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) - 5 \le - 3\).

Do đó GTLN của hàm số là \[y = - 2{\mathop{\rm co}\nolimits} s\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) - 5 = - 3\] khi \[\cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) = - 1\]

\[ \Leftrightarrow x - \frac{\pi }{3} = \pi + k2\pi \Leftrightarrow x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].

Vậy GTLN của hàm số là \[y = - 2{\mathop{\rm co}\nolimits} s\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) - 5 = - 3\] khi \[x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 67:

Cho các số nguyên tố p, q thỏa mãn p22q2 = 17. Tính p + q.
Xem đáp án

Lời giải

Vì p, q là các số nguyên tố nên p.q > 1

Lại có p22q2 = 17 Þ p2 > 17 Þ p ≥ 5

* Xét p = 5, thay vào ta có q = 2.

Khi đó, p + q = 7.

* Xét p > 5, vì p là số nguyên tố nên p có dạng 6k + 1 hoặc 6k + 5 (k Î+).

• Với p = 6k + 1, ta có:

(6k + 1)2 − 2q2 = 17

Û 36k2 + 12k + 1 − 2q2 = 17

Û 36k2 + 12k − 2q2 = 16

Û 18k2 + 6k − q2 = 8

Ta thấy VP 2 nên VT 2

Mà 18k2 + 6k 2 Þ q2 2 Þ q = 2

Thay vào ta được p = 5

• Với p = 6k + 5, ta có:

(6k + 5)2 − 2q2 = 17

Û 36k2 + 60k + 25 − 2q2 = 17

Û 36k2 + 60k − 2q2 = −8

Û 18k2 + 30k − q2 = −4

Ta thấy VP 2 Þ VT 2

Mà 18k2 + 30k 2 Þ q2 2 Þ q = 2.

Thay vào ta được p = 5.

Vậy p + q = 7.


Câu 68:

Tìm tất cả các cặp số nguyên (p; q) sao cho p22q2 = 41.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: p22q2 = 41 (1)

Û p2 = 2q2 + 41 là số lẻ, suy ra p là số lẻ

Đặt p = 2k + 1 (k Î+), khi đó ta có:

2q2 + 41 = (2k + 1)2

Û 2q2 + 41 = 4k2 + 4k + 1

Û q2 = 2k2 + 2k − 20

Þ q2 2 Þ q = 2.

Khi đó thay vào (1) ta có p = 7 (TM).

Vậy (p; q) = (7; 2).


Câu 69:

Tính: \(\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {24} + \sqrt {25} }}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {24} + \sqrt {25} }}\)

\( = \frac{{\left( {\sqrt 2 - \sqrt 1 } \right)\left( {\sqrt 2 + \sqrt 1 } \right)}}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{{\left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + ... + \frac{{\left( {\sqrt {25} - \sqrt {24} } \right)\left( {\sqrt {25} + \sqrt {24} } \right)}}{{\sqrt {24} + \sqrt {25} }}\)

\( = \sqrt 2 - \sqrt 1 + \sqrt 3 - \sqrt 2 + ... + \sqrt {25} - \sqrt {24} \)

\( = \sqrt {25} - 1 = 5 - 1 = 4\).


Câu 70:

So sánh: \(A = \frac{1}{{\sqrt 1 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {24} }} + \frac{1}{{\sqrt {25} }}\) và 5.
Xem đáp án

Lời giải

\(\frac{1}{{\sqrt 1 }} > \frac{1}{{\sqrt {25} }};\;\frac{1}{{\sqrt 2 }} > \frac{1}{{\sqrt {25} }};\;\frac{1}{{\sqrt 3 }} > \frac{1}{{\sqrt {25} }};\;...;\;\frac{1}{{\sqrt {24} }} > \frac{1}{{\sqrt {25} }}\).

Nên \(A = \frac{1}{{\sqrt 1 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {24} }} + \frac{1}{{\sqrt {25} }} > \frac{1}{{\sqrt {25} }} + \frac{1}{{\sqrt {25} }} + \frac{1}{{\sqrt {25} }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {25} }} + \frac{1}{{\sqrt {25} }}\)

Do đó \(A > 25.\frac{1}{{\sqrt {25} }} = \frac{{25}}{5} = 5\).

Vậy A > 5.


Câu 71:

Chứng minh: \(\frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + \frac{1}{{\sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }} < 18\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + \frac{1}{{\sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }}\)

\[ = \frac{2}{{2\sqrt 2 }} + \frac{2}{{2\sqrt 3 }} + \frac{2}{{2\sqrt 4 }} + ... + \frac{2}{{2\sqrt {100} }}\]

\( < \frac{2}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{2}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + \frac{2}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{2}{{\sqrt {99} + \sqrt {100} }}\)

\[ = 2\left( {\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {99}  + \sqrt {100} }}} \right)\]

\[ = 2\left( {\frac{{\sqrt 1 - \sqrt 2 }}{{1 - 2}} + \frac{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}{{2 - 3}} + \frac{{\sqrt 3 - \sqrt 4 }}{{3 - 4}} + ... + \frac{{\sqrt {99} - \sqrt {100} }}{{99 - 100}}} \right)\]

\[ = 2\left( {\sqrt 2 - \sqrt 1 + \sqrt 3 - \sqrt 2 + \sqrt 4 - \sqrt 3 + ... + \sqrt {100} - \sqrt {99} } \right)\]

\[ = 2\left( {\sqrt {100} - \sqrt 1 } \right) = 2\left( {10 - 1} \right) = 18\].

Vậy \(\frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + \frac{1}{{\sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }} < 18\).


Câu 72:

Chứng minh: \(\frac{1}{{\sqrt 1 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }} > 18\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\frac{1}{{\sqrt 1 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }}\)

\( = \frac{2}{{2\sqrt 1 }} + \frac{2}{{2\sqrt 2 }} + \frac{2}{{2\sqrt 3 }} + ... + \frac{2}{{2\sqrt {100} }}\)

\( > \frac{2}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{2}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + \frac{2}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{2}{{\sqrt {100} + \sqrt {101} }}\)

\[ = 2\left( {\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 + \sqrt 4 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} + \sqrt {101} }}} \right)\]

\[ = 2\left( {\frac{{\sqrt 1 - \sqrt 2 }}{{1 - 2}} + \frac{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}{{2 - 3}} + \frac{{\sqrt 3 - \sqrt 4 }}{{3 - 4}} + ... + \frac{{\sqrt {100} - \sqrt {101} }}{{100 - 101}}} \right)\]

\[ = 2\left( {\sqrt 2 - \sqrt 1 + \sqrt 3 - \sqrt 2 + \sqrt 4 - \sqrt 3 + ... + \sqrt {101} - \sqrt {100} } \right)\]

\[ = 2\left( {\sqrt {101} - \sqrt 1 } \right) > 2\left( {\sqrt {100} - \sqrt 1 } \right) = 2\left( {10 - 1} \right) = 18\].

Vậy \(\frac{1}{{\sqrt 1 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {100} }} > 18\).


Câu 73:

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và M là điểm nằm trên (O). Tiếp tuyến tại M cắt tiếp tuyến tại A và B của (O) lần lượt ở C và D. Đường thẳng AM cắt OC tại E, đường thẳng BM cắt OD tại F.

a) Chứng minh: \(\widehat {COD} = 90^\circ \).

b) Tứ giác MEOF là hình gì?

c) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Dễ thấy \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) hay \(\widehat {EMF} = 90^\circ \) tiếp tuyến CM, CA.

Suy ra OC ^ AM hay \(\widehat {OEM} = 90^\circ \).

Chứng minh tương tự ta được \(\widehat {OFM} = 90^\circ \).

Xét ∆CAO và ∆CMO có:

AO = MO = R (cmt)

CO là cạnh chung

\(\widehat {CAO} = \widehat {CMO} = 90^\circ \)

Do đó ∆CAO = ∆CMO (cạnh huyền cạnh góc vuông)

Suy ra \(\widehat {AOC} = \widehat {MOC}\) (hai góc tương ứng).

Do đó OC là tia phân giác của \(\widehat {AMO}\).

Tương tự AD là tia phân giác của \(\widehat {BOM}\)

Suy ra OC ^ OD hay \(\widehat {COD} = 90^\circ \).

b) Do ∆AOM cân tại O nên OE là đường phân giác đồng thời là đường cao

\( \Leftrightarrow \widehat {OEM} = 90^\circ \)

Chứng minh tương tự, ta suy ra được \(\widehat {OFM} = 90^\circ \).

Vậy MEOF là hình chữ nhật.

c) Gọi I là trung điểm của CD.

Khi đó, I là tâm đường tròn đường kính CD và IO = IC = ID.

Ta có ABDC là hình thang vuông tại A và B nên IO // AC // BD và IO ^ AB.

Do đó AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.

Câu 74:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 2AB. Vẽ tia phân giác Ax của A. Từ B vẽ đường thẳng vuông góc với Ax cắt AC tại F. Từ C vẽ đường thẳng vuông góc Ax cắt Ax tại E.

a) CMR: Tứ giác ABEF có bốn cạnh bằng nhau.

b) CMR: Tứ giác BECF là hình bình hành.

c) Vẽ trung tuyến AM và đường cao AH. BF cắt AH và AM tại P và Q. Hỏi APEQ là hình gì?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Lấy I là giao của Ax và BF.

 a) AI là tia phân giác của góc BAF và AI cũng là đường cao của tam giác BAF nên

 ∆BAF cân tại A nên AB = AF.

\(\widehat {BAF} = 90^\circ \).

Khi đó ABEF là hình vuông.

Vậy ABEF có bốn cạnh bằng nhau.

b) Ta có: BE = AF = BA.

Mà AC = 2BA nên AC = 2AF Þ FC = AF = BE.

Lại có BE // AF Þ BE // FC.

Vậy BECF là hình bình hành.

c) Vì tứ giác ABEF là hình vuông nên I là trung điểm AE.

Xét tam giác ABC vuông tại A có AM là trung tuyến

Suy ra AM = MB = MC (tính chất trung tuyến tam giác vuông)

Þ Tam giác AMC cân tại M

\( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat {MCA}\)

\(\widehat {MCA} = \widehat {BAH}\) (cùng phụ \(\widehat {ABC}\))

\( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat {BAH}\)

Xét ∆ABP và ∆AFQ có:

AB = AF

\(\widehat {BAP} = \widehat {FAQ}\)

\(\widehat {ABP} = \widehat {AFQ}\) (do ∆ABF cân tại A)

Do đó ∆ABP = ∆AFQ (g.c.g)

Suy ra AP = AQ (hai cạnh tương ứng).

Suy ra ∆APQ cân tại A, có AI là đường cao nên AI đồng thời là trung tuyến.

Do đó I là trung điểm PQ.

Xét tứ giác APEQ có: I là trung điểm AE và PQ.

Suy ra tứ giác APEQ là hình bình hành.

Lại có AE vuông góc PQ.

Vậy tứ giác APEQ là hình thoi.


Câu 75:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Biết AB = 4 cm, \(AC = 4\sqrt 3 \;cm\). Giải tam giác ABC.

b) Kẻ HD, HE lần lượt vuông góc với AB, AC (D AB, E AC). Chứng

minh BD.DA + CE.EA = AH2.

c) Lấy diểm M nằm giữa E và C, kẻ AI vuông góc với MB tại I. Chứng minh:

\[\sin \widehat {AMB}\,\,.\,\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\].

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆ABC vuông tại A, ta có:

\(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{4^2} + {{\left( {4\sqrt 3 } \right)}^2}} = 8\;(cm)\)

\[\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{4}{8} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {ACB} = 30^\circ \]

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {BAC} - \widehat {ACB} = 180^\circ - 90^\circ - 30^\circ = 60^\circ \)

b) Tứ giác ADHE có \(\widehat A = \widehat D = \widehat E = 90^\circ \) nên ADHE là hình chữ nhật.

Suy ra DE = AH và \(\widehat {DHE} = 90^\circ \).

Do đó ∆DHE vuông tại H nên DH2 + EH2 = DE2.

Xét ∆ADH và ∆HDB có:

\[\widehat {ADH} = \widehat {HDB}\;\,\,\left( { = 90^\circ } \right)\]

\(\widehat {DAH} = \widehat {DHB}\) (cùng phụ \(\widehat {AHD}\))

Do đó ∆ADH ∆HDB (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{EA}}{{EH}} = \frac{{EH}}{{CE}} \Rightarrow EA.EC = E{H^2}\).

Þ BD.DA + CE.EA = DH2 + EH2 = DE2 = AH2.

c) \(\widehat {AIB} = \widehat {AHB} = 90^\circ \) nên I, H thuộc đường tròn đường kính AB

Þ Tứ giác ABHI nội tiếp đường tròn đường kính AB

\( \Rightarrow \widehat {BAH} = \widehat {BIH}\) (Góc nội tiếp chắn cung BM)

\(\widehat {BAH} = \widehat {BCM}\) (cùng phụ \(\widehat {CAM}\))

\( \Rightarrow \widehat {BIH} = \widehat {BCM}\)

Xét ∆BIH và ∆BCM có:

\(\widehat B\): góc chung

\(\widehat {BIH} = \widehat {BCM}\) (cmt)

Do đó ∆BIH ∆BCM (g.g)

Suy ra \(\frac{{BH}}{{BM}} = \frac{{HI}}{{CM}}\) (các cạnh tương ứng tỉ lệ).

Xét ∆BAM và ∆BCA có:

\(\widehat B\): góc chung

\(\widehat {BMA} = \widehat {BAC}\;\left( { = {{90}^ \circ }} \right)\) (cmt)

Do đó ∆BAM ∆BCA (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{BH}}{{BA}} = \frac{{AB}}{{BC}} \Rightarrow BH = \frac{{A{B^2}}}{{BC}} \Rightarrow \frac{{A{B^2}}}{{BC.BM}} = \frac{{HI}}{{CM}}\)

Khi đó \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BM}}.\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A{B^2}}}{{BM.BC}} = \frac{{HI}}{{CM}}\).

Vậy \[\sin \widehat {AMB}\,\,.\,\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\] (đpcm).


Câu 76:

Cho tam giác ABC, đường cao AH.

Biết \(AB = 4\;cm,\;AC = 4\sqrt 2 \;cm,\;BC = 4\sqrt 3 \;cm.\) Chứng minh tam giác ABC vuông. Tính độ dài các đoạn thẳng AH, HB.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Theo hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao nên ta có:

AH.BC = AB.AC

Suy ra \(AH = \frac{{AB\,.\,AC}}{{BC}} = \frac{{4\,.\,4\sqrt 2 }}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{4\sqrt 6 }}{3}\;\,(cm)\).

AB2 = HB.BC

Suy ra \(HB = \frac{{A{B^2}}}{{BC}} = \frac{{{4^2}}}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\;(cm)\).

Vậy \(AH = \frac{{4\sqrt 6 }}{3}\;\,cm;\,\,HB = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\;cm\).


Câu 77:

Cho đường tròn tâm O đường kính BC, điểm A thuộc đường tròn. Vẽ bán kính OK song song với BA (K và A nằm cùng phía đối với BC) tiếp tuyến đường trong tâm O tại C cắt ở I , OI cắt tại H.

a) Chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông tại A.

b) Chứng minh IA là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.

c) Cho BC = 30 cm; AB = 18 cm, tính các độ dài OI và CI.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có BC là đường kính của (O).

Mà A Î (O) nên ∆ABC nội tiếp đường tròn tâm O, đường kính BC.

Do đó ∆ABC vuông tại A.

b) Ta có ∆ABC vuông tại A nên AB ^ AC.

Mà AB // OK (gt) suy ra AC ^ OK.

Mà OI cắt AC tại H nên OH ^ AC.

Xét ∆OAC có OA = OC và H là đường cao.

Suy ra ∆OAC là tam giác cân tại O có OH là tia phân giác.

Do đó \(\widehat {AOH} = \widehat {HOC}\).

Xét ∆AOI và ∆COI có:

OA = OC

OI: cạnh chung

\(\widehat {AOH} = \widehat {HOC}\)

Do đó ∆AOI = ∆COI (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {OAI} = \widehat {OCI}\) (hai cạnh tương ứng).

\(\widehat {OCI} = 90^\circ \) (Do IC là tiếp tuyến của (O) tại C)

\( \Rightarrow \widehat {OAI} = 90^\circ \)

Þ OA ^ AI tại A

Þ IA là tiếp tuyến của (O) tại A

c) \(OC = \frac{{BC}}{2} = 15\;\left( {cm} \right)\)

\(AC = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{30}^2} - {{18}^2}} = 24\;\,\left( {cm} \right)\)

\( \Rightarrow HC = \frac{{AC}}{2} = 12\;cm\)

\(OH = \sqrt {O{C^2} - H{C^2}} = \sqrt {{{15}^2} - {{12}^2}} = 9\;cm\)

\(\cos \widehat {HOC} = \frac{{OH}}{{OC}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5} = \cos \widehat {IOC}\)

\( \Rightarrow \cos \widehat {IOC} = \frac{{OC}}{{OI}} = \frac{3}{5}\)

\( \Rightarrow OI = OC:\frac{3}{5} = 15:\frac{3}{5} = 25\;(cm)\)

\(CI = \sqrt {O{I^2} - O{C^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{15}^2}} = 20\;\,(cm)\).

Vậy OI = 25 cm; CI = 20 cm.


Câu 78:

Chứng minh rằng 2x2 − x + 1 > 0 với mọi giá trị của x.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: 2x2 − x + 1

\( = 2\left( {{x^2} - 2.\frac{1}{4}x + \frac{1}{{16}} + \frac{7}{{16}}} \right)\)

\( = 2{\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^2} + \frac{7}{8}\)

Do \({\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^2} \ge 0;\;\forall x\)

\( \Rightarrow 2{\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^2} \ge 0;\;\forall x\)

\( \Rightarrow 2{\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^2} + \frac{7}{8} \ge \frac{7}{8};\;\forall x\)

\( \Rightarrow 2{\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^2} + \frac{7}{8} > 0;\;\forall x\)

Vậy 2x2 − x + 1 > 0 với mọi số thực x.


Câu 79:

Chứng minh: 2x − 2x2 − 1 < 0 với mọi số thực x.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: 2x − 2x2 – 1 = (2x2 − 2x + 1)

\( = - 2\left( {{x^2} - x + \frac{1}{4} + \frac{1}{4}} \right)\)\( = - 2{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{2}\)

Do \({\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} \ge 0;\;\forall x\)

\( \Rightarrow - 2{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} \le 0;\;\forall x\)

\( \Rightarrow - 2{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{2} \le - \frac{1}{2};\;\forall x\)

\( \Rightarrow - 2{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{2} < 0;\;\forall x\)

Vậy 2x − 2x2 − 1 < 0 với mọi số thực x.


Câu 80:

Cho tam giác ABC. Chứng minh nếu b + c = 2a thì \[\frac{2}{{{h_a}}} = \frac{1}{{{h_b}}} + \frac{1}{{{h_c}}}\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}{h_a}.a = \frac{1}{2}{h_b}.b = \frac{1}{2}{h_c}.c\).

Khi đó, với b + c = 2a thì \(\frac{{2{S_{ABC}}}}{{{h_b}}} + \frac{{2{S_{ABC}}}}{{{h_c}}} = \frac{{4{S_{ABC}}}}{{{h_a}}}\)\( \Leftrightarrow \frac{2}{{{h_a}}} = \frac{1}{{{h_b}}} + \frac{1}{{{h_c}}}\).


Câu 81:

Cho tam giác ABC có các đường phân giác cắt nhau tại N cho ha, hb, hc là đường cao gọi r là khoảng cách từ N đến cạnh tam giác. Chứng minh rằng:

\[\frac{1}{{{h_a}}} + \frac{1}{{{h_b}}} + \frac{1}{{{h_c}}} = \frac{1}{r}\]

Xem đáp án

Lời giải

Ta có \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}{h_a}.a = \frac{1}{2}{h_b}.b = \frac{1}{2}{h_c}.c\).

Do đó \(\frac{a}{{2{S_{ABC}}}} + \frac{b}{{2{S_{ABC}}}} + \frac{c}{{2{S_{ABC}}}} = \frac{{a + b + c}}{2}.\frac{1}{{{S_{ABC}}}}\)\( = p.\frac{1}{{p.r}} = \frac{1}{r}\).


Câu 82:

Giải phương trình: \(\tan \left( {3x} \right) - \cot \left( {3x} \right) = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

ĐK: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin 3x \ne 0\\\cos 3x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \sin 6x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \frac{{k\pi }}{6}\).

Khi đó \(\tan \left( {3x} \right) - \cot \left( {3x} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \tan 3x = \cot 3x\)

\( \Leftrightarrow \tan 3x = \tan \left( {\frac{\pi }{2} - 3x} \right)\)

\[ \Leftrightarrow 3x = \frac{\pi }{2} - 3x + k\pi \]

\[ \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{{18}} + \frac{{k\pi }}{6}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\] (TMĐK)


Câu 83:

Phương trình cot 3x = cot x có mấy nghiệm thuộc (0, 1].
Xem đáp án

Lời giải

ĐK: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin 3x \ne 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ne \frac{{k\pi }}{3}\)

Ta có cot 3x = cot x

Û 3x = x + kp

\( \Leftrightarrow x = \frac{{k\pi }}{2}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Với \(x \in \left( {0;\;10\pi } \right] \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 < k\frac{\pi }{2} \le 10\pi \\x \ne \frac{\pi }{3}\end{array} \right.\)

Û k Î {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19}.

Suy ra phương trình đã cho có 10 nghiệm thỏa mãn.


Câu 84:

Khảo sát sự biên sự biến thiên của hàm số:

\(y = g\left( x \right) = \frac{{4x}}{{x - 1}}\) trên khoảng (1; +∞).

Xem đáp án

Lời giải

Với mọi x1, x2 Î (1; +) và x1 ≠ x2, ta có:

\( \Rightarrow {y_1} - {y_2} = \frac{{4{x_1}}}{{{x_1} - 1}} - \frac{{4{x_2}}}{{{x_2} - 1}}\)

\( = \frac{{4{x_1}\left( {{x_2} - 1} \right) - 4{x_2}\left( {{x_1} - 1} \right)}}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}} = - \frac{{4\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}}\)

\( \Rightarrow I = \frac{{{y_1} - {y_2}}}{{{x_1} - {x_2}}} = - \frac{4}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}}\)

Do x1, x2 Î (1; +) Þ x1 − 1 > 0; x2 − 1 > 0

Þ (x1 − 1)(x2 − 1) > 0

\( \Rightarrow I = - \frac{4}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}} < 0\)

Vậy hàm số nghịch biến trên (1; +∞)


Câu 85:

Khảo sát sự biên sự biến thiên của hàm số:

\(y = f\left( x \right) = \frac{1}{{x - 1}}\) trên khoảng (1; +∞).

Xem đáp án

Lời giải

Với mọi x1, x2 Î (1; +) và x1 ≠ x2, ta có:

\( \Rightarrow {y_1} - {y_2} = \frac{1}{{{x_1} - 1}} - \frac{1}{{{x_2} - 1}}\)

\( = \frac{{\left( {{x_2} - 1} \right) - \left( {{x_1} - 1} \right)}}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}} = - \frac{{\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}}\)

\( \Rightarrow I = \frac{{{y_1} - {y_2}}}{{{x_1} - {x_2}}} = - \frac{1}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}}\)

Do x1, x2 Î (1; +) Þ x1 − 1 > 0; x2 − 1 > 0

Þ (x1 − 1)(x2 − 1) > 0

\( \Rightarrow I = - \frac{1}{{\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)}} < 0\)

Vậy hàm số nghịch biến trên (1; +∞).


Câu 86:

Giải tam giác ABC vuông tại A biết: a = 12 cm, \(\widehat C = 45^\circ \).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 45^\circ = 45^\circ \).

Suy ra ∆ABC vuông cân tại A nên b = c.

Khi đó \(b = c = \frac{a}{{\sin A}}.\sin C = \frac{{12}}{{\sin 90^\circ }}.\sin 45^\circ \approx 10,21\;\left( {cm} \right)\)


Câu 87:

Giải tam giác ABC vuông tại A, biết rằng c = 10 cm, \(\widehat C = 45^\circ \).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 45^\circ = 45^\circ \).

Suy ra ∆ABC vuông cân tại A nên b = c = 10 cm.

Khi đó \(a = \frac{b}{{\sin B}}.\sin A = \frac{{10}}{{\sin 45^\circ }}.\sin 90^\circ \approx 14,14\;\left( {cm} \right)\).

Vậy a ≈ 14,14 cm; b = 10 cm; \(\widehat A = 90^\circ ;\,\,\widehat B = 45^\circ \).


Câu 88:

Một lớp học có 45 học sinh, trong đó có 28 học sinh thích học môn Toán, 20 học sinh thích học môn Tiếng Việt và 3 học sinh không thích cả hai môn Toán và Tiếng Việt. Hỏi có bao nhiêu học sinh thích cả Toán và Tiếng Việt?
Xem đáp án

Lời giải

Tổng số học sinh thích cả Toán và Tiếng Việt là:

453 = 42 (học sinh)

Có số học sinh thích cả 2 môn là:

(28 + 20)42 = 6 (học sinh)

Đáp số: 6 học sinh thích cả Toán và Tiếng Việt.


Câu 89:

Một lớp học có 45 học sinh, trong đó có 20% tổng số học sinh giỏi. Số học sinh giỏi bằng \(\frac{3}{7}\) số học sinh tiên tiến, số học sinh còn lại là học sinh trung bình. Hỏi số học sinh trung bình chiếm bao nhiêu số học sinh trong lớp?
Xem đáp án

Lời giải

Số học sinh giỏi là: 

45 : 100 . 20 = 9 (học sinh)

Số học sinh tiên tiến là:

9 : \(\frac{3}{7}\) = 21 (học sinh)

Tổng số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến của lớp đó là:

21 + 9 = 30 (học sinh)

Số học sinh trung bình là:

45 − 30 = 15 (học sinh)

Tỉ số phần trăm số học sinh trung bình so với số học sinh cả lớp là:

\[15:45 = \frac{1}{3}\] (số học sinh trong lớp).

Vậy số học sinh trung bình chiếm \[\frac{1}{3}\] số học sinh trong lớp.


Câu 90:

Giải phương trình: \(\left( {\sin 2x + \cos 2x} \right)\cos x + 2\cos 2x - \sin x = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\left( {\sin 2x + \cos 2x} \right)\cos x + 2\cos 2x - \sin x = 0\)

Û cos 2x(cos x + 2) + sin x(2cos2 x − 1) = 0

Û cos 2x(cos x + 2) + sin x. cos 2x = 0

Û cos 2x(cos x + sin x + 2) = 0

Vì cos x + sin x + 2 > 0 nên cos 2x = 0

\( \Leftrightarrow 2x = \frac{\pi }{2} + k\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 91:

Giải phương trình: \(\sin 2x + \cos x + \cos 2x - \sin x = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\sin 2x + \cos x + \cos 2x - \sin x = 0\)

Û sin 2x + cos 2x = sin x − cos x

\[ \Leftrightarrow \sqrt 2 \sin \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right)\]

\[ \Leftrightarrow \sin \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right)\]

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + \frac{\pi }{4} = x - \frac{\pi }{4} + k2\pi \\2x + \frac{\pi }{4} = \pi - \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{3} + \frac{{k2\pi }}{3}\end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 92:

Giải phương trình lượng giác: \(\sin 3x + \cos 3x - \sin x + \cos x = \sqrt 2 \cos 2x\).
Xem đáp án

Lời giải

Phương trình đã cho tương đương với: \(\left( {2\sin x + 2\cos x - \sqrt 2 } \right)\cos 2x = 0\)

TH1: \(\cos 2x = 0 \Leftrightarrow 2x = \frac{\pi }{2} + k\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

TH2: \(2\sin x + 2\cos x - \sqrt 2 = 0\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 2 }}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 2 }}{2}\cos x = \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {\frac{\pi }{4} - x} \right) = \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{4} - x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\\frac{\pi }{4} - x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{{12}} + k2\pi \\x = \frac{{7\pi }}{{12}} + k2\pi \end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: \(x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\); \(x = - \frac{\pi }{{12}} + k2\pi \); \(x = \frac{{7\pi }}{{12}} + k2\pi \) với \(\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 93:

Giải phương trình: sin3 x + cos3 x − sin x − cos x = cos 2x.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có sin3 x + cos3 x − sin x − cos x = cos 2x

Û (sin x + cos x)(sin2 x − sin x.cos x + cos2 x) − (sin x + cos x) − (cos2 x − sin2 x) = 0

Û (sin x + cos x)(1 − sin x.cos x) − (sin x + cos x) − (sin x + cos x)(cos x − sin x) = 0

Û (sin x + cos x)(1 − sin x.cos x − 1 − cos x + sin x) = 0

Û (sin x + cos x)(− sin x.cos x − cos x + sin x) = 0

TH1: sin x + cos x = 0

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

TH2: − sin x.cos x − cos x + sin x = 0 (1)

Đặt t = sin x − cos x; t Î (−2; 2)

\( \Rightarrow \frac{{{t^2} - 1}}{2} = - \sin x.\cos x\)

Phương trình (1) Û \(t + \frac{{{t^2} - 1}}{2} = 0 \Leftrightarrow {t^2} + 2t - 1 = 0\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1 + \sqrt 2 \;\left( {TM} \right)\\t = - 1 - \sqrt 2 \;\left( {KTM} \right)\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \sin x - \cos x = - 1 + \sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \sqrt 2 \cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = - \sqrt 2 + 1\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{1 - \sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{4} + {\mathop{\rm arc}\nolimits} \,cos\frac{{1 - \sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} + k2\pi \\x = - \frac{\pi }{4} - {\mathop{\rm arc}\nolimits} \,cos\frac{{1 - \sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} + k2\pi \end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 94:

Giải phương trình: sin x.sin 7x = sin 3x.sin 5x.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có sin x.sin 7x = sin 3x.sin 5x

\( \Leftrightarrow - \frac{1}{2}\left[ {\cos \left( {x + 7x} \right) - \cos \left( {7x - x} \right)} \right] = - \frac{1}{2}\left[ {\cos \left( {5x + 3x} \right) - \cos \left( {5x - 3x} \right)} \right]\)

Û cos 8x − cos 6x = cos 8x − cos 2x

Û cos 6x = cos 2x

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}6x = 2x + k2\pi \\6x = - 2x + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4x = k2\pi \\8x = k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\frac{\pi }{2}\\x = k\frac{\pi }{4}\end{array} \right. \Rightarrow x = k\frac{\pi }{4}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 95:

Tìm giá trị của x, biết: \({x^2} = \frac{1}{3}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \({x^2} = \frac{1}{3}\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{1}{{\sqrt 3 }}\\x = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\end{array} \right.\).


Câu 96:

Cho biểu thức \(M = \frac{{{x^2} + \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}} + 1 - \frac{{2x + \sqrt x }}{{\sqrt x }}\).

a) Tìm ĐKXĐ.

b) Rút gọn M.

c) Tính giá trị của M với \(x = 3 - 2\sqrt 2 \).

d) Tìm x để M = 2.

Xem đáp án

Lời giải

a) ĐKXĐ: \[\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\\sqrt x \ne 0\\x - \sqrt x + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\x \ne 0\\{\left( {\sqrt x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 0\].

b) Ta có \(M = \frac{{{x^2} + \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}} + 1 - \frac{{2x + \sqrt x }}{{\sqrt x }}\)

\( = \frac{{{x^2} + \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}} + 1 - \frac{{\left( {2\sqrt x + 1} \right)\sqrt x }}{{\sqrt x }}\)

\( = \frac{{{x^2} + \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}} + 1 - 2\sqrt x - 1\)\( = \frac{{{x^2} + \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}} - 2\sqrt x \)

\( = \frac{{{x^2} + \sqrt x - 2x\sqrt x + 2x - 2\sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}}\)

\( = \frac{{{x^2} - 2x\sqrt x + 2x - \sqrt x }}{{x - \sqrt x + 1}}\)

\( = \frac{{\sqrt x \left( {x\sqrt x - 2x + 2\sqrt x - 1} \right)}}{{x - \sqrt x + 1}}\)

\( = \frac{{\sqrt x \left( {x\sqrt x - x - x + \sqrt x + \sqrt x - 1} \right)}}{{x - \sqrt x + 1}}\)

\( = \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x - \sqrt x + 1} \right)}}{{x - \sqrt x + 1}}\)

\( = \sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) = x - \sqrt x \).

c) Với \(x = 3 - 2\sqrt 2 \) thì

\(M = 3 - 2\sqrt 2 - \sqrt {3 - 2\sqrt 2 } \)

\( = 3 - 2\sqrt 2 - \sqrt {2 - 2\sqrt 2 + 1} \)

\( = 3 - 2\sqrt 2 - \sqrt {{{\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}^2}} \)

\( = 3 - 2\sqrt 2 - \sqrt 2 + 1\)\( = 4 - 3\sqrt 2 \).

d) Để M = 2 thì \(x - \sqrt x = 2\)

\( \Leftrightarrow x - \sqrt x - 2 = 0\)

\( \Leftrightarrow x - 2\sqrt x + \sqrt x - 2 = 0\)

\( \Leftrightarrow \sqrt x \left( {\sqrt x - 2} \right) + \sqrt x - 2 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right) = 0\)

\( \Rightarrow \sqrt x - 2 = 0\) (vì \(\sqrt x + 1 > 0\,\,\forall x \ge 0\))

\( \Leftrightarrow \sqrt x = 2 \Rightarrow x = 4\).


Câu 97:

Tìm giá trị nhỏ nhất của \(A = \frac{{x + 16}}{{\sqrt x + 3}}\).
Xem đáp án

Lời giải

ĐK: x ≥ 0

Ta có \(A = \frac{{x + 16}}{{\sqrt x + 3}} = \frac{{x - {3^2} + 25}}{{\sqrt x + 3}} = \frac{{\left( {\sqrt x - 3} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right) + 25}}{{\sqrt x + 3}}\)

\[ = \sqrt x - 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} = \sqrt x + 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} - 6\].

Áp dụng BĐT AM-GM cho hai số dương, ta có:

\[A = \sqrt x + 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} - 6 \ge 2\sqrt {\left( {\sqrt x + 3} \right).\frac{{25}}{{\sqrt x + 3}}} - 6\].

Do đó A ≥ 2.5 − 6 = 4.

Dấu “=” xảy ra khi \(\sqrt x + 3 = \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} \Leftrightarrow \left( {\sqrt x + 3} \right) = 25\).

\(\sqrt x + 3 > 0\) nên \(\sqrt x + 3 = 5 \Leftrightarrow \sqrt x = 2 \Leftrightarrow x = 4\).


Câu 98:

Cho \(Q = \frac{{x + 16}}{{\sqrt x + 3}}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của Q.
Xem đáp án

Lời giải

ĐK: x ≥ 0.

Ta có \(Q = \frac{{x + 16}}{{\sqrt x + 3}} = \frac{{x - {3^2} + 25}}{{\sqrt x + 3}} = \frac{{\left( {\sqrt x - 3} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right) + 25}}{{\sqrt x + 3}}\)

\[ = \sqrt x - 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} = \sqrt x + 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} - 6\].

Áp dụng BĐT AM-GM cho hai số dương, ta có:

\[Q = \sqrt x + 3 + \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} - 6 \ge 2\sqrt {\left( {\sqrt x + 3} \right).\frac{{25}}{{\sqrt x + 3}}} - 6\].

Do đó Q ≥ 2.5 − 6 = 4.

Dấu “=” xảy ra khi \(\sqrt x + 3 = \frac{{25}}{{\sqrt x + 3}} \Leftrightarrow \left( {\sqrt x + 3} \right) = 25\).

\(\sqrt x + 3 > 0\) nên \(\sqrt x + 3 = 5 \Leftrightarrow \sqrt x = 2 \Leftrightarrow x = 4\).


Câu 99:

Cho hai biểu thức \(P = \frac{1}{{\sqrt x + 1}}\)\(Q = \frac{{\sqrt x + 2}}{{x - 5\sqrt x + 6}} + \frac{{\sqrt x + 3}}{{\sqrt x - 2}} + \frac{{\sqrt x + 2}}{{3 - \sqrt x }}\) với x ≥ 0; x ≠ 4; x ≠ 9.

a) Tính giá trị của biểu thức P khi x = 25.

b) Rút gọn biểu thức Q.

c) Biết \(A = \frac{P}{Q}.\) Tìm số nguyên tố x để |A| > A.

Xem đáp án

Lời giải

ĐK: x ≥ 0; x ≠ 4; x ≠ 9.

a) Khi x = 25 thì \(P = \frac{1}{{\sqrt {25} + 1}} = \frac{1}{{5 + 1}} = \frac{1}{6}\).

b) \(Q = \frac{{\sqrt x + 2}}{{x - 5\sqrt x + 6}} + \frac{{\sqrt x + 3}}{{\sqrt x - 2}} + \frac{{\sqrt x + 2}}{{3 - \sqrt x }}\)

\( = \frac{{\sqrt x + 2}}{{x - 3\sqrt x - 2\sqrt x + 6}} + \frac{{\sqrt x + 3}}{{\sqrt x - 2}} - \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x - 3}}\)

\( = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right) - 2\left( {\sqrt x - 3} \right)}} + \frac{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} - \frac{{\left( {\sqrt x + 2} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)

\( = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} + \frac{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} - \frac{{\left( {\sqrt x + 2} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)

\[ = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} + \frac{{x - 9}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} - \frac{{x - 4}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\]

\( = \frac{{\sqrt x + 2 + x - 9 - x + 4}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} = \frac{{\sqrt x - 3}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}} = \frac{1}{{\sqrt x - 2}}\).

Khi đó, \(A = \frac{P}{Q} = \frac{1}{{\sqrt x + 1}}:\frac{1}{{\sqrt x - 2}} = \frac{{\sqrt x - 2}}{{\sqrt x + 1}}\)

Để |A| > A Þ A < 0

\( \Rightarrow \frac{{\sqrt x - 2}}{{\sqrt x + 1}} < 0\)

Mà \(\sqrt x + 1 > 0 \Rightarrow \sqrt x - 2 < 0\)

\( \Rightarrow \sqrt x < 2 \Rightarrow x < 4\).

Kết hợp ĐK nên suy ra 0 £ x < 4.             \[\]


Câu 100:

Cho biểu thức \(A = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}}\). Tìm x để |A| > A.
Xem đáp án

Lời giải

ĐK: x ≥ 0; x ≠ 4

Để |A| > A Þ A < 0

\( \Rightarrow \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}} < 0\)

Mà \(\sqrt x > 0 \Rightarrow \sqrt x - 2 < 0\)

\( \Rightarrow \sqrt x < 2 \Rightarrow x < 4\)

Kết hợp ĐK nên suy ra 0 £ x < 4.


Câu 101:

Trong dịp tổng kết cuối năm lớp 6A không có học sinh yếu, kém. Biết 125 % số học sinh khá là 35 em. Số học sinh giỏi bằng \(\frac{5}{7}\) số học sinh khá. Số học sinh  trung bình bằng 10 % số học sinh giỏi.

a) Tính số học sinh mỗi loại.

b) Số học sinh giỏi bằng bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

Xem đáp án

Lời giải

a) Số học sinh khá là:

35 : 125% = 28 (hoc sinh)

Số học sinh giỏi là:

28 . \(\frac{5}{7}\) = 20 (học sinh)

Số học sinh trung bình là:

20 . 10% = 2 (học sinh)

b) Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi so với số học sinh cả lớp là:

\(\frac{{20}}{{28 + 20 + 2}}\,\,.\,\,100\% = 40\% \) (số học sinh cả lớp).

Vậy số học sinh giỏi bằng 40% số học sinh cả lớp.


Câu 102:

Một lớp học cuối năm xếp học lực có ba loại: Giỏi, khá, trung bình. Số học sinh khá bằng 50% số học sinh cả lớp, số học sinh trung bình bằng \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp, số học sinh giỏi là 5 em.

a) Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?

b) Tính tỉ số phần trăm của số học sinh mỗi loại so với số học sinh cả lớp?

Xem đáp án

Lời giải

a) Số học sinh khá bằng 50% số học sinh cả lớp, tức bằng \(\frac{1}{2}\) số học sinh cả lớp.

Số học sinh trung bình bằng \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp.

Số học sinh giỏi bằng:

\(1 - \frac{1}{2} - \frac{2}{5} = \frac{1}{{10}}\) (số học sinh cả lớp)

Vậy số học sinh cả lớp là:

\(5:\frac{1}{{10}} = 50\) (học sinh)

b) Tỉ số phần trăm của số học sinh trung bình so với số học sinh cả lớp là:

\(\frac{2}{5}\,\,.\,\,100\% = 40\% \).

Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi so với số học sinh cả lớp là:

100% − 50% − 40% = 10%.


Bắt đầu thi ngay